Cần chuẩn bị kiến thức vững chắc để chinh phục môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới? Bộ câu hỏi ôn tập dưới đây sẽ là tài liệu không thể thiếu, giúp bạn nắm rõ các sự kiện, hệ thống pháp luật và những giai đoạn phát triển quan trọng của nhà nước trên toàn cầu. Với cách trình bày logic và trọng tâm, tài liệu này không chỉ hỗ trợ ôn tập hiệu quả mà còn giúp bạn củng cố tư duy pháp lý chuyên sâu. Đừng bỏ lỡ nguồn tài liệu hữu ích này!
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Lý luận chung nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc
Câu hỏi ôn tập phần lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật
2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật
3. Ý nghĩa của Lịch sử nhà nước và pháp luật đối với sinh viên ngành Luật và đối với xã hội nói chung
4. Yêu cầu, phương pháp, phong cách nghiên cứu, học tập, khai thác, sử dụng tài liệu đối với môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật
5. Nghiên cứu, kế thừa các yếu tố tích cực, tiến bộ của Lịch sử nhà nước và pháp luật trong xã hội hiện đại, liên hệ vào điều kiện Việt nam
6. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước Phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc)
7. Nhà nước và pháp luật Ai cập cổ đại
8. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hammurabi (ở Lưỡng Hà cổ đại) và so sánh nó với Bộ luật Manu (ở ấn Độ cổ đại)
9. Pháp luật ở Ấn độ cổ đại (Bộ luật Manu)
10. Pháp luật ở Trung Quốc cổ đại
11. Đặc điểm chung của pháp luật Phương Đông thời kỳ cổ đại
12. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại bền vững và phổ biến của hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế ở Phương Đông
13. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa quí tộc chủ nô Xpác
14. Trình bày khái quát quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten
15. Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà dân chủ chủ nô Aten và nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước này
16. So sánh và chỉ ra nét khác biệt cơ bản giữa nhà nước Xpác và nhà nước Aten (Hy Lạp cổ đại)
17. Pháp luật ở Hy Lạp cổ đại
18. Luật La Mã thời kỳ đầu của nền Cộng hòa (Luật 12 bảng)
19. Cơ cấu, vai trò của Bộ tổng tập luật dân sự (Corpus Juris civilis) của Hoàng đế Justinian (483-565)
20. So sánh đặc điểm về hình thức chính thể nhà nước ở các quốc gia Phương Đông và Phương Tây trong thời kỳ cổ đại
21. Quy luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại
22. Nhận xét chung về nhà nước thời kỳ cổ đại, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa nhà nước ở Phương Đông và nhà nước ở Phương Tây
23. Sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Trung Quốc
24. Lý giải sự tồn tại bền vững của hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Quốc
25. Khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc
26. Đặc trưng trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc
27. Khái quát về nguồn pháp luật của phong kiến Trung Quốc
28. Đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc
29. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, suy vong của nhà nước phong kiến ở Tây Âu
30. Chế độ “phong quân bồi thần” ở Tây Âu có nghĩa là gì
31. Trạng thái phong kiến phân quyền cát cứ
32. Trạng thái cát cứ ở Tây Âu phong kiến có ảnh hưởng như thế nào đến hình thức tổ chức bộ máy nhà nước
33. Con đường hình thành, đặc trưng của chính quyền tự trị thành thị ở Tây Âu
34. Tại sao nói chính quyền tự trị ở Tây Âu là nền cộng hòa phong kiến
35. Con đường hình thành cơ quan đại diện đẳng cấp ở Tây Âu
36. Lịch sử ra đời, nội dung và giá trị của Magna Carta
37. Lý giải việc xác lập chính thể quân chủ chuyên chế ở Tây Âu
38. Pháp luật phong kiến Tây Âu
39. Nhận xét chung về nhà nước thời trung đại, so sánh với nhà nước thời cổ đại
40. Nhận xét chung về pháp luật thời trung đại, so sánh với pháp luật thời cổ đại
41. Diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để
42. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ nghị viện Anh thời kỳ cận đại
43. Hiến pháp bất thành văn ở Anh
44. Diễn biến cách mạng tư sản ở Hoa Kỳ, so sánh với cách mạng tư sản ở Anh và Pháp
45. Kể tên và phân tích khái quát những tư tưởng pháp luật nổi tiếng ở Anh thời cận đại
46. Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ
47. Lý thuyết phân quyền và việc vận dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ thời cận đại
48. Cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (checks and balances) ở Hoa Kỳ thời cận đại
49. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn về quyền (Bill of Rights) của Hiến pháp Hoa Kỳ
50. Sự tương đồng và khác biệt về nguồn luật của pháp luật, tổ chức và chức năng của hệ thống tòa án Anh và Mỹ
51. Nêu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Mỹ Xác định hình thức chính thể của Nhà nước tư sản Mỹ
52. So sánh Nghị viện ở Anh và Nghị viện ở Mỹ thời cận đại
53. Kể tên và phân tích khái quát những tư tưởng pháp luật nổi tiếng ở Hoa Kỳ thời cận đại
54. Cách mạng tư sản Pháp diễn ra như thế nào So sánh với cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Mỹ
55. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: nội dung và giá trị
56. Kể tên và phân tích khái quát những tư tưởng pháp luật nổi tiếng ở Pháp thời cận đại
57. Nhà nước quân chủ nghị viện Nhật Bản
58. Sự khác biệt về tính chất và diễn biến của cách mạng tư sản Nhật Bản và cách mạng tư sản Anh
59. So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa nhà nước tư sản Anh và nhà nước tư sản Nhật bản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh
60. Nhận xét về mối liên hệ giữa tương quan lực lượng trong cách mạng tư sản và hình thức chính thể của nhà nước tư sản thời kỳ sau cách mạng tư sản
61. Nêu và giải thích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời kỳ cận đại
62. Từ góc độ lịch sử và luật pháp hãy lý giải tình trạng “không có hiến pháp thành văn” ở nhà nước Anh tư sản
63. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Civil law
64. Các trường phái pháp luật đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật Civil law
65. Trường phái luật tự nhiên (Natural law) có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của hệ thống Civil law
66. Lịch sử phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư ở Civil law
67. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Common law
68. Lịch sử hình thành, mối quan hệ giữa common law và equity law ở Anh
69. So sánh các đặc điểm của pháp luật Anh và pháp luật Hoa Kỳ
70. So sánh phong cách tư duy pháp lý của hai dòng họ pháp luật Common law và Civil law
71. Sự thay đổi trong quan niệm và việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân thời cận đại so với thời cổ đại và trung đại
72. Pháp luật tư sản thời kỳ cận đại có những thay đổi căn bản nào so với pháp luật thời cổ đại và trung đại
73. Những chế định pháp luật mới thời cận đại so với những giai đoạn trước đó
74. Nội dung cốt lõi của Hiến pháp tư sản thời kỳ cận đại và phân tích tính lịch sử của nội dung đó
75. Những điểm mới cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến
76. Bộ Luật dân sự Pháp ( Bộ luật Napoleon ): những nét khái quát về tính chất, bối cảnh ra đời; phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý, giá trị kế thừa
77. Nêu các đặc trưng và tính ưu việt trong Bộ luật dân sự Đức 1896
78. So sánh sự giống và khác nhau giữa Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 và Bộ luật dân sự Đức năm 1896
79. Nhận xét về nhà nước thời cận đại, so sánh với nhà nước thời cổ đại và thời trung đại
80. Nhận xét về pháp luật thời cận đại, so sánh với pháp luật thời cổ đại và thời trung đại
81. Khái quát về tổ chức nhà nước Đức theo Hiến pháp năm 1949
82. Nội dung và giá trị lịch sử của Luật cơ bản Đức năm 1949
83. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến sự thay đổi về nhà nước và pháp luật thời hiện đại
84. Sự thay đổi trong nhận thức về nhà nước thời kì hiện đại
85. Sự thay đổi trong nhận thức về pháp luật thời kì hiện đại
86. Nhà nước tư sản thời kì hiện đại có những thay đổi căn bản nào so với thời kỳ cận đại
87. Pháp luật tư sản thời kì hiện đại có những thay đổi căn bản nào so với thời kỳ cận đại
88. Các đảng phái chính trị và tác động của các đảng phái chính trị đối với nhà nước thời hiện đại
89. Những chế định pháp luật mới thời kỳ hiện đại
90. Sự thay đổi trong quan niệm và việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân thời hiện đại so với thời cận đại
91. Trong lịch sử đã tồn tại các biến dạng nào của chính thể quân chủ Thời gian và địa điểm tồn tại
92. Trong lịch sử đã tồn tại các biến dạng nào của chính thể cộng hòa Thời gian và địa điểm tồn tại
93. Diễn biến, kết quả và pháp luật của Công xã Paris năm 1871
94. Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Liên xô (1917-1991)
95. Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
96. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Nhật bản thời hiện đại
97. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Trung Quốc thời hiện đại
98. Khái niệm, đặc điểm dòng họ pháp luật Hồi giáo và sự thích ứng của dòng họ này với thế giới hiện đại
99. Khái quát về pháp luật ASEAN
100. Khái quát về nhà nước và pháp luật của một số nước thành viên ASEAN hiện nay (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan)
Mời bạn xem thêm: