Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN chương VI với nội dung về cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN sẽ giúp người học khám phá các phương thức và nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong khu vực. Chương này tập trung phân tích vai trò của Hiệp định giải quyết tranh chấp ASEAN (ASEAN DSM) và các cơ chế đối thoại, hòa giải nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác kinh tế – chính trị giữa các quốc gia thành viên.
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương VI
Chương 6: Cơ chế giải quyết tranh chấp Asean
Khái quát
– Định nghĩa: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, cơ quan và thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN.
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp (Điều 22 Hiến chương):
+ Bằng biện pháp hòa bình
+ Kịp thời
+ Bao trùm tất cả lĩnh vực hợp tác
– Cơ sở pháp lý:
+ Tuyên bố Bangkok 1967
+ Hiệp ước Bali 1976
+ Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước Bali 1987
+ Nghị định thư Viên Chăn 2004
+ Hiến chương ASEAN 2007
+ Nghị định thư 2010
+ Các điều ước quốc tế chuyên biệt
- Cơ chế giải quyết tranh chấp chính trị – an ninh
a) Cơ chế giải quyết tranh chấp theo TAC
– Phạm vi (Điều 14 TAC):
+ Theo tính chất tranh chấp: các tranh chấp hoặc tình hình có thể phá hoại hoà bình và hoà hợp trong khu vực
+ Theo chủ thể: 2 nhóm chủ thể
- các quốc gia thành viên ASEAN
- các thành viên TAC có liên quan đến xung đột
– Nguyên tắc (Điều 13 TAC):
+ Giải quyết hoà bình các tranh chấp
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
+ Giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị
– Biện pháp:
+ Thương lượng trực tiếp (Điều13 TAC)
+ Trung gian (Điều 15 TAC)
+ Điều tra (Điều 15 TAC)
+ Hòa giải (Điều 15 TAC)
– Cơ quan giải quyết tranh chấp theo TAC: hội đồng cấp cao, là cơ quan ad-hoc, tức là cơ quan giải quyết theo vụ việc (không phải cơ quan chuyên trách hay thường trực), chỉ được thành lập theo yêu cầu của các bên tranh chấp
+ Thành viên: đại diện cấp bộ trưởng của mỗi bên Hiệp ước
+ Nhiệm vụ:ghi nhận vụ việc, làm trung gian, khuyến nghị biện pháp giải quyết tranh chấp
– Thủ tục giải quyết tranh chấp theo TAC:
+ Tổ chức “thương lượng hữu nghị” trực tiếp để giải quyết tranh chấp
+ Nếu không giải quyết được thì thành lập Hội đồng cấp cao nhằm:
- Hội đồng cấp cao có thể làm trung gian hoặc uỷ ban trung gian, điều tra, hoà giải
- Khuyến nghị biện pháp giải quyết
- Khuyến nghị biện pháp ngăn chặn tranh chấp hoặc tình hình xấu đi
b) Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2010
– Phạm vi (Điều 2 Nghị định thư 2010):
+ Theo tính chất tranh chấp: các văn kiện pháp lý của ASEAN
+ Theo chủ thể: các quốc gia thành viên ASEAN
– Nguyên tắc: theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp chung của ASEAN
– Biện pháp (Điều 8 Nghị định thư 2010):
+ Tham vấn
+ Môi giới
+ Trung gian
+ Hòa giải
+ Trọng tài
– Trình tự thủ tục:
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định thư Manila 1996
+ Nghị định thư Viêng-chăn 2004 (thay thế cho Nghị định thư Manila 1996, tuy nhiên với tranh chấp phát sinh trước khi Nghị định thư Viêng-chăn 2004 có hiệu lực thì vẫn sẽ áp dụng Nghị định thư Manila 1996 để giải quyết)
– Phạm vi giải quyết tranh chấp: cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2004 được sử dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng các hiệp định kinh tế trong ASEAN, cụ thể gồm:
+ các hiệp định về kinh tế mà ASEAN đã ký kết
+ các hiệp định về kinh tế mà ASEAN sẽ ký kết trong tương lai
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
+ Ban hội thẩm: đánh giá khách quan toàn bộ tranh chấp, có tính chất sơ thẩm
+ Cơ quan phúc thẩm: xem xét, đánh giá lại phán quyết của ban hội thẩm
+ Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM): có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các báo cáo đó
+ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM): thành lập Cơ quan phúc thẩm
+ Ban Thư ký ASEAN: hỗ trợ cho các cơ quan trên trong việc giải quyết tranh chấp và theo dõi việc tuân thủ các phán quyết sau tranh chấp
– Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư Viêng-chăn 2004:
+ 1 bên tranh chấp gửi đề nghị tham vấn đến bên kia
+ trong vòng 30 ngày quốc gia nhận đề nghị tham vấn phải trả lời, và các quốc gia sẽ bước vào vòng tham vấn trong vòng 60 ngày
+ nếu tham vấn thành công ==> kết thúc giải quyết tranh chấp, các bên thực hiện các cam kết đạt được sau tham vấn
+ nếu tham vấn không thành: 1 trong các bên đưa yêu cầu ra SEOM để thành lập Ban hội thẩm nhằm giải quyết tranh chấp
+ Ban hội thẩm thu thập chứng cứ, đưa ra phán quyết
+ nếu các bên đồng ý với phán quyết của Ban hội thẩm ==> kết thúc tranh chấp, các bên có nghĩa vụ tuân theo phán quyết của ban hội thẩm
+ nếu không đồng ý thì kháng cáo lên AEM để thành lập Cơ quan phúc thẩm
+ Cơ quan phúc thẩm xem xét lại toàn bộ báo cáo của Ban hội thẩm (chứ không có thẩm quyền xem lại toàn bộ vụ án), đưa ra phán quyết. Phán quyết này có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền kháng cáo
Chú ý: nếu bên nhận được tham vấn không trả lời đề nghị tham vấn trong thời gian quy định, hoặc đã trả lời tham vấn nhưng các bên không thể tổ chức được vòng tham vấn trong thời gian quy định thì 1 trong các bên có quyền đề nghị thành lập Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Pháp luật cộng đồng Asean: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-cong-dong-asean?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: