Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN chương II tập trung phân tích chi tiết về Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) – một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Nội dung bài giảng giải thích khái niệm, mục tiêu và cơ chế vận hành của AFTA, cùng các cam kết pháp lý giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, tài liệu cũng nhấn mạnh vai trò của AFTA trong việc tạo thuận lợi thương mại, giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ASEAN trên trường quốc tế. Đây là kiến thức cần thiết cho sinh viên nghiên cứu về pháp luật kinh tế và hội nhập khu vực.
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương II
Chương 2: Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA)
- Khái quát về AFTA
a) Định nghĩa
– AFTA là khu vực thương mại hình thành giữa các nước ASEAN mà tại đó các rào cản thương mại được gỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua lại giữa các quốc gia thành viên.
b) Cơ sở pháp lý
– Các hiệp định:
- Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN 1992
- Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA (CEPT) 1992
- Các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung cho 2 Hiệp định trên
- Hiệp định khung về hội nhập các ngành ưu tiên (APIS) 2004
- Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009 (có hiệu lực từ 17/5/2010)
– Các cam kết của các quốc gia ASEAN
c) Mục tiêu của AFTA
– Tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa nội khối
– Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế khác
– Tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư
– Đưa ASEAN trở thành 1 trong những trung tâm sản xuất toàn cầu
d) Các nội dung pháp lý cơ bản của AFTA
– Tự do hóa thương mại hàng hóa:
- tự do hóa thuế quan (chương 2 ATIGA)
- xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan (chương 4 ATIGA)
- quy tắc xuất xứ hàng hóa (chương 3 ATIGA)
– Thuận lợi hóa thương mại hàng hóa: là hoạt động không thể tách rời với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa, hỗ trợ cho việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa một cách đơn giản hơn, tức là các quốc gia thành viên cùng nhau đề ra cách chính sách, các chương trình nhằm tạo ra môi trường chung nhất quán, minh bạch vàc có thể dự đoán được trong trao đổi hàng hóa, cụ thể gồm:
- thủ tục hải quan (chương 6 ATIGA)
- tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tực đánh giá sự phù hợp (chương 7 ATIGA)
- các biện pháp vệ sinh dịch tễ (chương 8 ATIGA)
- Tự do hóa thuế quan (khoản 1c Điều 2 ATIGA)
– Thuế quan là thuế nhập khẩu và các loại phí áp dụng với hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm:
- phí tương đương với 1 khoản thuế nội địa liên quan tới hàng hóa trong nước tương tự: VD thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt
- thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá: chú ý: không có giới hạn nào cho thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá, có thể áp thuế chống phá giá hàng trăm % để ngăn hàng từ 1 nước nào đó vào thị trường nội địa của nước mình
- lệ phí hoặc phí dịch vụ phù hợp: phí vận chuyển, lệ phí hải quan. Chú ý: danh mục các loại phí và lệ phí áp dụng với hàng nhập khẩu phải công khai trên internet (Khoản 2 Điều 7)
Câu hỏi: Tại sao lại không áp thuế xuất khẩu ?
Trả lời: Vì nếu áp thuế xuất khẩu sẽ làm tăng giá thành hàng hóa xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của quốc gia. Thực tế quốc gia chỉ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa mà quốc gia hạn chế xuất khẩu như tài nguyên khoáng sản, một số mặt hàng khan hiếm mà quốc gia muốn để dùng cho tiêu dùng nội địa
– Tự do hóa thuế quan là quá trình thực hiện cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của quốc gia thành viên theo 1 cơ chế chung:
- Hiệp định CEPT 1992 (Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan)
- Hiệp định ATIGA 2009 (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN)
a) Lộ trình và cơ chế cắt giảm thuế quan theo CEPT 1992
– Lộ trình: trong 10 năm (từ 01/01/1993 – 01/01/2003) sẽ cắt giảm thuế quan xuống mức 0-5%
– Cơ chế:
- cấp khu vực:
Chia hàng hóa thành các danh mục:
IC: danh mục cắt giảm ngay: cắt giảm ngay từ ngày 01/01/1993, tức là ngay khi CEPT 1992 có hiệu lực. IC thường là những mặt hàng thông thường, ít có tầm quan trọng
TEL: danh mục loại trừ tạm thời: gồm các mặt hàng mà trong thời gian đầu tạm thời chưa giảm thuế quan do các quốc gia thành viên phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước cho thích nghi với môi trường tự do hóa thương mại. TEL thường bao gồm các loại hàng hóa có tầm quan trọng quốc gia như xi măng, sắt thép, phân bón, xăng dầu, …
SL: danh mục nhạy cảm: gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến. Lý do là vì hầu hết các quốc gia ASEAN là nông nghiệp nên các mặt hàng nông sản sẽ được cắt giảm muộn hơn
GEL: danh mục loại trừ hoàn toàn: gồm các hàng hóa nhập khẩu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, văn hóa, thuần phong mỹ tục … như rượu, thuốc lá (chú ý: phân biệt với các mặt hàng bị cấm nhập khẩu, VD ở VN cấm nhập khẩu thuốc lá)
Đưa ra lộ trình chung cho từng loại danh mục: cắt giảm thuế quan xuống 0-5% trong vòng 10 năm
- cấp quốc gia: xây dựng lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan theo đặc thù của mình
– Lộ trình chung (Điều 4 CEPT 1992):
b) Lộ trình và cơ chế xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch thuế quan theo ATIGA
– Lộ trình xóa bỏ thuế quan: xóa bỏ thuế quan với tất cả sản phẩm: (Điều 19 ATIGA)
- vào 2010 với ASEAN 6
- vào 2015 (linh hoạt tới 2018) với ASEAN 4
– Cơ chế:
- ASEAN sẽ xây dựng lộ trình chung
- quốc gia thành viên sẽ tự xây dựng chương trình cắt giảm thuế quan trên cơ sở lộ trình chung và phải hoàn thành:
ASEAN 6: trước khi ATIGA có hiệu lực
ASEAN 4: 6 tháng từ khi ATIGA có hiệu lực
– Xóa bỏ hạn ngạch thuế quan (TRQs): Xóa bỏ TRQs với bất kì hàng hóa nhập khẩu nào từ các nước thành viên (Điều 20 ATIGA).
Chú ý: Phân biệt hạn ngạch thông thường (QUOTA) với Hạn ngạch thuế quan (TRQs):
- Hạn ngạch thông thường (QUOTA): là quy định của 1 nước về mức cao nhất mà hàng hóa được phép xuất – nhập khẩu vào 1 thị trường nhất định trong một thời kì nhất định. VD: Indo cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo từ VN năm 2016 là 1000 tấn, tức là VN chỉ được phép xuất vào thị trường Indo tối đã 1000 tấn gạo trong năm 2016, không được phép xuất hơn (dù thị trường Indo có nhu cầu)
- Hạn ngạch thuế quan (TRQs): là mức hạn ngạch mà ở đó thuế quan có sự thay đổi. VD: Indo cấp hạn ngạch thuế quan cho việc nhập khẩu gạo từ VN là 1000 tấn với mức thuế 5%, như vậy VN có thể xuất tối đa 1000 tấn gạo vào Indo với mức thuế 5%, từ tấn gạo thứ 1001 trở đi thì gạo VN vẫn được xuất vào Indo nhưng với mức thuế có thể lên đến 10%
- Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan
– Biện pháp phi thuế quan: là các biện pháp ngoài thuế quan ảnh hưởng đến mức độ và hướng của các dòng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Chú ý: việc xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan là rất khó khăn trên thực tế vì các biện pháp phi thuế quan rất đa dạng, tinh vi, khó nhận diện mà các quốc gia luôn cố tình áp đặt để tạo lợi thế thương mại cho mình
– Các biện pháp hạn chế số lượng: (điểm n, khoản 1, Điều 2 ATIGA)
- hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu: VD không được nhập khẩu quá 100.000 tấn gạo trong 2016
- hạn chế ngoại hối: VD không được nhập khẩu quá 100 triệu USD trong 2016
- các lệnh cấm, …
– Các biện pháp phi thuế quan khác: các biện pháp hoặc yêu cầu về hành chính, kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…
– Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan:
- Với các hạn chế về số lượng (xóa bỏ được ngay): cấm các quốc gia duy trì hoặc thông qua bất kỳ biện pháp hạn chế về số lượng nào đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (Điều 41 ATIGA)
- Với các biện pháp phi thuế quan khác (xóa bỏ dần dần): thì quy trình là :
Đưa vào “Cơ sở dữ liệu thương mại” ==> Rà soát ==> Xác định biện pháp phi thuế quan ==> Xóa bỏ
– Lộ trình:
- ASEAN 6 ngoại trừ Philipin: muộn nhất 01/01/2010 (ở đây áp dụng Công thức ASEAN – X đối với vấn đề kinh tế)
- Philipin: muộn nhất 01/01/2012
- ASEAN 4: muộn nhất 01/01/2015 (linh hoạt 2018)
Câu hỏi: Công thức ASEAN – X là để nhằm cho các quốc gia ASEAN kém phát triển hơn chưa đủ điều kiện thực hiện cam kết của mình theo lộ trình chung thì có thể thực hiện sau, Đúng hay Sai?
Trả lời: Sai. Vì công thức ASEAN – X để dành cho các quốc gia chưa đủ điều kiện thực hiện cam kết của mình theo lộ trình chung chứ không phải chỉ dành riêng cho các gia ASEAN kém phát triển hơn, ví dụ trường Philipin tuy nằm trong ASEAN 6 nhưng vẫn xin lùi việc thực hiện xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đến năm 2018, tức là muộn hơn 3 năm so với các nước khác trong ASEAN 6.
4. Quy tắc xuất xứ (chương III ATIGA)
– Là tập hợp những quy định PL để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa
– Mục đích:
+ xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi nhằm khắc phục hiện tượng chệch hướng thương mại (là mục đích quan trọng nhất)
+ để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại
+ phục vụ công tác thống kê thương mại
+ để phục vụ việc thực thi các quy định về nhãn và ghi nhãn hàng hóa
+ để phục vụ hoạt động mua sắm của Chính phủ
Câu hỏi: Hiện tượng chệch hướng thương mại có thể diễn ra trong cấp độ liên kết thương mại nào ?
Trả lời: Hiện tượng chệch hướng thương mại có thể diễn ra trong cấp độ liên kết từ FTA trở lên.
– Hàng hóa có nguồn gốc ASEAN:
+ hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại ASEAN (Điều 27 ATIGA)
+ hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại ASEAN (Điều 28 ATIGA)
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại ASEAN
– Là hàng hóa được sinh trưởng, phát triển và thu hoạch ở nước xuất xứ hoặc được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của nước xuất xứ thì được gọi là hàng hóa có xuất xứ 100% ASEAN
– Chia làm 4 nhóm:
+ nhóm 1: điểm a, b, c, d Điều 27 ATIGA
+ nhóm 2: điểm e, i, j Điều 27 ATIGA
+ nhóm 3: điểm f, g, h Điều 27 ATIGA
+ nhóm 4: điểm k Điều 27 ATIGA
b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại ASEAN
– Là hàng hóa được sản xuất từ toàn bộ hoặc 1 phần nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ hàng hóa của ASEAN (tức là những sản phẩm phải được sản xuất, gia công hay chế biến đạt mức độ đáng kể tại quốc gia xuất khẩu)
– Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ ASEAN phải đạt 1 trong 3 tiêu chí sau:
+ tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC)
+ tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)
+ tiêu chí mặt hàng cụ thể (PSR)
b.1. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Khoản 1 Điều 29 ATIGA)
– Hàng hóa được sản xuất tại quốc gia thành viên có RVC >=40%
– Có 2 phương pháp tính:
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học môn học Pháp luật cộng đồng Asean: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-cong-dong-asean?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: