Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VIII tập trung vào nội dung về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình tố tụng, đảm bảo quyền kháng cáo, kháng nghị của các bên và tính công bằng trong xét xử. Chương này cung cấp kiến thức chi tiết về thủ tục phúc thẩm, thẩm quyền của tòa án phúc thẩm, nguyên tắc xét xử và các quyết định có thể được đưa ra.
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VIII
Chương 8: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
I. Tính chất của phúc thẩm, kháng cáo, kháng nghị
1. Tính chất của phúc thẩm
– Khái niệm (Điều 230): Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
– Đặc điểm:
+ phúc thẩm là 1 cấp xét xử, được tiến hành ở tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm
+ đối tượng: là vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị kháng cáo, kháng nghị
+ bản án, quyết định của tòa án phúc thẩm có hiệu lực PL ngay sau khi ban hành
2. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
a. Chủ thể có quyền kháng cáo (Điều 231)
– Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, người bào chữa cho bị cáo chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án đối với họ
– Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ nội dung bản án cả phần hình sự và dân sự
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
– Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người chưa thành viên hoặc có nhược điểm về thể chất có …
b. Chủ thể có quyền kháng nghị (Điều 232)
– Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
c. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị (Điều 233)
– Thủ tục kháng cáo:
+ trình bày trực tiếp: lập biên bản
+ kháng cáo bằng đơn
– Thủ tục kháng nghị: VKS kháng nghị bằng căn bản gửi cho tòa án đã xét xử sơ thẩm
d. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị, kháng cáo quá hạn (Điều 234 + 235)
– Thời hạn kháng cáo
– Thời hạn kháng nghị
e. Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị (Điều 327)
– Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 238)
II. Xét xử phúc thẩm
1. Những quy định chung
– Phạm vi xét xử phúc thẩm (Điều 241)
– Thời hạn xét xử phúc thẩm
– Thành phần HĐXX phúc thẩm, những người tham gia phiên tòa phúc thẩm (Điều 244, 245)
+ thành phần HĐXX phúc thẩm: 3 thẩm phán, không có hội thẩm
+ những người tham gia phiên tòa
2. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm (Điều 247)
– Giống phiên tòa sơ thẩm
III. Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm
1. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
2. Sửa bản án sơ thẩm (Điều 249)
– Sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ: điều kiện là phải có căn cứ giảm nhẹ
– Sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng, thì cần các điều kiện:
+ chỉ khi có kháng cáo của người bị hại, kháng nghị của VKS
+ có căn cứ để tăng nặng theo yêu cầu của kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của VKS
– Sửa quyết định xử lý vật chứng: điều kiện là phải có căn cứ để sửa
3. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét lại (Điều 250)
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 21)
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: