Bài giảng môn học Tội phạm học chương I cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. Chương này giúp sinh viên hiểu rõ về tội phạm học như một ngành khoa học độc lập, với mục tiêu nghiên cứu các hiện tượng tội phạm, nguyên nhân và hệ quả của chúng trong xã hội. Đồng thời, bài giảng cũng giới thiệu các phương pháp nghiên cứu quan trọng, từ nghiên cứu định tính đến định lượng, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về cách thức thu thập và phân tích dữ liệu trong việc nghiên cứu tội phạm.
Bài giảng môn học Tội phạm học chương I
Chương 1: Khái niệm, đối tượng và các phuong pháp nghiên cứu của tội phạm học
I. Khái niệm tội phạm học
– Khoản 1 Điều 8 Luật hình sự 2015: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Đặc điểm của tội phạm:
+ là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ được quy định trong Bộ luật hình sự
+ có lỗi
+ phải chịu hình phạt
Cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan
Phân loại tội phạm: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
– Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
– Tội phạm học có các đặc điểm:
+ đối tượng nghiên cứu độc lập: tội phạm hiện thực (tức là tội phạm đã xảy ra trong thực tế), nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm
+ là khoa học liên ngành (hay đa ngành): là sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Với tội phạm học, nó sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học khác như: xã hội học, tâm lý học, sinh vật học
+ là khoa học thực nghiệm: là khoa học mà kiến thức của nó thu được từ nghiên cứu thực tế (chứ không phải nghiên cứu lý thuyết), VD nghiên cứu số lượng người phạm tội, nhân thân người phạm tội, đặc điểm sinh học của người phạm tội
+ mục đích: đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm (tức là ngăn ngừa, hạn chế tội phạm cả về số lượng và mức độ nguy hiểm)
II. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
– Tội phạm học nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau:
+ tình hình tội phạm: chính là tội phạm hiện thực, là bức tranh thực tế, toàn cảnh về tội phạm trong xã hội, thường được thể hiện qua 2 con số: thực trạng tội phạm, và diễn biến tội phạm (trong1 khoảng thời gian nhất định). Hai số liệu này đươc lấy từ các nguồn thống kê khác nhau, như của cơ quan công an, cơ quan tòa án, từ các cuộc điều tra xã hội học
+ nguyên nhân của tội phạm
+ nhân thân người phạm tội
+ phòng ngừa tội phạm
+ kiểm soát tội phạm: sự kiểm soát của Chính phủ đối với tội phạm, các thiết chế xã hội như giáo dục gia đình, thiết chế tôn giáo, chuẩn mực xã hội góp phần kiểm soát tội phạm
+ các học thuyết về tội phạm
+ nạn nhân học: nghiên cứu vai trò của nạn nhân trong hành vi phạm tội, như hiểu biết hạn chế của nạn nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm, như nạn nhân quá dễ dãi, quá cả tin … Chú ý có những tội phạm không có nạn nhân hoặc rất khó xác định nạn nhân như tội về ma túy, tội cờ bạc, tôi xâm phạm môi trường, …
+ hình phạt học: nghiên cứu về vai trò của hình phạt: giáo dục, răn đe người phạm tội; đồng thời cũng răn đe người khác có thể có ý định phạm tội
+ các tội phạm chuyên biệt: như tội phạm cổ cồn trắng (tội phạm về chức vụ, tội phạm rửa tiền, …), tội phạm cổ cồn xanh (công nhân, nông dân, người làm lâm ngư nghiệp phạm tội)
III. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
– Có nhiều phương pháp khác nhau, thường dùng 2 nhóm phương pháp sau:
+ nhóm phương pháp xã hội học: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra xã hội học, …
+ nhóm phương pháp thống kê
– Trong nhóm phương pháp thống kê, chia thành:
+ phương pháp số tuyệt đối: dùng để xác định quy mô, khối lượng của hiện tượng, nghiên cứu tình hình tội phạm. Sử dụng phương pháp số tuyệt đối để xác định thực trạng của tội phạm. VD trên địa bàn tỉnh A từ năm 2010 đến 2015 đã xảy ra 5.670 vụ phạm tội với 2.367 người phạm tội
+ phương pháp số tương đối: sử dụng các công thức toán học
- Sử dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc để xác định diễn biến của tội phạm theo công thức sau:
Ydb = [Mi / Mo] x 100%
Trong đó:
Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các năm với nhau)
Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”)
- Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu tội phạm theo công thức:
Ycc = [Mbp / Mtt] x 100%
Trong đó:
Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm
Mtt: tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội
- Sử dụng số tương đối để xác định hệ số tội phạm (chỉ số tội phạm): hệ số tội phạm là mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư, thường xác định trong 10.000 dân hoặc 100.000 dân
+ phương pháp số trung bình và phương pháp số trung vị
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Tội phạm học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-toi-pham-hoc?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: