Bạn đang tìm kiếm tài liệu về quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước? Bài giảng môn học Luật Tài chính chương III sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chi tiết và cụ thể về lập dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm các bước thực hiện, nguyên tắc và phương pháp dự toán. Nội dung bài giảng giúp bạn hiểu rõ cách thức lập dự toán từ trung ương đến địa phương, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nước. Đây là tài liệu cần thiết cho sinh viên và người học trong lĩnh vực luật tài chính.
Bài giảng môn học Luật Tài chính chương III
Chương 3: Lập dự toán ngân sách nhà nước
– Khái niệm (khoản 14 Điều 4 Luật NSNN 2015): là toàn bộ các khoản thu, chi của NN được dự toán và thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) do cơ quan NN có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN
– Đặc điểm của ngân sách NN:
+ là kế hoạch tài chính “khổng lồ” của NN
+ do Quốc hội và HĐND quyết định theo thẩm quyền: chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan quyền lực NN thông qua
+ hiệu lực trong 1 năm (ở VN là từ 1/1 đến 31/12)
+ được giao cho Chính phủ và UBND tổ chức thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội và HĐND
+ hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
+ phản ánh mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp
– Bản chất của ngân sách NN:
+ bản chất pháp lý: ngân sách NN được xem như một “đạo luật đặc biệt”, gọi là đạo luật ngân sách thường niên, gồm:
- Trình tự, thủ tục: đặc biệt (khác với trình tự, thủ tục xây dựng các đạo luật thông thường), tất cả các chủ thể sử dụng ngân sách đều phải lập kế hoạch ngân sách hàng năm (vào tháng 6 của năm trước)
- Kết cấu văn bản: chủ yếu là các số liệu (khác với các đạo luật khác gồm có Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm)
- Thời hạn có hiệu lực: là 1 năm (khác với các đạo luật thông thường thì thời gian có hiệu lực là vô hạn)
+ bản chất kinh tế: ngân sách NN là kế hoạch tài chính của 1 quốc gia:
- Dự trù các khoản chi cần thiết
- Dự trù các khoản thu để trang trải các khoản chi
– Cơ cấu các khoản thu của ngân sách NN:
+ các khoản thu có tính chất hoa lợi: là các khoản thu làm tăng ngân quỹ nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia
- Thuế
- Thu từ hoạt động kinh tế của NN
- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
- Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho chính phủ
- Tiền phạt vi phạm PL
+ các khoản thu không có tính chất hoa lợi: là các khoản thu làm tăng ngân quỹ đồng thời làm tăng trái vụ của quốc gia (tức là thu được bao nhiêu thì cũng phải chi ra bấy nhiêu để thực hiện các trái vụ với các chủ thể khác)
- Phí và lệ phí
- Vay nợ, viện trợ có hoàn lại
- Thu tiền bồi thường thiệt hại cho NN
– Cơ cấu các khoản chi của ngân sách NN:
+ các khoản chi có tính chất phí tổn: là các khoản chi làm giảm ngân quỹ nhưng không làm giảm trái vụ của quốc gia
- Viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
- Bù lỗ cho các doanh nghiệp NN
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội
+ các khoản chi không có tính chất phí tổn: là các khoản thu làm giảm ngân quỹ đồng thời làm giảm trái vụ của quốc gia
- Chi hoạt động của bộ máy NN
- Chi quốc phòng, an ninh
- Chi văn hóa, xã hội
- Chi đầu tư phát triển
- Chi cấp vốn cho doanh nghiệp NN
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Trả nợ của NN đối với tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài
– Khi thông qua 1 bản ngân sách tức là phải thông qua các khoản dự toán chi và thông qua các khoản dự toán thu. Ở VN việc thông qua 2 khoản thu và chi được tiến hành cùng lúc. (ở nhiều nước có quy định khác, như ở Pháp thì phải thông qua dự toán chi trước, sau đó mới thông qua dự toán thu).
Chú ý: ở các nước phát triển, hàng năm đều có Báo cáo tài chính của Chính phủ, còn ở VN mới chỉ có Báo cáo ngân sách của Chính phủ (tức là mới chỉ có báo cáo thu – chi hàng năm), đến luật Ngân sách NN 2015 mới bắt đầu có những quy định đầu tiên về Báo cáo tài chính Chính phủ. Báo cáo ngân sách chỉ là 1 phần trong Báo cáo tài chính, trong Báo cáo tài chính cần thể hiện những tài sản Chính phủ đang nắm giữ, giá trị của chúng, thặng dư Chính phủ trong năm, …
– Các nguyên tắc của ngân sách NN:
+ nhất niên
+ đơn nhất
+ toàn diện
+ thăng bằng
+ công khai
a. Nguyên tắc ngân sách nhất niên (Điều 14 Luật NSNN 2015)
– Nội dung:
+ mỗi năm, quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách 1 lần
+ bản dự toán ngân sách được thực hiện trong 1 năm
– Ý nghĩa:
+ đảm bảo sự kiểm soát của Quốc hội (nếu lâu quá sẽ khó kiểm soát, nếu có sai lầm thì cũng nhanh chóng được điều chỉnh)
+ phù hợp với thực tế
– Hạn chế:
+ sự ảnh hưởng của tính ngắn hạn: như có thể ảnh hưởng đến những kế hoạch chi tiêu công dài hạn (những kế hoạch ngắn hạn thưởng ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn)
+ chi phí soạn lập thường khá lớn
– Biệt lệ:
+ các khoản điều chỉnh sau 31/12: luật cho phép những khoản chi sau ngày 31/12 nhưng trước ngày 31/1 thì được ghi là chi vào ngày 31/12 (vì ngày 31/1 được coi là ngày “chốt sổ ngân sách”)
+ chưa thông qua ngân sách sau ngày 31/12: thì vẫn có thể chi trước những khoản nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị trong khi chờ ngân sách được phê duyệt.
b. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất
– Nội dung: mọi khoản thu và chi của quốc gia trong 1 năm được trình bày trong 1 văn kiện duy nhất là dự toán ngân sách được Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt
– Ý nghĩa:
+ cung cấp cái nhìn toàn diện về tài chính quốc gia
+ thuận lợi cho việc thiết lập ngân sách thăng bằng và hiệu quả
+ Quốc hội dễ kiểm soát, dễ lựa chọn để phê chuẩn
– Hạn chế:
+ trong tình hình thế giới biến động nhanh chóng như hiện tại, thì 1 năm cũng là khá dài để có thể dự đoán
+ khả năng gây ra sự cứn nhắc, khó phản ứng kịp thời với tình hình mới
– Tuy nhiên, ở VN hiện không tuân theo nguyên tắc này, mà áp dụng “linh hoạt”:
+ các nguồn thu và nhiệm vụ chi được xây dựng ở nhiều tài liệu khác nhau
+ kế hoạch ngân sách thường xuyên được bổ sung, sửa đổi trong quá trình thực hiện
+ luật cho phép Quốc hội và HĐND được quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách khi cần
– Biệt lệ:
+ nhiều quốc gia áp dụng phân chia “ngân sách thường” và “ngân sách khẩn cấp”
c. Nguyên tắc ngân sách toàn diện (Điều 8 Luật NSNN 2015)
– Nội dung:
+ mọi khoản thu, chi đều phải thể hiện trong ngân sách: không được phép để ngoài dự toán bất kỳ khoản thu, chi nào (dù là nhỏ nhất)
+ các khoản thu và các khoản chi không được bù trừ cho nhau: tức là không được phép dùng riêng 1 khoản thu cho 1 khoản chi cụ thể (hay nói cách khác mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi)
– Ý nghĩa:
+ đảm bảo tính minh bạch, dễ kiểm soát
+ mở rộng chức năng XH của NN: nguồn thu từ 1 lĩnh vực không chỉ để tái đầu tư cho lĩnh vực đó mà còn được dùng để chi cho những lĩnh vực khó phát sinh lợi nhuận như xóa đói, giảm nghèo, chính sách dân tộc, mình đẳng giới, phát triển nông nghiệp nông thôn, … (khoản Điều 8 Luật NSNN 2015)
– Hạn chế:
+ liệu NN có làm tốt mọi việc ? (như mô hình nhà nước Xô-viết trước đây, hoặc mô hình “nhà nước phúc lợi”, tức là NN muốn tài trợ mọi thứ cho công dân, sẽ dẫn tới công dân có xu hướng ỉ nại mọi thứ vào NN, lợi dụng NN để tư lợi, không chịu lao động ==> nguồn thu của NN không đủ ==> NN phải đi vay để tiếp tục tài trợ phúc lợi ==> vỡ nợ (điển hình là Hy Lạp, Venezuala)
+ liệu có phát hiện được các khoản “vẽ vời” ? Vì yêu cầu phải dự toán trước mới được chi nên các cơ quan của NN thường có xu hướng “vẽ vời” ra rất nhiều khoản chi, nhiều khi không thực sự cần thiết; hoặc trường hợp đã dự toán, nhưng do tình hình thay đổi nên lẽ ra không cần chi nữa, nhưng do tâm lý “sợ không hoàn thành kế hoạch” nên tìm mọi cách để chi ==> lãng phí
– Biệt lệ:
+ tổ chức công phi lợi nhuận do NN thành lập
d. Nguyên tắc ngân sách thăng bằng (Điều 7)
– Nội dung:
+ nguyên tắc chung là tổng chi được xác định cân đối với tổng thu
+ thặng dư ngân sách: [tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi] > [tổng các khoản chi có tính chất phí tổn]
+ bội chi ngân sách: [tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi] < [tổng các khoản chi có tính chất phí tổn]
+ bội chi phải nhỏ hơn tổng số chi cho đầu tư phát triển
– Ý nghĩa:
+ NN không “mất khả năng thanh toán”
+ các khoản thu phải có “lý do chính đáng”: để tránh lạm thu
– Hạn chế:
+ thăng bằng không phải lúc nào cũng tốt, kinh tế học đã chứng minh nhiều trường hợp phải chi tiêu để kích thích tăng trưởng, qua đó mới có khoản thu
– Biệt lệ:
+ vay để bù đắp bội chi ngân sách: luật Ngân sách 2015 cho phép địa phương cũng được quyền vay để bù đắp bội chi ngân sách
e. Nguyên tắc ngân sách công khai
– Nội dung: ngân sách phải được công khai đến nhân dân
– Ý nghĩa:
+ mục đích của ngân sách: vì nhân dân
+ giám sát tối cao của nhân dân
– Hạn chế:
+ có nên công khai ngân sách quốc phòng ?
– Biệt lệ:
+ các khoản chi “đặc biệt”: như an ninh, quốc phòng, ngoại giao, …
+ các khoản chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị, chính trị XH
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tài chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-tai-chinh?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: