fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 5

Bạn đang tìm kiếm tài liệu ôn tập nâng cao cho Đạo đức hành nghề Luật sư? Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 5 sẽ là bước chuẩn bị cuối cùng, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện khả năng xử lý các tình huống đạo đức phức tạp trong nghề. Với nội dung phong phú và sát với thực tiễn, bộ câu hỏi phần 5 này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng, đồng thời trang bị kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp luật sư chuyên nghiệp của mình.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 5

CÂU 80: Trong trường hợp có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng
hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức hành
nghề luật sư không thể đối phó, tổ chức hành nghề luật sư có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện dịch vụ pháp lý nhưng có trách nhiệm:
a. Thông báo bằng văn bản cho khách hàng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.
b. Thông báo bằng văn bản cho khách hàng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác và giải quyết nhanh chóng các vấn
đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết
c. Tiến hành thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết

d. Từ chối thẳng thừng, có thái độ dứt khoát chấm dứt việc tiếp tục thực hiện dịch vụ pháp lý dù
khách hàng không đồng ý thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý
CÂU 81: Trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng cũng như trong quan hệ với khách
hàng, luật sư có quyền:
a. Nhận khoản tiền mà khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ.
b. Mượn tạm tiền bạc hoặc tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mục đích riêng của cá
nhân luật sư.
c. Gợi ý để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư.
d. a, b, c đều đúng

CÂU 82: Trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng cũng như trong quan hệ với khách hàng, luật sư không được:
a. Thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình
b. Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình
c. Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc để tính thù lao theo kết
quả cam kết
d. a, b, c đều đúng

CÂU 83: Trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng cũng như trong quan hệ với khách hàng, luật sư không được:

a. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng làm ảnh hưởng tới danh dự luật sư và nghề luật sư

b. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá
nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, nhằm mục đích gây niềm tin
với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách hàng lựa chọn luật

c. Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật
d. a, b,c đều đúng.

CÂU 84: Trong quan hệ với đồng nghiệp, Luật sư có nghĩa vụ:
a. Bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân mình.
b. Giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng đội ngũ luật sư ngày càng vững mạnh.
c. Phản ánh với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về những hành vi sai trái của đồng nghiệp.
d. a, b,c đều đúng.

CÂU 85: Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nếu biết đã có luật sư khác nhận vụ việc này từ trước, luật sư có trách nhiệm:

a. Yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài liệu chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với đồng nghiệp mà khách hàng đã từ chối trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
b. Gửi thông báo cho đồng nghiệp mà khách hàng đã từ chối để thông tin sự việc khách hàng yêu cầu luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý
c. Từ chối không ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thông báo cho đồng nghiệp mà khách hàng đã từ chối.
d. a, b, c đều đúng

CÂU 86: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền lợi với đồng nghiệp, trước khi khởi kiện hoặc khiếu nại đồng nghiệp, luật sư có trách nhiệm:
a. Chủ động liên hệ với luật sư đồng nghiệp để hoà giải. Nếu hoà giải không thành thì khởi kiện, khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

b. Yêu cầu Ủy ban nhân dân phường nơi đồng nghiệp cư trú tiến hành hoà giải trước khi khởi kiện hoặc khiếu nại.

c. Thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư là thành viên biết trước khi khởi kiện hoặc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

d. a, b, c đều đúng
CÂU 87: Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư không được
a. Đưa ra ý kiến chê bai về nghiệp vụ của đồng nghiệp.
b. Gây áp lực hoặc đe doạ đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
c. Môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng.
d. a, b, c đều đúng

CÂU 88: Khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, luật sư có quyền:

a. Thông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích.

b. Tiếp xúc với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập để thoả thuận phương thức giải quyết vụ án với sự tham gia của khách hàng mà luật sư bảo vệ

c. Tiếp xúc với khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

d. a, b, c đều đúng

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 5
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 5

CÂU 89: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và doanh thu, thu hút khách hàng, trong quá trình hoạt động, luật sư có quyền:

a. Sử dụng mối quan hệ phụ thuộc với đồng nghiệp như quan hệ thầy – trò, huyết thống, thân thuộc, cấp trên – cấp dưới để chi phối kết quả giải quyết vụ việc của đồng nghiệp

b. Giới thiệu số lượng luật sư, số lượng vụ việc của tổ chức hành nghề luật sư của mình để khách hàng có thêm thông tin, lựa chọn luật sư.
c. Sử dụng các nhân viên của mình làm người tiếp thị trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại
tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác để giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư của mình.
d. a, b, c đều đúng

CÂU 90: Trong quá trình hành nghề luật sư, trên danh thiếp cũng như trên các bảng hiệu của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư Nguyễn Văn A có quyền sử dụng chức danh nào

a. Luật sư Nguyễn Văn A
b. Luật sư Nguyễn Văn A, Phóng viên Báo X, Phó Chủ tịch Hội Y
c. Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Văn A, Phóng viên Báo X, Chủ tịch Hội Y
d. Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Văn A, Phóng viên Báo X, Chủ tịch Hội Y, nguyên Chánh án Toà án Quận Z

CÂU 91: Khi hành nghề luật sư, để thực hiện các công việc cho khách hàng, luật sư có trách nhiệm:

a. Luôn giữ thái độ lịch sự, tôn trọng đối với cơ quan Nhà nước, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
b. Giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nướ c.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

CÂU 92: Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:
a. Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình.
b. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
c. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
d. Cả ba phương án trên đều đúng.

CÂU 93: Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân
sự, vụ án hành chính khi đủ điều kiện:
a. Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.
b. Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh.
c. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
d. Cả ba phương án trên đều đúng.

CÂU 94: Hình thức xử lý vi phạm của luật sư bao gồm:

a. Xử lý kỷ luật theo Luật luật sư. c. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Xử lý hành chính. d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng.

CÂU 95: Tại một thời điểm mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
a. Không quá ba người. c. Không quá hai người.
b. Không quá năm người. d. Tất cả các phương án trên đều sai.

CÂU 96: Theo quy định của Luật luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện như sau:
a. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
b. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.
c. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.
d. Cả 3 phương án trên đều sai.

CÂU 97: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng được tính như thế nào?
a. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.
b. Tính theo số ngày tham gia vụ án.
c. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án.
d. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật
sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

CÂU 98: Theo Luật luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư là:
a. 12 tháng.
b. 18 tháng.
c. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư thì còn 12 tháng.
d. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư và được Liên đoàn luật sư Việt Nam
đồng ý thì còn 12 tháng.
CÂU 99: Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao
được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là:
a. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng.
b. 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
c. 0,8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do Chính phủ quy định.
d. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu có).

Link đề thi thử môn Đạo đức hành nghề Luật sư số 5: https://study.phapche.edu.vn/quiz/93275248

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật: https://study.phapche.edu.vn?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.