fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XI

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ Chương XI: Chủ thể, Nội dung, Giới hạn quyền, và Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cung cấp kiến thức sâu rộng về các chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp và các quyền, nghĩa vụ đi kèm. Nội dung chương xoáy sâu vào phạm vi, giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp, cùng với các quy định pháp lý về chuyển giao quyền sở hữu và chuyển nhượng, cấp phép sử dụng quyền. Bài giảng cũng nêu rõ các điều kiện và thủ tục để thực hiện chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, giúp người học hiểu rõ và áp dụng pháp luật trong bảo hộ, khai thác tài sản trí tuệ một cách hợp pháp và hiệu quả.

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XI

Chương 11: Chủ thể, nội dung, giới hạn quyền, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

I. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 121)

– Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng

– Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng

– Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức,cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh

– Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó

– Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước

2. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 122)

– Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

– Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm:

+ Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

+ Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

– Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XI
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương XI

1. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 123)

II. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp

– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau:

+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này)

Sử dụng ở đây có nghĩa khá rộng: được quyền sản xuất sản phẩm đó / áp dụng quy trình đó ; khai thác công dụng để thu lợi nhuận ; các hình thức lưu thông như trưng bày, quảng cáo, tàng trữ, vận chuyển, bán, nhập khẩu sản phẩm đó

+ Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (theo quy định tại Điều 125 của Luật này).

Chú ý: khoản 2 Điều 125 quy định những trường hợp chủ sở hữu đối tượng SHCN không có quyền cấm người khác (được coi là các trường hợp giới hạn quyền của quyền SHCN):

  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại, hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm
  • Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài

+ Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (theo quy định tại Chương X của Luật này)

– Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền:

+ Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này)

+ Tổ chức,cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.