fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IX

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IX tập trung vào Điều kiện bảo hộ tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giúp sinh viên hiểu rõ các quy định pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các đối tượng này. Nội dung chương này làm rõ điều kiện để một tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, như khả năng phân biệt, tính hợp pháp và đặc tính địa lý đặc trưng. Qua đó, sinh viên sẽ có kiến thức cần thiết để áp dụng trong việc bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và phát triển thương hiệu.

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IX

Chương 9: Điều kiện bảo hộ tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Điều kiện bảo hộ tên thương mại (Điều 76, 77, 78)

Điều kiện chung về bảo hộ tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
  • Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng.

VD: “Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội”, “Công ty cổ phần rượu bia Sài Gòn” dù không chứa thành phần tên riêng nhưng đã tồn tại lâu dài và đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, do đó vẫn phân biệt được chủ thể kinh doanh đó với chủ thể kinh doanh khác ==> vẫn được bảo hộ

Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IX
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương IX

Tình huống: Công ty TNHH Secom Việt Nam thành lập và hoạt động từ 01/2006 trên toàn lãnh thổ VN, lĩnh vực dịch vụ tư vấn các giải pháp về an toàn phòng cháy chữa cháy, dịch vụ điện.

Công ty TNHH Se Com được thành lập vào tháng 4/2007 và hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chuyên lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy, camera theo dõi, thiết bị báo động, báo cháy.

Hỏi tên “Công ty TNHH Se Com” có được bảo hộ tên thương mại không ?

Trả lời: Cả 2 tên đều có cùng thành phần chung là “Công ty TNHH”, “Việt Nam” là xuất xứ địa lý ==> do đó chỉ so sánh thành phần tên riêng là “Secom” và “Se Com”

Nếu bảo vệ cho Công ty TNHH Secom Việt Nam:

Về cấu trúc: trùng 5/5 ký tự, trật tự sắp xếp các ký tự cũng trùng nhau

Về cách phát âm: giống nhau, đều có 2 âm và đều phát âm giống nhau

Về khu vực kinh doanh: cùng khu vực kinh doanh, vì thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Việt Nam

Về lĩnh vực kinh doanh:

  • cả 2 cùng có cùng đối tượng kinh doanh là thiết bị phòng cháy chữa cháy và các thiết bị về an ninh;
  • đây lại là các thiết bị chuyên dụng, người tiêu dùng thông thường sẽ cần tư vấn khi lựa chọn thiết bị nên mặc dù trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty Se Com không có hoạt động tư vấn giải pháp thì vẫn hàm chứa hoạt động tư vấn giả pháp trong thực tế kinh doanh;
  • đối tượng khách hàng đều là người có nhu cầu lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy và an ninh

Kết luận: việc sử dụng tên thương mại Se Com là gây nhầm lẫn với tên thương mại Secom đã được bảo hộ trước đó

Nếu bảo vệ cho Công ty TNHH Se Com:

Tên thương mại được dùng chủ yếu trong các giao kết hợp đồng, trong hoạt động quảng cáo, chứ không phải để lựa chọn sản phẩm như đối với nhãn hiệu. Mà trong giao kết hợp đồng hay trong các biển hiệu quảng cáo thì yếu tố cảm nhận là thị giác (không phải cách phát âm). Mà bằng thị giác thì rõ ràng “Secom” và “Se Com” là khác nhau rõ ràng

Nghiên cứu xem Công ty Secom Việt Nam có hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không, nếu không hoạt động hoặc hoạt động rất ít thì sẽ là 1 cơ sở để chứng minh khu vực kinh doanh là không trùng nhau

Lĩnh vực kinh doanh là khác nhau: công ty Secom cung cấp giải pháp tổng thể về phòng cháy chữa cháy và an ninh, trong khi công ty Se Com cung cấp cụ thể các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và an ninh ==> khác nhau

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy và an ninh đòi hỏi chi phí khá cao, do đó người tiêu dùng sẽ rất cẩn trọng khi quyết định ==> khả năng nhầm lẫn là rất thấp

Khi nào tên thương mại không được bảo hộ nữa ?

Do tên thương mại được bảo hộ tự động khi tham gia các hoạt động thương mại, thời hạn bảo hộ cho tên thương mại là vô hạn, và sẽ chấm dứt bảo hộ tên thương mại khi chủ thể của tên thương mại không còn tham gia vào hoạt động thương mại nữa.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết