Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương VIII với nội dung về Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và các loại nhãn hiệu giúp sinh viên hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu. Chương này cung cấp kiến thức về điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ, bao gồm tính phân biệt, không vi phạm đạo đức xã hội và phù hợp với pháp luật. Ngoài ra, chương cũng phân loại các nhãn hiệu như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, giúp người học nắm vững và áp dụng trong thực tiễn kinh doanh.
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương VIII
Chương 8: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và các loại nhãn hiệu
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu (Điều 72):
Nhìn thấy được: phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Ở các nước khác: cho phép bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh (như nhạc chuông Nokia), màu sắc (như màu đỏ đặc trưng của thuốc lá Dunhill), mùi vị (như nước hoa Chanel 5)
Có khả năng phân biệt với hàng hàng, dịch vụ của chủ thể khác: (không nằm trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74)
- Có khả năng tự phân biệt:
- Không trùng, tương tự, hoặc gây nhầm lẫn:
- Không trùng hoặc tương tự
- Không gây nhầm lẫn
Một số lưu ý về khoản 2 Điều 74: các trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Không trùng hoặc tương tự:
Hình và hình hình học đơn giản (VD hình vuông, hình tròn, …), chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng (để nhằm mục đích thuận lợi cho người tiêu dùng khi nhận dạng nhãn hiệu), trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu (VD bia 333 mặc dù chỉ là chữ số nhưng do đã được sử dụng từ lâu và được rất nhiều người biết đến ==> vẫn được đăng ký bảo hộ)
Dấu hiệu mô tả tính chất hay thành phần của sản phẩm: VD không thể đặt tên xà phòng là “Siêu sạch”, hay đặt tên cho nước khoáng là “Nước kháng tinh khiết”, … vì chúng mô tả dấu hiệu của sản phẩm đó
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh: không thể đăng ký nhãn hiệu “Văn phòng luật sư Sao Mai” (chỉ có thể đăng ký nhãn hiệu “Sao Mai”), không thể đăng ký nhãn hiệu “Dịch vụ chuyển nhà Kiến Vàng”
Không gây nhầm lẫn:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác: VD nhãn hiệu Aquafina có nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn là Aquaria, Aquaffina (chú ý: các nhãn hiệu này vẫn xuất hiện trên thị trường nhưng không được đăng ký, là vấn đề của hàng “nhái” chưa xử lý được)
- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá,dịch vụ
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Chú ý: “nổi tiếng” chỉ ở trong lãnh thổ VN, nếu dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài thì vẫn được đăng ký bảo hộ
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: