Bài giảng môn học Luật Sở hữu trí tuệ chương III cung cấp kiến thức quan trọng về nội dung, giới hạn và thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Nội dung này bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm, quy định về giới hạn sử dụng tác phẩm nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi của tác giả và cộng đồng. Đồng thời, chương cũng làm rõ thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật, giúp người học hiểu rõ quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc bảo vệ tác phẩm sáng tạo trong môi trường pháp lý hiện nay.
Bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ chương III
Chương 3: Nội dung, giới hạn và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
III. Nội dung của quyền tác giả
Chia làm 2 nhóm quyền:
- quyền tinh thần / quyền nhân thân
- quyền kinh tế / quyền tài sản
Quyền nhân thân (Điều 19)
– Các quyền nhân thân tuyệt đối:
- quyền đặt tên cho tác phẩm: chú ý: tên của tác phẩm không được bảo hộ độc quyền, vì có thể có nhiều tác phẩm trùng tên, ngoài ra còn có trường hợp tác phẩm không có tên nhưng vẫn được bảo hộ
- quyền đứng tên trên tác phẩm khi tác phẩm được công bố, biểu diễn: để xác định ai là tác giả, có thể ghi tên thật hoặc bút danh
- quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: ngoại lệ: tác phẩm phái sinh, trích dẫn để bình luận, minh họa
Tại sao lại nói 3 quyền nhân thân trên là 3 quyền nhân thân tuyệt đối ? Vì chúng có các đặc điểm chung sau:
chỉ mang yếu tố tinh thần, phi vật chất
luôn gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao cho người khác
được bảo hộ vĩnh viễn, vô thời hạn
– Quyền công bố: công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng.
– Ý nghĩa của việc công bố tác phẩm:
- xác định thời hạn bảo hộ đối với một số loại tác phẩm: thời điểm công bố là điểm bắt đầu của việc bảo hộ quyền tác giả. VD với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi công bố
- xác định phạm vi lãnh thổ bảo hộ quyền tác giả: (Điều 13) cá nhân nước ngoài nếu công bố lần đầu tiên ở VN, hoặc công bố ở nước ngoài nhưng công bố đồng thời trong 30 ngày tại VN thì tác phẩm đó sẽ được bảo hộ theo PL VN
Quyền tài sản (Điều 20 khoản 1)
– Quyền làm tác phẩm phái sinh: dịch, chuyển thể, cải biên, … tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: có thể biểu diễn trực tiếp trước khán giả, hoặc gián tiếp trong phòng ghi âm, ghi hình. Chú ý: có thể biểu diễn ở bất kỳ đâu ngoại trừ gia đình
– Quyền sao chép tác phẩm: tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, kể cả việc lưu trữ thường xuyên hay tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
Sao chép tạm thời: VD xem tác phẩm trực tuyến trên internet
– Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: đưa tác phẩm vào lưu thông (như hàng hóa thông thường) thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho
– Quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
– Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: chỉ áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
Câu hỏi: Chủ thể đã thực hiện quyền gì khi:
- Sáng tác lời Việt cho bài hát ==> quyền làm tác phẩm phái sinh
- Làm tranh thêu, tranh đá từ bức tranh sơn dầu ==> quyền làm tác phẩm phái sinh
- Sản xuất đồ chơi từ nhân vật hoạt hình ==> quyền làm tác phẩm phái sinh
- Google số hóa tác phẩm văn học trên internet ==> quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
– Kết luận:
- quyền nhân thân tuyệt đối thuộc về tác giả
- quyền tài sản và quyền công bố thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả
==> các chủ thể khác khi khai thác, sử dụng quyền công bố hoặc quyền tài sản thì sẽ phải xin phép, trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả
- Giới hạn quyền tác giả
– Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và PL về quyền tác giả nói riêng luôn được xây dựng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt là nguyên tắc cân bằng lợi ích
Theo đó, bên cạnh việc tôn trọng quyền sở hữu nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo, PL cũng quy định các trường hợp giới hạn quyền tác giả, mục đích là để tạo thuận lợi cho công chúng tiếp cận tác phẩm.
Điều 7 khoản 3: Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng,an ninh,dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
– Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25). Điều kiện:
- tác phẩm đã công bố
- việc sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- chỉ giới hạn trong những trường hợp cụ thể, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không gây phương hại đến quyền tác giả
- phải thông tin về tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm
– Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 26)
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
– Các quyền được bảo hộ vô thời hạn: gồm các quyền nhân thân tuyệt đối
– Các quyền được bảo hộ có thời hạn: quyền công bố và quyền tài sản
- các tác phẩm được bảo hộ không theo nguyên tắc đời người: tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, khuyết danh: 75 năm kể từ ngày công bố
- các tác phẩm được bảo hộ theo nguyên tắc đời người: tác phẩm văn học, nghệ thuật, điêu khắc được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (tính tròn năm, sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của năm thứ 50). Với tác phẩm có nhiều tác giả thì sẽ căn cứ vào tác giả cuối cùng chết.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: