fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Đất đai chương II

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương II trình bày chi tiết về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, một trong những đặc trưng quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Chương này giải thích rõ ràng nguyên tắc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết và phân bổ tài nguyên đất đai. Người học sẽ hiểu được quyền, nghĩa vụ của Nhà nước và người sử dụng đất, từ đó nắm bắt cơ chế pháp lý đảm bảo quyền lợi công dân trong sử dụng đất đai.

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương II

Chương 2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

1. Cơ sở lý luận

– Cơ sở lý luận là Học thuyết Mác-Lênin về quốc hữu hóa đất đai:

+ Khi nghiên cứu về lịch sử quan hệ đất đai, Mác cho rằng sở hữu tư nhân về đất đai có thể làm cản trở quy hoạch đất đai, cản trở hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy phải xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai bằng cách quốc hữu hóa đất đai.

+ Quốc hữu hóa đất đai: là việc chuyển toàn bộ đất đai vào sở hữu NN. Quyền sở hữu đó được thực hiện bằng quyền thu thuế sử dụng đất, quyền quy định những luật lệ về sở hữu, quản lý và phân phối đất đai

– Theo pháp luật VN hiện hành, NN có quyền:

+ thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng an ninh, mục đích phát triển kinh tế XH vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

+ thu hồi đất khi người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế

+ thu hồi đất khi người sử dụng đất vi phạm PL

+ thu thuế sử dụng đất

+ hạn chế người sử dụng đất thực hiện 1 số quyền

+ …

– Ở tất cả các nước trên thế giới, dù có chế độ sở hữu NN hay chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thì NN luôn giữ quyền chi phối, kiểm soát trong quan hệ sở hữu và sử dụng đất

==> phù hợp với nhận định của Mác: “Đất đai là tài sản của mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người, vì vậy việc sở hữu tư nhân tài sản này là vô lý”

– Về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của VN:

+ VN đang hướng đến nền kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là đỉnh cao của kinh tế hàng hóa, mà nền kinh tế hàng hóa có 2 đặc trưng:

  • Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
  • Có sự phân công lao động trong XH

+ đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nên NN VN đã tạo ra thứ “gần giống” với sở hữu tư nhân, đó là sự tách biệt tương đối về mặt chủ thể: mỗi chủ thể có quyền quyết định một cách tương đối độc lập vào quá trình hoạt động, tức là chỉ cần chủ thể có quyền tương đối độc lập là đã thỏa mãn điều kiện thứ 1 của nền kinh tế hàng hóa (là Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất)

==> đây là nền tảng, là căn cứ để PL VN sáng tạo ra “quyền sử dụng đất” gắn liền với đất đai, nếu đất đai là tài sản do thiên nhiên tạo ra thì quyền sử dụng đất là tài sản do PL tạo ra. Quyền sử dụng đất chính là thứ “gần giống” với quyền sở hữu tư nhân về đất đai, hoàn toàn thỏa mãn để tham gia vào nền kinh tế thị trường.

==> chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bằng chứng là trong các hiệp định thương mại, các nước không yêu cầu VN phải thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

– Trên thực tế VN, người dân có gần như đầy đủ các quyền của chủ sở hữu khi nắm quyền sử dụng đất, đó là các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Chỉ bị hạn chế một số quyền là không được tùy ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hạn điền, phải giao lại đất cho NN để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng và mục đích công cộng.

Bài giảng môn học Luật Đất đai chương II
Bài giảng môn học Luật Đất đai chương II

2. Cơ sở thực tiễn

– Xuất phát từ sự kế thừa quá trình thực hiện chế độ sở hữu đất đai ở VN trong lịch sử:

+ trong lịch xử VN, luôn tồn tại chế độ sở hữu tối cao của NN về đất đai: dân gian có câu “đất của Vua, chùa của làng”, và câu “phép Vua thua lệ làng”, đây chính là những đúc kết về cách cai trị, quản lý đất đai trong XH. Khác với các NN phong kiến của các nước khác mà ở đó nhà Vua sở hữu những vùng đất đai rộng lớn, nhà Vua ở VN chỉ là người đại diện cho NN để quản lý toàn bộ đất đai

+ lịch sử nền kinh tế VN chủ yếu là nông nghiệp, mà trong nông nghiêp thì người nông dân cần hợp sức lại với nhau để chống lại thiên tai, ngoại xâm, do đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai được coi là tài sản công của làng xã, và khi NN ra đời giúp người dân chống lại thiên tai, ngoại xâm, thì người dân rất tự nhiên coi việc quản lý tối cao về đất đai của NN là đương nhiên

+ năm 1092, nhà Lý đưa ra quy định buộc các làng xã VN phải lập ra “sổ địa bạ”, mục đích là để NN đánh thuế ==> thể hiện đất đai là của NN, và người sử dụng đất đai phải nộp thuế cho NN

+ năm 1397, Hồ Quý Ly đưa ra chính sách hạn điền, thể hiện NN khống chế việc tư hữu đất đai, mục đích để đảm bảo sức mạnh của NN trung ương tập quyền

+ thời kỳ Lê sơ, từ năm 1428 đến năm 1722, NN đưa ra chính sách quân điền, theo đó buộc làng xã phải phân chia đất đai một cách định kỳ theo quy định của NN ==> loại bỏ chế độ tư hữu về đất đai

+ từ đầu những năm 1700 (cuối triều Lê sơ), quy định về phép quân điền đã dần lùi bước cho lệ làng trong việc quản lý và sử dụng đất đai: trong làng chia ra các thứ bậc (thường là 5 bậc), người ở bậc càng cao thì sẽ được hưởng nhiều đất đai và được chia những mảnh đất tốt, bậc thang cuối cùng là “dân đen” chỉ được nhận những mảnh đất xấu, ở xa mà các tầng lớp trên không nhận (dân gian gọi là hạng “cùng đinh”, tức là suất đinh phải nhận mảnh đất cuối cùng còn lại, đương nhiên là đất xấu ==> nghèo đến tận cùng trong nền kinh tế nông nghiệp)

+ năm 1839, nhà Nguyễn kế thừa chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly, đưa ra chính sách hạn điền lần thứ 2 trong lịch sử VN

+ năm 1993, NN CHXHCN VN đã đưa ra chính sách hạn điền lần thứ 3 (thông qua Luật đất đai 1993)

– Xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế VN hiện nay:

+ là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mà chế độ XHCN tồn tại được trên nền công hữu về tư liệu sản xuất, vì vậy sở hữu toàn dân về đất đai là 1 điều kiện quan trọng để đảm bảo cho định hướng XHCN sau này.

II. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

1. Khái niệm

– Theo nghĩa khách quan, chế độ sở hữu đất đai là toàn bộ các quy phạm PL điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong việc xác lập và vận động của quan hệ sở hữu đất đai

– Theo nghĩa chủ quan, chế độ sở hữu đất đai được hiểu là các quyền năng của chủ sở hữu, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

– Sở hữu toàn dân về đất đai: là 1 phạm trù, 1 thuật ngữ để chỉ chế độ sở hữu, trong đó toàn dân là chủ thể, nhưng toàn thể nhân dân không thể đứng ra thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, mà phải thông qua 1 chủ thể đại diện cho mình, đó là NN.

==> quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của NN chính là khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai, nhằm duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

2. Những đặc trưng cơ bản của chế độ sở hữu đất đai của VN

– Quyền sở hữu toàn dân về đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện của NN với nhiều tầng nhiều cấp, phương thức đa dạng, theo đó NN trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất trên cơ sở có giá và quy định những quyền năng cần thiết. Người sử dụng đất dùng những quyền năng này để trao đổi và chuyển dịch trên thị trường. Đó chính là con đường vận động của các quan hệ đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân.

– Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai dẫn đến sự thiếu linh hoạt, vì nó luôn vận động theo cơ chế “xin phép” và “trao quyền”, dễ dẫn đến sự thất thoát nguồn thu từ đất đai, do cơ chế thực hiện tồn tại từ nhiều tầng nhiều lớp khác nhau (tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển).

III. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thông qua quyền của đại diện chủ sở hữu

– NN giữ vai trò định đoạt đất đai thông qua:

+ quyết định quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất,

+ quy định hạn mức đất và thời hạn sử dụng đất,

+ quyết định thu hồi và trưng dụng đất,

+ quyết định giá đất

+ quy định trao quyền cho người sử dụng đất thông qua việc giao đất có / không thu tiền sử dụng đất,

+ quyết định cho thuê đất,

+ công nhận quyền sử dụng đất

+ quyết định chính sách tài chính về đất đai,

+ quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng hình thức giao đất và cho thuê đất

– Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền đại diện: thể hiện qua

+ Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai

+ HĐND các cấp thực hiện thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương

+ HĐND cấp tỉnh thông qua bảng giá đất và thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế XH vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện giám sát thi hành việc thực hiện các quy định về đất đai tại địa phương

+ Chính phủ và UBND các cấp thực hiện quyền đại diện cho chủ sở hữu

– Trách nhiệm của NN:

+ với đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số: NN đảm bảo điều kiện đồng bào thiểu số có đất nông nghiệp để trực tiếp sản xuất ==> thể hiện ở việc NN tạo điều kiện về sở hữu quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất, và tạo điều kiện về nghĩa vụ tài chính (như miễn, giảm thuế, lệ phí trong quá trình sử dụng đất)

(NN có chính sách để đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số không vì lợi trước mắt mà bán đất sản xuất của mình, ví dụ như quy định đồng bào không được chuyển nhượng đất trong vòng 10 năm kể từ khi được giao đất)

+ NN có trách nhiệm xây dựng và cung cấp thông tin về đất đai:

  • Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin về đất đai
  • Công bố kịp thời, công khai thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ các thông tin bí mật theo quy định của PL
  • Thông báo về các Quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính đất đai cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp
  • Cơ quan NN, người có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm tạo điều kiện để cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của PL
  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức
  • UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của ủy ban

+ NN có trách nhiệm cung cấp báo cáo tiếp thu tổng hợp và giải trình ý kiến của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thông báo công khai trên:

  • trang thông tin điện tử của Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên môi trường: đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
  • trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
  • trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

– Vấn đề xử lý vi phạm: tình trạng vi phạm và kết quả xử lý vi phạm PL về đất đai phải được:

+ công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục quản lý đất đai

+ UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh về các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục và trong vòng 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; công bố các dự án được gia hạn, các dự án chậm tiến độ vì lý do bất khả kháng

+ hàng năm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có trách nhiệm báo cáo UBND cấp tỉnh và công bố công khai diện tích chưa cho thuê, cho thuê lại trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và của địa phương

+ UBND cấp tỉnh / huyện có trách nhiệm thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh / huyện

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật đất đai: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dat-dai?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.