fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương III

Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương III mang đến những kiến thức chuyên sâu về pháp luật liên quan đến xúc tiến thương mại. Nội dung tập trung vào các hình thức xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm và tài trợ, cùng các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động này theo Luật Thương mại. Bài giảng giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc, điều kiện và thủ tục cần tuân thủ khi thực hiện các hoạt động xúc tiến, từ đó áp dụng hiệu quả trong môi trường kinh doanh thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương III

Chương 3: Pháp luật về xúc tiến thương mại

1. Khái quát về xúc tiến thương mại

a. Khái niệm

– Là hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ

b. Đặc điểm

– Tính chất: xúc tiến thương mại là hoạt động mang tính hỗ trợ: tức là hỗ trợ cho việc bán hàng của doanh nghiệp

– Chủ thể thực hiện xúc tiến thương mại: là thương nhân:

+ tự xúc tiến thương mại cho mình: VD tự “nuôi” đội PG để thực hiện các sự kiện quảng bá cho doanh nghiệp mình

+ xúc tiến thương mại cho thương nhân khác: VD thuê dịch vụ tổ chức sự kiện của doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện

– Hình thức: xúc tiến thương mại hết sức đa dạng, luật Thương mại quy định chỉ bao gồm các hoạt động sau:

+ khuyến mãi

+ quảng cáo thương mại

+ trưng bày giới thiệu sản phẩm

+ hội chợ triển lãm thương mại

2. Khuyến mãi

a. Khái niệm (Điều 88 luật Thương mại)

– Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi ích có thể là vật chất hoặc tinh thần.

VD: Toyota tổ chức đêm hòa nhạc Toyota Concert hàng năm để mời các khách hàng VIP, các đại lý doanh số cao

b. Các hình thức khuyến mại (Điều 92 luật Thương mại)

(1) Hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu: PL không có hạn mức khuyến mại đối với chương trình này

VD tặng gói dầu gội đầu, sữa rửa mặt, cafe…

Chú ý: vì không giới hạn mức khuyến mại nên có thể trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những danh nghiệp lớn (tiềm lực tài chính mạnh), VD những năm 2005-2006 Coca Cola thực hiện chương trình uống Coke miễn phí tại hầu hết các địa điểm công cộng và diễn ra liên tục trong thời gian rất dài (vài tháng), đã dẫn đến các nhãn hàng khác như Pepsi, Tribico, … không thể bán được hàng ==> Coca Cola chiếm lĩnh thị trường

(2) Tặng hàng hóa và dịch vụ

VD: mua điện thoại được tặng bao da, mua xe máy tặng mũ bảo hiểm (tức là phải mua sản phẩm thì mới được tặng quà)

Chú ý: theo Điều 8 Nghị định 37/2006: Thương nhân thực hiện khuyến mãi theo hình thức tặng hoàng hóa, dịch vụ, không kèm theo mua bán hàng hóa, dịch vụ ==> nghị định không hợp lý với thực tế

(3) Giảm giá: là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

Chú ý: định mức giảm giá bao gồm:

+ giá trị: không quá 50% giá trị sản phẩm trước đó

+ thời gian: tổng thời gian không quá 90 ngày/năm, 1 chương trình không quá 45 ngày/lần

==> mục đích: để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc tránh cạnh tranh không lành mạnh chỉ có ý nghĩa với doanh nghiệp lớn, có khả năng thao túng thị trường, còn với các cửa hàng nhỏ lẻ thì việc giảm giá trên 50% cũng không có ý nghĩa gì (VD như cửa hàng quần áo muốn thanh lý quần áo mùa đông để nhập quần áo mùa hè về bán, có thể giảm giá đến 80%)

Chú ý: với vé máy bay thường có khuyến mại giá vé rất thấp (chỉ vài chục ngàn VNĐ), tuy nhiên chỉ có 1 số vé được bán với giá thấp, các vé còn lại vẫn bán đúng giá, và tính tổng cả chuyến bay thì tổng giá trị khuyến mại vẫn ít hơn 50%

(4) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

VD: mua hàng siêu thị từ 1 triệu đồng trở lên được tặng phiếu mua hàng trị giá 100 ngàn; mua ti vi tặng phiếu mua hàng trị giá 3 triệu

Chú ý: nội dung phiếu theo Điều 97 luật Thương mại

(5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

VD: tạp chí thường có Phiếu dự thi về nội dung nào đó, như báo bóng đá thường có Phiếu dự đoán kết quả trận đấu sắp diễn ra.

(6) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

VD: cào để trúng thưởng, giật nắp (như lon bia, nước giải khát) để trúng thưởng

Chú ý: đối với chương trình (6), nếu hết chương trình mà không tìm được người trúng thưởng thì phải trích nộp 50% giá trị thưởng vào ngân sách NN. Lý do là thương nhân đề ra chương trình (6) hoàn toàn có thể can thiệp vào kết quả (khác với chương trình số (5) thương nhân không thể can thiệp vào kết quả)

(7) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác

(8) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại

Chú ý: các hình thức khuyến mại bị cấm: Điều 100

3. Quảng cáo

a. Khái niệm

– Là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời hoặc không sinh lời (Điều 2.1 luật Quảng cáo 2012)

Chú ý:

+ phân biệt Luật Thương mại 2005 với luật Quảng cáo 2012 về các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lời

+ cách thức xúc tiến thương mại trong quảng cáo là việc thương nhân sử dụng các sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo để đưa thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

VD phát tờ rơi ==> sản phẩm quảng cáo là tờ rơi; xem quảng cáo trên truyền hình ==> sản phẩm quảng cáo là video clip

In quảng cáo trên xe buýt ==> phương tiện quảng cáo là xe buýt

b. Hàng hóa và dịch vụ quảng cáo thương mại

– Về nguyên tắc, thương nhân có quyền quảng cáo cho mọi hàng hóa, dịch vụ họ cung ứng

– Tuy nhiên, về mặt quản lý NN, NN giới hạn cụ thể có những hàng hóa dịch vụ được phép kinh doanh nhưng không được hoặc hạn chế quảng cáo. VD rượu, thuốc lá

c. Các hoạt động quảng cáo bị cấm (Điều 109)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.