Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VII tập trung vào nội dung giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại, một phương thức được ưa chuộng trong kinh doanh vì tính linh hoạt và hiệu quả. Bài giảng sẽ cung cấp kiến thức về quy trình trọng tài, các nguyên tắc cơ bản, thẩm quyền của trọng tài và cách thức thi hành phán quyết trọng tài theo pháp luật. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp sinh viên hiểu rõ cách áp dụng trọng tài để giải quyết các xung đột thương mại nhanh chóng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VII
Chương IV: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
Có 2 hình thức:
+ trọng tài vụ việc
+ trọng tài thường trực
1. Trọng tài vụ việc
– Khái niệm: là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp, trọng tài sẽ tự giải tán sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp
– Đặc điểm của trọng tài vụ việc:
+ được thành lập khi phát sinh tranh chấp, tự giải thể khi đã đải quyết xong
+ không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên
+ không có quy tắc tố tụng riêng, các bên tranh chấp có thể lựa chọn 1 quy tắc tố tụng phổ biến để tránh lãng phí thời gian, công sức xây dựng quy tắc tố tụng
– Ưu điểm của trọng tài vụ việc:
+ giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém
+ quyền lựa chọn trọng tài viên không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên sẵn có
+ các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng giải quyết tranh chấp
2. Trọng tài thường trực
– Trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các Trung tâm trọng tài: trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định
– Đặc trưng của trọng tài thường trực:
+ là tổ chức phi chính phủ: không nằm trong hệ thống các cơ quan NN
- hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải, không được cấp kinh phí từ ngân sách NN
- NN quản lý, hỗ trợ Trung tâm trọng tài qua việc ban hành VBPL tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Trung tâm trọng tài: cấp, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
- NN hỗ trợ Trung tâm trọng tài qua việc chỉ định, thay đổi trọng tài viên, xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp kịp thời, hủy / không hủy phán quyết trọng tài, cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài
+ có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập: tức là được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ PL một cách độc lập
+ được tổ chức, quản lý rất đơn giản, gọn nhẹ: có ban điều hành, các trọng tài viên
+ mỗi trung tâm trọng tài tự quyết về lĩnh vực hoạt động và quy tắc tố tụng riêng:
- xác định lĩnh vực hoạt động căn cứ vào khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, được ghi vào Điều lệ của Trung tâm trọng tài
- có quyền mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực hoạt động nhưng phải được cơ quan NN có thẩm quyền phê chuẩn
- nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng khác (nếu các bên thỏa thuận). VD quy tắc trọng tài của UNCITRAL 1976, quy tắc của ICC 1988, của Trung tâm trọng tài Quốc tế London, Brussell, …
+ hoạt động giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm
3. Thành lập Trung tâm trọng tài
– Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài: theo quy định của Chính phủ: phải có ít nhất 5 trọng tài viên sáng lập, điều kiện của trọng tài viên:
+ là công dân VN,
+ có năng lực hành vi dân sự,
+ có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan,
+ có bằng đại học,
+ có 5 năm kinh nghiệm công tác theo ngành học
– Thủ tục thành lập:
+ xin phép thành lập: sáng lập viên gửi 2 bộ hồ sơ đến bộ Tư pháp, gồm:
- đơn xin thành lập
- danh sách trọng tài viên
- điều lệ của Trung tâm trọng tài
+ đăng ký hoạt động: tại sở Tư pháp nơi đặt trụ sở, gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động
- Bản sao giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài
- Danh sách trọng tài viên
+ thông báo trên báo Trung ương, báo địa phương trong 3 số liên tiếp
Niêm yết danh sách trọng tài viên tại trụ sở trung tâm trọng tài
+ được thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động (xin phép bộ Tư pháp)
– Chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài:
+ chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, có nhiệm vụ thực hiện chức năng của Trung tâm trọng tài, nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền:
- Trung tâm trọng tài được lập chi nhánh ở tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
- nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh: tại sở Tư pháp nơi đặt chi nhánh
+ văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, đại diện cho Trung tâm trọng tài trong các giao dịch theo ủy quyền
- Trung tâm trọng tài được lập văm phòng đại diện ở tỉnh, thành phố
- Trung tâm trọng tài phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi Trung tâm đặt trụ sở và nơi đặt Văn phòng đại diện
- Trung tâm trọng tài chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện
- Trung tâm trọng tài chỉ được ủy quyền cho Văn phòng đại diện trong các giao dịch thuộc lĩnh vực hoạt động của mình
– Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động khi:
+ các trường hợp quy định tài Điều lệ của Trung tâm trọng tài
+ bị thu hồi giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài
– Thủ tục thu hồi:
+ 30 ngày trước khi chấm dứt hoạt động, Trung tâm trọng tài gửi thông báo cho bộ Tư pháp, sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Trung tâm
+ Trung tâm trọng tài phải thanh toán các khoản nợ, hoàn tất các vụ việc đã nhận
+ bộ Tư pháp ra quyết định chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
+ Trung tâm trọng tài nộp giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động cho cơ quan NN có thẩm quyền
– Trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập:
+ Trung tâm trọng tài phải đăng báo TW và địa phương trong 3 số liên tiếp
+ Trung tâm trọng tài phải thanh toán các khoản nợ và hoàn thành các vụ việc đã nhận trong 60 ngày
+ báo cáo bằng văn bản cho bộ Tư pháp, sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động
+ nộp lại giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động cho cơ quan NN có thẩm quyền
– Chi nhanh chấm dứt hoạt động khi:
+ theo quyết định của Trung tâm trọng tài
+ Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động
+ bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động do vi phạm nghiêm trọng PL trọng tài
– Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của Trung tâm trọng tài, phải thông báo cho sở Tư pháp biết
V. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tại Tòa án
1. Bản chất của việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án
– Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại Tòa án được tiến hành theo thủ tục, trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ
– Tòa án nhân danh quyền lực NN để xét xử vụ tranh chấp
– Bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN
– Các nước quy định giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa dân sự như Mỹ, Nhật, Hà Lan, …, hoặc tại tòa thương mại như Đức, Pháp, Áo, Bỉ, …
– Ở VN, tranh chấp thương mại được giải quyết tại Tòa kinh tế của TAND
2. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại
– Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được PL phân định theo cấp tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại theo cấp tòa án
– Thẩm quyền theo cấp của tòa án:
+ tòa án cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm một số tranh chấp về kinh doanh, thương mại
+ các tranh chấp về kinh doanh, thương mại chủ yếu vẫn được giải quyết tại tòa Kinh tế và Ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh
+ Tòa Kinh tế của Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại (trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện)
– Khi cần thiết, tòa Kinh tế của tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để xét xử sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện
+ tòa Kinh tế của tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án được xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị
+ ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án đã có hiệu lực PL của tòa án cấp huyện bị kháng nghị
+ thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TANDTC thuộc về tòa Kinh tế, tòa phúc thẩm và hội đồng thẩm phán của TANDTC
– Tòa kinh tế của TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án đã có hiệu lực PL của tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị
+ tòa phúc thẩm TANDTC có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị
+ hội đồng thẩm phán TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án của các tòa thuộc TANDTC bị kháng nghị
b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại theo lãnh thổ
– Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp thương mại là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu là cá nhân), hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu là tổ chức, cơ quan)
– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản
– Đương sự có quyền thỏa thuận (bằng văn bản) yêu cầu tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của nguyên đơn giải quyết các tranh chấp thương mại
c. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn của nguyên đơn
– PL quy định nguyên đơn có quyền chọn tòa án để giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau:
+ nếu không biết nơi cư trú, làm việc, hoặc trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở cuối cùng hay nơi bị đơn có tài sản giải quyết
+ nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhanh tổ chức, thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết
– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở VN thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết
+ nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết
+ nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi 1 trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
+ nếu tranh chấp bất động sản, mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có 1 trong các bất động sản giải quyết
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: