fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VI

Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VI cung cấp những kiến thức quan trọng về giải quyết tranh chấp thương mại, bao gồm các phương thức như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Nội dung bài giảng tập trung vào các quy định pháp lý điều chỉnh, quy trình thực hiện và nguyên tắc xử lý tranh chấp trong hoạt động thương mại. Đây là kiến thức cần thiết giúp sinh viên hiểu rõ cách áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi và giải quyết xung đột trong môi trường kinh doanh.

Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VI

Chương 6: Giải quyết tranh chấp thương mại

I. Khái quát về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại

1. Khái niệm

– Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng, xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại

– Các đặc điểm của tranh chấp thương mại:

+ là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể

+ những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại

+ những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân

Ngoài thương nhân còn có các chủ thể khác như tranh chấp giữa cá nhân và thương nhân, giữa công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, …

– Căn cứ giải quyết tranh chấp có thể áp dụng:

+ luật dân sự: tòa dân sự

+ luật thương mại: tòa kinh tế

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

– Bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:

+ thương lượng

+ hòa giải

+ trọng tài thương mại

+ tòa án

– Đặc điểm:

+ ba phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực của NN mà được giải quyết trên nền tảng ý chí tự định đoạt giữa các bên tranh chấp, hoặc phán quuyết của bên thứ 3 độc lập theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo

Ưu điểm:

  • linh hoạt, mềm dẻo, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp;
  • đảm bảo uy tín và bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lầu dài giữa các bên
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VI
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương VI

Nhược điểm:

  • sự thành công phụ thuộc vào thái độ thiện chí và sự hợp tác của các bên tranh chấp;
  • việc thực thi kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ, không có cơ chế pháp lý cho việc đảm bảo thi hành (nếu có như trường hợp trọng tài thương mại thì cũng rất phức tạp và tốn kém)

+ tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực NN được tòa án tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ

II. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

1. Khái niệm và đặc điểm

– Khái niệm: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ 3, các bên tranh chấp sẽ tự nguyện thực hiện kết quả thương lượng đã đạt được

– Đặc điểm:

+ được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ 3

+ quá trình thương lượng không chịu bất kì sự ràng buộc của nguyên tắc pháp lý nào hay những quy định mang tính khuôn mẫu của PL về thủ tục giải quyết tranh chấp. PL VN không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.

+ việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp, không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng

– Ưu điểm:

+ thể hiện tối đa quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp

+ thủ tục thương lượng hoàn toàn do các bên lựa chọn, nên đơn giản, ít phiền hà, hiệu quả, ít tốn kém,

+ bảo vệ được uy tín của các bên,

+ bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên

+ không gây ra hậu quả xấu trong quan hệ kinh doanh giữa các bên sau tranh chấp

==> trong thực tế, thương lượng luôn là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên mà các bên lựa chọn

– Nhược điểm:

+ sự thành công hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết, thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp, đó đó nếu 1 bên thiếu hiểu biết, thiếu hợp tác thì khả năng thành công thấp, dẫn đến thương lượng bế tắc

+ kết quả thương lượng không được đảm bảo thi hành bằng cơ chế pháp lý mà chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên

2. Các loại thương lượng

– Chia làm 2 loại:

+ thương lượng trực tiếp

+ thương lượng gián tiếp

– Thương lượng trực tiếp: là việc các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp

+ ưu điểm:

  • các bên nhanh chóng hiểu được quan điểm, thái độ hợp tác, thiện chí của nhau, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp để ý chí các bên sớm gặp nhau
  • kết quả đạt được có thể rất nhanh chóng

+ nhược điểm:

  • nếu các bên ở xa nhau thì sẽ rất tốn kém về chi phí đi lại
  • phụ thuộc rất lớn vào thái độ và kỹ năng đàm phán của đại diện mỗi bên

– Thương lượng gián tiếp: là việc các bên gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm, yêu cầu của mình để giải quyết tranh chấp

+ ưu điểm:

  • thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng
  • ngôn từ trong thư từ, tài liệu được chau chuốt, gọt giũa
  • lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao
  • ít tốn kém về vật chất

+ nhược điểm:

  • Các bên khó nhận biết quan điểm, ý chí của nhau
  • Thời gian giao dịch kéo dài

==> các bên thường kết hợp thương lượng trực tiếp và thương lượng gián tiếp

III. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

– Khái niệm: hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải (gọi là hòa giải viên) để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp.

– Các đặc điểm của hòa giải:

+ có sự xuất hiện của bên thứ 3 do các bên tranh chấp lựa chọn để làm trung gian đàm phán. Tuy nhiên bên thứ 3 không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp (khác với bên thứ 3 là Trọng tài thương mại là người có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp)

+ quá trình hòa giải không chịu bất cứ sự chi phối nào từ các quy định có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc của PL (tương tự như ở thương lượng, PL VN không có bất kỳ quy định nào về hòa giải)

+ kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp

      Chú ý: việc thực thi kết quả hòa giải phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên, không có cơ chế pháp lý bảo đảm thi hành sự cam kết của các bên

– Cần phân biệt hòa giải ngoài tố tụng (có hòa giải viên) với hòa giải tại trọng tài thương mại và tại tòa án

– Hòa giải viên phải thỏa mãn điều kiện:

+ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

+ am hiểu PL,

+ có kinh nghiệm thực tiễn

+ độc lập, trung lập với các bên tranh chấp

+ có uy tín và độ tin cậy

– Hòa giải viên không được có lợi ích liên quan hoặc xung đột với lợi ích của các bên tranh chấp

– Các bước hòa giải:

+ B1: các bên tranh chấp trao đổi thông tin, tài liệu, những vấn đề liên qua để làm rõ yêu cầu, khả năng, vị thế của mỗi bên, thương thảo lựa chọn người thứ 3 làm trung gian hòa giải

+ B2: hòa giải viên giải thích cho các bên biết về bản chất của hòa giải, quy ước của quá trình hòa giải, thái độ mà các bên phải tuân thủ như hòa hảo, tôn trọng nhau, biết lắng nghe

+ B3: các bên trình bày ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề tranh chấp, lắng nghe ý kiến của người khác, đề xuất phương án giải quyết tranh chấp

+ B4: hòa giải viên xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ vị thế của các bên. Hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi riêng với từng bên để phân tích, thuyết phục họ. Các ý kiến, nhận xét, bình luận, giải pháp của hòa giải viên có tính chất khuyến nghị, tham vấn

+ B5: trên cơ sở các ý kiến của hòa giải viên, các bên thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp

+ B6: nội dung thỏa thuận của các bên tranh chấp được ghi vào văn bản và có đủ chữ ký của đại diện các bên và hòa giải viên.

Văn bản thỏa thuận giữa các bên có giá trị ràng buộc các bên, các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện các cam kết

– Ưu điểm của hòa giải: đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém

+ hòa giải viên làm cho ý chí của các bên tranh chấp dễ gặp nhau trong quá trình đàm phán

+ sự chứng kiến của hòa giải viên làm cho các bên tăng cường sự tôn trọng và tự nguyện thực hiện các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã đạt được

– Nhược điểm của hòa giải:

+ nền tảng của hòa giải là sự thỏa thuận ý chí và sự tự nguyện thi hành của các bên có tranh chấp ==> nếu 1 bên không trung thực, thiếu thiện chí, không hợp tác trong đàm phán, thực hiện các cam kết, thì hòa giải không đạt được mục đích

+ các bên phải cung cấp thông tin cho hòa giải viên nên khó đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín nghề nghiệp

+ chi phí tốn kém hơn thương lượng vì phải trả thù lao cho hòa giải viên

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.