Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương II: Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại mang đến cái nhìn toàn diện về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động trung gian trong thương mại, như môi giới, đại diện và ủy thác thương mại. Nội dung bài giảng giúp người học hiểu rõ vai trò, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, điều kiện để thực hiện dịch vụ trung gian, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên xây dựng nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc, phục vụ cho việc học tập và hành nghề trong lĩnh vực thương mại.
Bài giảng môn học Luật Thương mại 2 chương II
Chương 2: Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại
1. Khái quát về trung gian thương mại
a. Khái niệm (Điều 3 khoản 11)
Trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho 1 hoặc 1 số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại
Theo khái niệm chung về trung gian thương mại thì bên trung gian và bên sử dụng dịch vụ đều phải là thương nhân.
Chú ý: theo luật kinh doanh bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm có thể là 1 cá nhân ==> có sự mâu thuẫn giữa các luật
b. Đặc điểm
Chủ thể: bên cung ứng dịch vụ trung gian thương mại phải độc lập, là thương nhân cung ứng dịch vụ trung gian thương mại để nhận thù lao
Nội dung của hoạt động trung gian thương mại: thực hiện các hoạt động thương mại nhằm kết nối nhà sản xuất (bên sử dụng dịch vụ trung gian thương mại) với khách hàng (người tiêu dùng)
Hình thức: dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng, gồm:
- Đại diện cho thương nhân
- Môi giới thương mại
- Ủy thác mua bán hàng hóa
- Đại lý thương mại
2. Đại diện cho thương nhân
a. Khái niệm (Điều 141)
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (bên đại diện) cho thương nhân khác (bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
VD: A giao cho B làm đại diện cho mình, B tiếp xúc khách hàng và ký hợp đồng thương mại với khách hàng C với tư cách nhân danh A==> có 2 hợp đồng: hợp đồng B làm đại diện cho A, và hợp đồng thương mại giữa B với C
Chú ý: hình thức đại diện này hiện rất ít thương nhân sử dụng, trừ hoạt động về sở hữu trí tuệ (vì họ có thể dễ dàng mở chi nhánh, văn phòng đại diện)
b. Đặc điểm
Chủ thể:
- Bên giao và bên nhận đại diện đều phải là thương nhân
- Thông thường, ngành nghề kinh doanh của bên giao đại diện và bên nhận đại diện phải tương đồng (luật không yêu cầu về sự tương đồng trong ngành nghề)
- Bên đại diện nhân danh chính mình trong quan hệ đại diện và nhân danh bên giao đại diện trong quan hệ với bên thứ 3
Phạm vi hoạt động đại diện (Điều 143): Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện
Hình thức pháp lý (Điều 142): Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
c. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Bên đại diện:
- Nghĩa vụ: Điều 145
- Quyền: Điều 147, 148, 149
Bên giao đại diện:
- Nghĩa vụ: Điều 146
- Quyền: không quy định
Chú ý: Điều 144 về thời hạn đại diện: không quy định việc chấm dứt đại diện (nếu không có thỏa thuận) bằng hình thức gì ==> có thể bằng văn bản hoặc lời nói, cử chỉ
3. Môi giới thương mại
a. Khái niệm (Điều 150)
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
b. Đặc điểm
Chủ thể:
- Bên môi giới phải là thương nhân, nhân danh chính mình trong các quan hệ được môi giới
- Bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân ==> chú ý: điều này trái với quy định chung về chủ thể trung gian thương mại phải là thương nhân ==> có sự không thống nhất về chủ thể trong các nhóm dịch vụ trung gian thương mại
Chú ý: bên môi giới có thể ký 2 hợp đồng môi giới đồng thời với bên mua và bên bán
Phạm vi môi giới: tất cả các hoạt động thương mại nói chung (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ)
Chú ý: luật Thương mại 2005 chỉ quy định về khung PL cho hoạt động môi giới. Các hoạt động môi giới chuyên ngành sẽ do luật chuyên ngành điều chỉnh
Hình thức pháp lý: luật Thương mại 2005 không quy định ==> có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi
c. Quyền và nghĩa vụ
Bên môi giới:
- Nghĩa vụ: Điều 151
- Quyền: Điều 153, 154
Bên được môi giới:
- Nghĩa vụ: Điều 152
- Quyền: không quy định
Chú ý: Điều 153 quy định thời điểm môi giới thành công (để được nhận thù lao) là thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. Tuy nhiên trong thực tế không sử dụng quy định tại Điều 153 này, vì khi bên mua và bên bán gặp nhau, họ có thể hủy hợp đồng môi giới (có thể đền bù, nhưng rất nhỏ so với thù lao môi giới thành công) và sau đó làm việc trực tiếp với nhau.
4. Ủy thác mua bán hàng hóa
a. Khái niệm (Điều 155)
– Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
VD: A ủy thác cho B mua hàng hóa của C, khi đó B sẽ ký hợp đồng mua hàng hóa với C, sau đó bán lại cho A. Chú ý nếu giả sử A không trả liền cho B để B thanh toán cho C thì C sẽ chỉ đòi B mà không đòi A.
b. Đặc điểm
– Chủ thể:
+ bên nhận ủy thác phải là thương nhân, có ngành nghề hoạt động kinh doanh phù hợp với đối tượng ủy thác
+ trong quan hệ với bên thứ 3 (khách hàng) thì bên nhận ủy thác nhân danh chính mình
– Phạm vi ủy thác: (hẹp hơn môi giới) chỉ trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Câu hỏi: Bên nhận ủy thác có được ủy thác lại cho bên khác thực hiện không?
Trả lời: căn cứ vào hợp đồng ủy thác, nếu trong hợp đồng không quy định thì theo quy định trong luật Thương mại, luật Dân sự
– Hình thức pháp lý: hợp đồng ủy thác phải lập thành văn bản
c. Quyền và nghĩa vụ các bên
– Bên nhận ủy thác:
+ nghĩa vụ: Điều 165
+ quyền: Điều 164
– Bên ủy thác:
+ nghĩa vụ: Điều 163
+ quyền: Điều 162
5. Đại lý thương mại
a. Khái niệm (Điều 166)
– Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
VD: hãng Honda không bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà chỉ bán cho các Đại lý ủy quyền (HEAD), các đại lý ủy quyền sẽ bán cho người tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa
b. Đặc điểm
– Chủ thể:
+ bên đại lý, bên giao đại lý đều phải là thương nhân
+ trong quan hệ với bên thứ 3 (khách hàng), bên đại lý nhân danh chính mình
– Phạm vi đại lý: hàng hóa và dịch vụ (VD đại lý du lịch)
– Hình thức pháp lý: bằng văn bản
c. Các hình thức đại lý
– Đại lý bao tiêu: bao tiêu tất cả hành hóa của nhà sản xuất
– Đại lý độc quyền: thỏa thuận với nhà sản xuất về độc quyền bán hàng trong khu vực
– Tổng đại lý: nhà sản xuất chỉ bán cho tổng đại lý, sau đó tổng đại lý sẽ bán lại cho các đại lý cấp 1, đại lý cấp 1 bán cho các đại lý cấp 2, …
d. Quyền và nghĩa vụ các bên
– Bên đại lý:
+ nghĩa vụ: Điều 175
+ quyền: Điều 174, 170
– Bên giao đại lý:
+ nghĩa vụ: Điều 173
+ quyền: Điều 172
Chú ý: Điều 170 về quyền sở hữu trong đại lý thương mại: Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý (tức là bên đại lý chỉ là giữ hộ hàng để bán) ==> rủi ro thuộc về bên giao đại lý (mặc dù hàng hóa đã chuyển về kho của bên đại lý, và bên đại lý đang quản lý) ==> trong hợp đồng đại lý phải có điều khoản chuyển giao rủi ro cho bên đại lý
Khác với việc mua của nhà sản xuất rồi bán lại ==> là nhà phân phối
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Thương mại 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2
Mời bạn xem thêm: