fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương IX

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương IX cung cấp kiến thức về quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh từ sự kiện sinh đẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chương này giúp sinh viên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, xác định quan hệ huyết thống, cũng như các quy định về quyền nhận nuôi, cấp dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Từ đó, người học sẽ nắm vững các nguyên tắc pháp lý, áp dụng vào thực tiễn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ gia đình.

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương IX

Chương 9: Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con do sự kiện sinh đẻ

1. Căn cứ phát sinh quan hệ PL giữa cha mẹ và con

Căn cứ làm phát sinh quan hệ PL giữa cha mẹ và con là 2 trường hợp:

+ sinh con

+ nhận con nuôi

1.1. Sự kiện sinh đẻ

a. Trường hợp sinh con trong thời kỳ hôn nhân

– Khi người phụ nữ sinh con sẽ làm phát sinh quan hệ PL giữa người phụ nữ với đứa trẻ là quan hệ mẹ – con, đồng thời cũng làm phát sinh quan hệ PL giữa 1 người đản ông với đứa trẻ, đó là quan hệ cha – con.

– Người phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻ, trừ trường hợp mang thai hộ hoặc thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên việc xác định cha cho con là vấn đề phức tạp:

+ nếu người mẹ có thai hoặc sinh con trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng của mẹ là cha của con: Điều 88 “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”

VD: người mẹ có thai, sau đó kết hôn và sinh con trong thời kỳ hôn nhân thì đứa con cũng là con chung của vợ chồng

+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng: như vậy kể cả trường hợp sinh con trước rồi mới kết hôn thì vẫn được PL thừa nhận là con chung

– Nếu người chồng không thừa nhận đứa trẻ sinh ra là con mình thì có quyền yêu cầu Tòa án xác minh đứa trẻ đó là con mình: phương pháp xác minh là giám định ADN.

– Trường hợp người mẹ có thai ở thời kỳ hôn nhân với người đàn ông này, lại sinh con ở thời kỳ hôn nhân với người đàn ông khác (tức là kết hôn và sinh con vẫn trong thời gian 300 ngày từ khi chấm dứt cuộc hôn nhân trước). Cả 2 người đàn ông đều không yêu cầu Tòa án giám định ADN, do đó Tòa án cũng không thể giám định (vì chi phí giám định phải do bên yêu cầu chi trả, Tòa án không thể bỏ tiền ra để giám định).

==> Tòa án sẽ tuyên đứa trẻ là con của người đàn ông sau. Lý do: để đảm bảo lợi ích cho đứa trẻ thì người mẹ với người đàn ông sau đang là vợ chồng hợp pháp, nên Tòa án suy đoán sẽ nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ tốt hơn so với việc đứa trẻ vừa sinh ra đã bị tình trạng cha mẹ ly hôn.

Chú ý: việc quyết định người cha ở đây chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, áp dụng trong trường hợp không thể xác định được người cha về mặt sinh học.

Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương IX
Bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình chương IX

b. Trường hợp sinh con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp

– Nếu người vợ không có chồng mà mang thai và sinh con, thì không thể suy đoán người đàn ông nào là cha của đứa trẻ.

==> người mẹ (hoặc người thân thích của người mẹ) vẫn khai sinh cho đứa trẻ, nhưng bỏ trống phần thông tin về người cha, cho đến khi xác định được người cha của đứa trẻ thì sẽ ghi bổ sung vào, có 2 trường hợp:

+ có người đàn ông tự nguyện nhận mình là cha của đứa trẻ và được mẹ đứa trẻ đồng ý

+ người mẹ khởi kiện yêu cầu Tòa án xác minh một người đàn ông là cha của đứa trẻ

– Như vậy việc xác định 1 người đàn ông là cha của đứa trẻ có 2 phương pháp:

+ thủ tục hành chính: 1 người tự nhận là cha của đứa trẻ, thủ tục: đến UBND cấp xã nơi cư trú của mẹ đứa trẻ, làm Tờ khai nhận con, sau đó lấy ý kiến của mẹ đứa trẻ đồng ý công nhận người đàn ông đó là cha của con mình, khi đó UBND cấp xã chỉ việc ghi thông tin người đàn ông vào phần người cha trong Giấy khai sinh của đứa trẻ

+ thủ tục tư pháp: các trường hợp:

  • Người đàn ông khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận mình là cha đứa trẻ: là trường hợp người đàn ông muốn nhận con nhưng người mẹ không đồng ý
  • Người mẹ khởi kiện yêu cầu Tòa án bắt buộc người đàn ông công nhận đứa trẻ là con của người đàn ông đó: là trường hợp người đàn ông trốn tránh nghĩa vụ làm cha
  • Người con đã thành niên khởi kiện yêu cầu Tòa án bắt buộc người đàn ông phải nhận làm cha của mình

Ngoài ra thì người thân thích, hoặc hội liên hiệp phụ nữ, hội bảo trợ trẻ em cũng có quyền yêu cầu Tòa án xác minh cha cho con

Khi khởi kiện phải có chứng cứ, hiện nay chứng cứ được coi là xác thực nhất là kết quả giám định ADN

c. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

– Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gồm:

+ thụ tinh nhân tạo: là 1 thủ thuật y khoa, lấy tinh trùng của chồng bơm trực tiếp vào tử cung người vợ vào đúng, việc thụ thai (quá trình tạo phôi) diễn ra trong cơ thể người vợ

+ thụ tinh trong ống nghiệm: là việc lấy tinh trùng của chồng và noãn của vợ, áp dụng các biện pháp để thụ tinh trong ống nghiệm, đến khi hình thành phôi thì đưa phôi đó vào tử cung người vợ

– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: áp dụng trong trường hợp người vợ vì lý do nào đó không thể mang thai (như tử cung bị dị tật, không có tử cung, bị bệnh nặng không thể mang thai, …)

Khi đó sẽ lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ thụ tinh trong ống nghiệm, tạo phôi, cấy phôi vào tử cung của 1 người phụ nữ khác

– Thụ tinh trong ống nghiệm còn được áp dụng:

+ khi người chồng không thể thực hiện việc quan hệ tình dục để thụ thai

+ khi người chồng vô sinh, khi đó vợ chồng có thể xin tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng, cùng với noãn của vợ để thụ tinh trong ống nghiệm, đến khi thành phôi thì cấy vào tử cung người vợ

+ khi người vợ vô sinh (không có noãn), thì xin noãn trong ngân hàng noãn, kết hợp với tinh trùng của người chồng, thụ tinh trong ống nghiệm, đến khi tạo phôi thì cấy vào tử cung của vợ

+ nếu cả vợ và chồng đều vô sinh thì xin tinh trùng và noãn từ ngân hàng, thụ tinh trong ống nghiệm, đến khi tạo phôi thì cấy vào tử cung của vợ

– Khi mang thai hộ thì người mang thai hộ và chồng của người mang thai hộ không phải là cha mẹ của đứa trẻ, mà cha mẹ đứa trẻ là vợ chồng người nhờ mang thai hộ.

– Kể cả trường hợp vợ chồng vô sinh, phải xin cả tinh trùng và noãn thì khi đứa trẻ sinh ra, họ vẫn là cha mẹ của đứa trẻ.

– Nếu sinh con tự nhiên thì người chồng có thể từ chối đứa trẻ sinh ra là con mình bằng cách chứng minh mình vô sinh. Nhưng với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm thì người chồng dù có vô sinh cũng không được quyền từ chối đứa trẻ không phải là của con mình, vì khi chấp nhận hỗ trợ sinh sản đã thừa nhận đứa trẻ sinh ra là con mình.

– Tương tự, người vợ xin noãn từ ngân hàng noãn, cũng không có quyền chứng mình mình vô sinh để từ chối việc mình là mẹ của đứa trẻ.

Tại sao ? Vì với đứa trẻ sinh tự nhiên, nếu vợ / chồng từ chối là cha / mẹ của đứa trẻ thì còn có người khác nhận là cha / mẹ. Nhưng với đứa trẻ sinh từ ống nghiệm, thì không có người khác để đứa trẻ nhận làm cha / mẹ (do nguyên tắc vô danh của ngân hàng tinh trùng và noãn). Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho trẻ em.

– Người phụ nữ độc thân có thể xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng để có con, đứa trẻ sinh ra sẽ không có cha.

Chú ý: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có quy định “Trẻ em có quyền được biết gốc gác của mình”, tức là có quyền được yêu cầu xác định cha mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt, đứa trẻ sinh ra không có quyền biết cha mình là ai.

d. Điều kiện mang thai hộ (Điều 95)

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

– Điều kiện được mang thai hộ của cặp vợ chồng:

+ đang không có con chung: như vậy dù vợ chồng có 1 con chung nhưng đứa con bị khuyết tật, và người vợ không còn khả năng mang thai thì cũng không đủ điều kiện. Lý do của nhà làm luật: để không phân biệt đối xử giữa những đứa con

+ người vợ không thể mang thai, được xác nhận bởi cơ sở ý tế có thẩm quyền

– Điều kiện của người được nhờ mang thai hộ:

+ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ: chị ruột, em ruột, chị họ, em họ, chị dâu, em dâu của vợ / chồng

+ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần

+ ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ

+ trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hon-nhan-va-gia-dinh

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.