Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương IV cung cấp cái nhìn chi tiết về công ty cổ phần – một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến và quan trọng nhất trong hệ thống kinh tế. Nội dung bài giảng tập trung vào các quy định pháp lý về việc thành lập, tổ chức quản lý, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cũng như các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ và chuyển nhượng cổ phần. Đây là nền tảng kiến thức quan trọng giúp sinh viên hiểu rõ và áp dụng trong quá trình học tập và làm việc trong lĩnh vực pháp lý thương mại.
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương IV
Công ty cổ phần
1. Khái niệm
Là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần.
Như vậy cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ. Cổ phần được biểu hiện bằng mệnh giá cổ phần, và hình thức thể hiện của cổ phần gọi là cổ phiếu.
Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn điển hình.
2. Đặc điểm
Vốn điều lệ:
- Là số vốn mà các thành viên công ty góp vào công ty
- Ở VN hiện tại, PL không quy định mệnh giá của cổ phần công ty cổ phần, nhưng quy định mệnh giá cổ phần của công ty đại chúng mặc định là 10.000 VNĐ.
Chú ý: mệnh giá cổ phần chỉ là giá trị quy ước của 1 cổ phần, còn giá trị cổ phần giao dịch trên thị trường sẽ tăng hay giảm tùy vào thị trường.
Cổ đông công ty:
- Cổ đông là chủ sở hữu phần vốn góp. Do cổ phần của công ty được chia rất nhỏ nên hầu hết mọi người đều có thể mua cổ phần để góp vốn vào công ty ==> công ty cổ phần có thể huy động được nguồn vốn lớn ==> tính chất đối vốn rất cao
- Luật quy định công ty cổ phần tối thiểu có 3 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa. Trường hợp công ty cổ phần có ít hơn 3 thành viên (VD do thành viên chết) thì phải bổ sung thành viên mới cho đủ tối thiểu 3 thành viên trong vòng 06 tháng.
- Khi số cổ đông lớn hơn 100 thì được gọi là công ty đại chúng
Trách nhiệm tài sản:
- Công ty cổ phần chịu TNHH trong phạm vi tài sản của công ty
- Cổ đông chịu TNHH trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tức là số cổ phần sở hữu)
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn: gồm cổ phiếu, trái phiếu, …
3. Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần
a. Cổ phần, cổ phiếu
Cổ phần có 2 loại:
- Cổ phần ưu đãi
- Cổ phần phổ thông
Công ty có thể có hoặc không có cổ phần ưu đãi, nhưng bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông, nhưng cổ phần phổ thông không thể trở thành cố phần ưu đãi.
Cổ phần chào bán là cổ phần mà công ty được quyền phát hành ra thị trường để thu hút người mua và huy động vốn cho công ty.
Tại thời điểm mới thành lập, luật quy định các thành viên sáng lập của công ty cổ phần phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.
Theo luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ công ty cổ phần bắt buộc phải là số vốn được các cổ đông mua, không chấp nhận vốn chưa có người mua (như trong luật Doanh nghiệp trước đó). Mục đích để tránh công ty khai vốn “ảo”.
Cổ phần đã bán là cổ phần mà công ty phát hành ra thị trường mà đã có người mua và thanh toán. Cổ phần chưa bán là cổ phần phát hành ra thị trường nhưng chưa có người mua.
Mỗi khi công ty cổ phần thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh. Việc đăng ký vốn điều lệ sẽ được công ty cổ phần thực hiện khi kết thúc đợt chào bán. Mỗi khi công ty muốn chào bán cổ phần thì phải lập phương án chào bán để đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh, và cơ quan quản lý kinh doanh có quyền không cho phép chào bán nếu phương án chào bán không thuyết phục.
Khi công ty thành lập thì đó được coi là đợt chào bán cổ phần đầu tiên (IPO), có 3 cách chào bán cơ bản:
- Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: dành cho công ty cổ phần không phải đại chúng, hoặc công ty cổ phần đại chúng nhưng lại chỉ chào bán cho một số cổ đông chiến lược
- Chào bán cổ phần đại chúng (điều chỉnh theo Luật chứng khoán)
Số cổ phần chào bán ra thị trường không bị giới hạn bởi số vốn công ty. Chỉ có ở lần chào bán đầu tiên khi công ty mới thành lập, vì luật quy định các thành viên sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần chào bán, nên số cổ phần chào bán ra thị trường chỉ được tối đa gấp 4 lần số vốn công ty (tức là 80% số cổ phần được quyền chào bán ra thị trường).
Chỉ các cổ đông thành lập công ty mới được mua cổ phần với giá mỗi cổ phần bằng mệnh giá tại thời điểm công ty mới thành lập. Những cổ đông tham gia vào công ty sau đó thì giá mua mỗi cổ phần là do thỏa thuận (gọi là giá thị trường của cổ phần). Dù cổ phần có được bán với mệnh giá nào thì vốn điều lệ của công ty chỉ căn cứ vào số cổ phần và mệnh giá:
Vốn điều lệ = [số cổ phần] x [mệnh giá]
Vốn điều lệ của công ty trong thực tế chỉ có giá trị để xác định xem đã có bao nhiêu cổ phần được bán ra.
Trường hợp công ty bán được cổ phần cao hơn mệnh giá thì số tiền chệnh lệch sẽ chuyển vào vốn kinh doanh của công ty.
Trường hợp công ty bán cổ phần thấp hơn mệnh giá, thì công ty và cổ đông sẽ chịu thiệt, tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng đến việc chịu trách nhiệm của công ty. Vì công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (vốn điều lệ chỉ là 1 yếu tố).
Cổ phần ưu đãi có 3 loại chính (có thể có các loại cổ phần ưu đãi khác do luật định):
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: luật quy định chỉ dành cho 2 đối tượng là:
- Cổ đông sáng lập
- Tổ chức được Chính phủ ủy quyền
Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty cổ phần có thể mở rộng đối tượng được nhận cổ phần ưu đãi ra ngoài 2 đối tượng trên và điều đó phải được quy định trong Điều lệ.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có giá trị biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông, mức cao hơn bao nhiêu do Điều lệ công ty quy định hoặc do đợt phát hành quy định. Như vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết được phát hành ở những thời điểm khác nhau có thể có mức biểu quyết khác nhau. VD: 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết = 2 cổ phần phổ thông khi tham gia biểu quyết.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có giá trị trong vòng 3 năm kể từ khi công ty thành lập. Sau 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ trở thành cổ phần phổ thông. Tuy nhiên luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định khoảng thời gian 3 năm này có thể được kéo dài nếu điều lệ công ty quy định.
Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết bị cấm chuyển nhượng cho bất kỳ ai dù là thành viên công ty hay chủ thể ngoài công ty. Chỉ có thể chuyển nhượng khi hết thời hạn của cổ phần ưu đãi (sau 3 năm hoặc theo thời gian quy định trong điều lệ).
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn cổ tức phổ thông hàng năm, gồm 2 phần:
- Cổ tức cố định: được ghi trên giấy chứng nhận cổ phần, được nhận không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
- Cổ tức thưởng: được nhận khi công ty kinh doanh có lãi, mức thưởng do các cổ đông phổ thông quyết định
Luật quy định: [cổ tức cố định] + [cổ tức thưởng] > [cổ tức phổ thông]
Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức không được tham gia vào các hoạt động quản lý công ty, tuy là cổ đông công ty nhưng không có quyền biểu quyết, không có quyền dự đại hội cổ đông công ty.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: được công ty hoàn lại vốn góp bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của người sở hữu. Trường hợp công ty không có tiền để hoàn lại thì cổ đông đó trở thành chủ nợ của công ty.
Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại không được tham gia vào các hoạt động quản lý công ty, tuy là cổ đông công ty nhưng không có quyền biểu quyết, không có quyền dự đại hội cổ đông công ty.
Cổ phiếu: là bút toán ghi sổ, là hình thức ghi nhận của cổ phần. Có thể là giấy chứng nhận cổ phần, sổ cổ đông, … (gọi là “cổ phiếu” vì hình thức thể hiện của Giấy chứng nhận cổ phiếu trông giống như “lá phiếu”)
Cổ phiếu là 1 loại giấy tờ có giá, có thể được quy đổi thành tiền. Chú ý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tức là không thể quy đổi thành tiền.
Cổ phiếu có thể ghi danh hoặc không ghi danh người sở hữu. Việc ghi danh là để công ty kiểm soát việc chuyển nhượng cổ phần (vì với cổ phiếu ghi danh thì khi chuyển nhượng sẽ phải đến công ty để làm thủ tục).
b. Chuyển nhượng cổ phần
Chú ý: thuật ngữ “chuyển nhượng cổ phần”, “mua bán cổ phiếu”. Lý do:
- Cổ phần là của công ty, không phải của cổ đông, thực chất cổ đông sở hữu các quyền của cổ phần, nên không thể mua bán được mà chỉ có thể “chuyển nhượng cổ phần”.
- Cổ phiếu là việc chứng nhận của sở hữu cổ phần, thực chất là sở hữu quyền liên quan đến cổ phần, đây là 1 loại tài sản thuộc sở hữu của cổ đông, nên có thể “mua bán cổ phiếu”.
Trong công ty cổ phần thì cổ phần được tự do chuyển nhượng.
Chỉ có 2 hạn chế đối với chuyển nhượng cổ phần:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng
- Cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập được đăng ký mua từ đầu: chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cho người không phải thành viên sáng lập thì phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông, khi đó người được chuyển nhượng trở thành cổ dông sáng lập của công ty.
Trong công ty cổ phần, có thể có loại cổ đông sáng lập mà không phải là người ký vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty.
c. Mua lại cổ phần
Là việc công ty cổ phần mua lại cổ phần của cổ đông.
Có 2 hình thức mua lại cổ phần:
- Mua lại theo yêu cầu của cổ đông
- Công ty có thể chủ động mua lại cổ phần đã bán cho các cổ đông (gọi là tự doanh chứng khoán). Cổ phần được công ty mua về sẽ hình thành nên một loại cổ phiếu gọi là cổ phiếu quỹ.
d. Huy động vốn
– Một hình thức là phát hành cổ phiếu, trái phiếu:
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Chào bán cổ phiếu là cách thức huy động vốn bằng cách tăng vốn của chủ sở hữu | Chào bán trái phiếu là cách thức huy động vốn bằng cách đi vay |
Là chứng chỉ ghi quyền sở hữu một phần vốn của công ty | Chứng chỉ ghi nhận nợ của công ty |
Người mua cổ phiếu trở thành (một trong) các chủ sở hữu của công ty | Người mua trái phiếu trở thành (một trong) các chủ nợ của công ty |
Không có kỳ hạn | Có kỳ hạn |
Không có lãi suất | Có lãi suất (có thể lũy kế hàng năm) |
Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng cổ tức khi công ty kinh doanh có lãi | Luôn được nhận lãi suất bất kể công ty kinh doanh như thế nào |
Người sở hữu cổ phiếu có quyền tham gia vào hoạt động quản lý điều hành công ty | Người sở hữu trái phiếu không được quyền tham gia quản lý điều hành công ty |
Khi công ty phá sản, chủ sở hữu cổ phiếu phải chịu rủi ro | Khi công ty phá sản, chủ sở hữu trái phiếu vẫn là chủ nợ của công ty |
– Về mặt lý thuyết, công ty sẽ thích phát hành trái phiếu hơn cổ phiếu,vì khi phát hành cổ phiếu thì các chủ sở hữu cũ sẽ mất (một phần) quyền quản lý công ty, phải chia lợi nhận cho những cổ đông mới. Tuy nhiên trong thực tế thì công ty phát hành cổ phiếu là chủ yếu, rất ít khi phát hành trái phiếu.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương mại 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1
Mời bạn xem thêm: