fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VII

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VII: Nhóm công ty cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về cấu trúc và quy định pháp lý liên quan đến các nhóm công ty trong thương mại. Chương này sẽ giải thích các khái niệm, loại hình nhóm công ty, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong nhóm, cũng như các quy định về quản lý và tổ chức hoạt động của nhóm công ty. Nội dung bài giảng không chỉ giúp sinh viên nắm vững lý thuyết mà còn trang bị kiến thức thực tiễn cần thiết để áp dụng vào các tình huống pháp lý trong môi trường kinh doanh. Hãy cùng khám phá những điều thú vị và bổ ích trong chương VII này!

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VII

Nhóm công ty

Gồm 2 loại:

  • Tổng công ty
  • Tập đoàn kinh tế

Ở VN hiện nay, tổng công ty, tập đoàn kinh tế chỉ tồn tại theo mô hình công ty mẹ – công ty con

Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty là 1 nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần hoặc các liên kết khác.

Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty chỉ là tên gọi cho 1 nhóm công ty, nó không phải là doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có tư cách giao kết hợp đồng, không có trụ sở, không có bộ máy, không phải đăng ký thành lập theo luật Doanh nghiệp. Trên thực tế, thì tên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty chỉ có ý nghĩa thương hiệu.

Trong nhóm công ty, công ty mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VII
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VII

Chú ý: cần phân biệt Tập đoàn kinh tế / Tổng công ty với Công ty mẹ. Ví dụ: với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên công ty mẹ là “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” hoạt động theo mô hình công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, còn tên tập đoàn là “Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau (khoản 1 Điều 189 luật Doanh nghiệp 2014):

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của của công ty đó
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng 1 công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương mại 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.