fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VI

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VI tập trung vào doanh nghiệp nhà nước, loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nội dung bài giảng cung cấp cái nhìn toàn diện về khái niệm, đặc điểm, và vai trò của doanh nghiệp nhà nước, cùng các quy định pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động và quản lý. Sinh viên sẽ nắm vững kiến thức về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, cũng như các chính sách phát triển loại hình doanh nghiệp này.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VI

Chương 6: Doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm

Là doanh nghiệp do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ (theo luật Doanh nghiệp 2014)

Chú ý: trước khi luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, thì doanh nghiệp NN là doanh nghiệp trong đó NN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên. Lý do là để giảm số lượng DNNN.

– “nắm giữ” ở đây là NN trực tiếp đầu tư vào DN.

VD: NN đầu tư 100% vốn thành lập công ty X, sau đó công ty X lập các công ty con là A, B, C đều với 100% vốn từ X. Khi đó thì luật quy định chỉ X là DNNN, A, B, C không phải DNNN, vì NN không “nắm giữ” A, B, C mà là X “nắm giữ” A, B, C, mặc dù vốn của X, A, B, C đều có 100% vốn NN.

DNNN chịu sự quản lý rất chặt chẽ của các cơ quan NN.

  • Xem Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà NN nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Xem Luật quản lý và sử dụng vốn NN đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014

2. Đặc điểm

a. Vốn nhà nước

– Vốn NN chiếm 100%

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VI
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương VI

b. Mô hình doanh nghiệp

– Là mô hình công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp.

c. Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ là cơ quan NN được giao làm chủ sở hữu doanh nghiệp NN

Chính phủ đầu tư theo 3 cách:

  • Thành lập các công ty mẹ, tập đoàn kinh tế
  • Giao cho Tổng Công ty kinh doanh vốn NN (SCIC) đầu tư vào các công ty
  • Giao cho các bộ, UBND tỉnh quản lý

NN có toàn quyền định đoạt đối với DNNN: quyết định điều lệ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm , cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, tổ chức quản lý doanh nghiệp, ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp

d. Tư cách pháp lý

– DNNN là pháp nhân, có đầy đủ các đặc điểm của pháp nhân.

e. Trách nhiệm tài sản:

– DNNN chịu TNHH bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp gồm:

+ vốn góp của chủ đầu tư

+ tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận

+ các loại quỹ của doanh nghiệp trích lập

+ các tài sản khác theo quy định của PL

Câu hỏi: Trách nhiệm của NN với tư cách là chủ sở hữu DNNN được xác định như thế nào ?

Trả lời: NN chịu TNHH trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.

3. Cổ phần hóa

– Là quá trình tái cấu trúc vốn của các DNNN thành cổ phần và chào bán. Đây là việc NN bán vốn của mình ra thị trường.

– Cổ phần hóa DNNN là việc chuyển DNNN từ chỗ chỉ thuộc sở hữu của NN thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông.

4. Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

– Là việc thu hồi lại tài sản mà DNNN đã đầu tư tại các doanh nghiệp khác.

– Vấn đề: DNNN góp vốn bằng tên (thương hiệu) vào các công ty, khi rút về Chính phủ lại yêu cầu thu tiền ?

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.