fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương V

Chương V của môn học Luật Thương mại 1 tập trung vào nội dung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) – một loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Bài giảng giúp sinh viên nắm vững các quy định pháp lý về cấu trúc, quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty TNHH, cùng những quy tắc liên quan đến vốn góp, quản lý và trách nhiệm tài chính. Thông qua bài giảng này, người học sẽ hiểu rõ hơn về vai trò và đặc điểm của công ty TNHH trong hệ thống pháp luật và kinh doanh thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương V

Chương 5: Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Có 2 loại công ty TNHH:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên (thường gọi ngắn là Công ty TNHH)
  • Công ty TNHH một thành viên

Hai loại công ty này chỉ khác nhau ở số lượng thành viên

1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

a. Khái niệm

– Là loại hình doanh nghiệp do ít nhất là 2 và tối đa không quá 50 cá nhân, pháp nhân cùng nhau góp vốn, kinh doanh, chia lãi, và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

b. Đặc điểm

Thành viên: từ 2 đến 50

  • Ý nghĩa của việc giới hạn thành viên: đây là công ty có tính chất đối nhân, nên các thành viên cần quen biết nhau
  • Nếu có 2 thành viên mà 1 thành viên chết / đi tù / mất năng lực hành vi thì hoặc công ty sẽ chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, hoặc phải bổ sung thành viên mới, thời hạn để thực hiện là 06 tháng.

Chú ý: luật không quuy định chế tài nếu số thành viên vượt quá 50, trường hợp vượt quá 50 thành viên khi công ty có đủ 50 thành viên, 1 thành viên chết, để lại thừa kế cho các con, mỗi con nắm số phần cổ phần và đều là thành viên của công ty.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương V
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương V

Thành viên có 2 loại:

  • Cá nhân
  • Pháp nhân

Chú ý: DNTN không thể là thành viên (vì không phải là pháp nhân)

Thành viên:

  • Thành viên sáng lập và quản lý công ty: là cá nhân, tổ chức không thuộc khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014
  • Thành viên thông thường khác: chỉ góp vốn, không sáng lập và không quản lý công ty

Chú ý: Thành viên sáng lập nếu đã góp đủ vốn thì không thể bị xóa khỏi công ty, cho dù sau này có chuyển nhượng hết vốn cho người khác (vì thành viên sáng lập là những người ký vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty). Trường hợp thành viên sáng lập không góp đủ vốn theo quy định thì sẽ bị khai trừ tư cách thành viên, do đó không còn là là thành viên sáng lập.

Câu hỏi: Công chức có thể là thành viên công ty TNHH không ?

Trả lời: Có. Công chức, viên chức có thể là thành viên thông thường (không phải thành viên sáng lập) công ty TNHH.

Trách nhiệm tài sản:

  • Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của công ty
  • Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Chú ý: luật doanh nghiệp trước luật DN 2014 quy định thành viên có thể chỉ cần đăng ký góp vốn, thời gian góp vốn có thể sau đó.

Có tư các pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty TNHH được phát hành trái phiếu để huy động vốn, tuy nhiên phải có điều kiện để phát hành trái phiếu

c. Quy chế pháp lý về vốn

(1) Vấn đề góp vốn và tài sản góp vốn

Tài sản theo luật dân sự gồm có vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản

Vấn đề: danh tiếng, uy tín, bí quyết, … có được coi là tài sản để góp vốn không và định giá thế nào?

Trong công ty, tài sản để góp vốn là bất kỳ thứ gì các thành viên coi là có giá trị và quy ra tiền / cổ phần để góp vốn.

Chú ý: tài sản phải có chủ sở hữu mới được mang ra góp vốn

(2) Góp vốn

Gồm 3 bước:

Bước 1: Thỏa thuận góp vốn

  • Nếu công ty chưa thành lập thì đó là thỏa thuận giữa các thành viên sáng lập. Nếu công ty đã thành lập rồi thì đó là thỏa thuận giữa người muốn góp vốn và công ty.
  • Nội dung của thỏa thuận: tổng số vốn, tài sản góp vốn (của từng người)
  • Các tài sản góp vốn đều được quy đổi sang tiền VNĐ, đối với tài sản là vật thì sẽ thông qua thủ tục thẩm định giá (nếu là công ty chưa thành lập thì đó là sự cùng thẩm định của các thành viên sáng lập, nếu đã thành lập rồi thì đó là sự thẩm định giá của người góp vốn và công ty).

Về nguyên tắc định giá: PL VN cho phép các bên tùy nghi định giá (có thể thuê tổ chức thẩm định giá, hoặc tự định giá).

Trường hợp thẩm định giá sai (thường là cao hơn giá trị thực) thì khi chịu trách nhiệm (như khi phá sản), các thành viên phải bù vào số tiền cho đủ với số đăng lý góp vốn.

Câu hỏi: Trường hợp nào thành viên công ty TNHH phải chịu trách nhiệm hữu hạn vượt quá phần vốn mình đã góp vào công ty ?

Trả lời: đó là khi thành viên công ty TNHH đồng ý cho thành viên khác góp vốn bằng tài sản mà định giá tài sản quá cao, hoặc tài sản bị xuống giá nhiều, khi phá sản thì phần giá trị bị thâm hụt do tài sản góp vốn đó vẫn được các chủ nợ quy là vẫn có giá trị như ban đầu và yêu cầu trả nợ khi đó các thành viên sẽ phải góp thêm để trả nợ.

– Bước 2: Chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty

+ Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sơ hữu tài sản cho công ty.

+ Với công ty chưa thành lập thì các thành viên sáng lập có 90 ngày để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Nếu sau 90 ngày mà chưa góp đủ tài sản thì:

  • Nếu chưa góp bất kỳ đồng vốn nào: sẽ bị khai trừ tư cách thành viên
  • Nếu đã góp một phần: sẽ được công ty cho “nợ” (thời gian nợ và việc có trả lãi hay không tùy vào công ty), hoặc công ty sẽ tước quyền góp phần vốn còn lại của thành viên đó; khi đó phần vốn góp còn thiếu sẽ mời các thành viên khác góp, hay mời người khác góp hay đăng ký giảm vốn của công ty.

Chú ý: thực tế có trường hợp lợi dụng việc chuyển quyền sở hữu tài sản vào công ty để mua bán tài sản giá trị lớn (nhà đất, ô tô) mà không phải chịu thuế. VD: A muốn ô tô cho B nhưng không muốn nộp thuế, A thành lập công ty THNN, góp vốn bằng chiếc ô tô, sau đó A bán công ty cho B, khi đó B sở hữu chiếc ô tô với mức phí rất thấp.

– Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp

+ Ghi tên các thành viên góp vốn vào sổ đăng ký thành viên. Thời điểm có tên trong sổ thành viên là thời điểm có tư cách thành viên của người góp vốn.

+ Giấy chứng nhận này cũng là tài sản của người góp vốn và có thể được mang đi góp vón vào công ty khác

(3) Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp đặc biệt

– Trường hợp 1 thành viên chết, thì người được hưởng thừa kế sẽ trở thành thành viên của công ty.

– Có 1 quy định rất đặc biệt: Trường hợp 1 thành viên tặng / cho phần vốn góp cho người khác thì nếu nười có có quan hệ trong phạm vi 3 đời với người tặng / cho thì sẽ trở thành thành viên công ty, nếu không nằm trong phạm vi 3 đời thì phải được hội đồng chấp thuận mới trở thành thành viên công ty, nếu hội đồng thành viên không chấp thuận thì người đó phải bán phần vốn đó cho những người trong công ty hoặc người khác.

Nguyên nhân: vì đây là công ty có tính chất đối nhân nên các thành viên cần quen biết nhau.

– Trường hợp người thừa kế không muốn nhận tư cách thành viên công ty, hoặc là trẻ vị thành niên, hoặc thuộc đối tượng bị cấm trở thành thành viên, khi đó phải áp dụng thêm luật Dân sự để giải quyết cho từng tình huống cụ thể.

(4) Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty (Điều 53 luật doanh nghiệp)

– Một thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, nếu muốn chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác thì họ phải ưu tiên chuyển nhượng phần vốn của mình cho các thành viên khác trong công ty trước với cùng điều kiện và ưu tiên chuyển nhượng theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên. Các thành viên khác có 30 ngày để quyết định xem có mua không. Trường hợp các thành viên khác không mua hoặc không mua hết thì mới có quyền chuyển nhượng cho chủ thể ngoài công ty, cũng với cùng điều kiện.

VD: A góp 100 triệu, B góp 200 triệu, C góp 300 triệu; giả sử B muốn chuyển nhượng hết phần vốn góp của mình, khi đó B phải ưu tiên chuyển nhượng cho A và C trước, với tỷ lệ 1:3, tức là chào bán cho A 50 triệu, C 150 triệu. Trường hợp C không mua hết 150 triệu thì A mới có quyền được mua.

Nếu B chào bán phần vốn 50 triệu cho A với giá 40 triệu thì B cũng tương ứng phải chào bán phần vốn 150 triệu cho C với giá 120 triệu, tức là phải với cùng điều kiện.

Nếu A và C không mua hết phần vốn góp của B, thì B có quyền bán cho D là người ngoài công ty, và điều kiện bán cho D cũng giống như bán cho A và C.

==> ý nghĩa: quy định này thể hiện tính chất đối nhân của công ty TNHH, mục đích là không để chuyển vốn cho người ngoài với điều kiện thuận lợi hơn (như VD trên thì B có thể rao bán 200 triệu cho A và C với giá 1 tỷ để A và C không mua được, rồi bán cho D với giá 100 triệu), tức là các thành viên khác có thể ngăn không cho người bên ngoài tham gia vào công ty khi bỏ tiền ra mua vốn của thành viên bán.

==> Nhận xét: tính đối nhân của công ty TNHH không thể bằng công ty hợp danh, ở công ty hợp danh, chỉ cần bất kỳ thành viên nào không đồng ý cho chuyển nhượng vốn thì thành viên muốn chuyển nhượng vốn không thể thực hiện được. Còn trong công ty TNHH, một thành viên muốn chuyển nhượng là sẽ chuyển nhượng được, chỉ là chuyển cho ai mà thôi.

(5) Mua lại phần vốn góp (Điều 52 luật doanh nghiệp)

– Là việc công ty mua lại phần vốn góp của một thành viên nào đó khi thành viên đó yêu cầu. Điều kiện là quyền lợi của thành viên đó bị ảnh hưởng, tức là rơi vào 1 trong các trường hợp sau:

+ công ty sửa đổi điều lệ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên

+ công ty ra 1 quyết định làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thành viên

+ một số trường hợp khác theo quy định của luật doanh nghiệp

– Không phải cứ khi nào thành viên yêu cầu công ty mua lại thì công ty sẽ mua lại. Công ty chỉ được mua lại phần vốn góp này khi việc mua lại đó không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và việc thanh toán các khoản nợ của công ty.

Câu hỏi: nếu 1 thành viên chết, mà người thừa kế từ chối nhận phần vốn góp thì phần vốn góp đó thuộc về ai ?

Trả lời: Khi chết thì phần vốn góp là di sản và sẽ thuộc về người thừa kế, khi đó người thừa kế sẽ thay thế người chết để trở thành thành viên công ty. Nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty thì có thể bán phần vốn góp đó. Trường hợp người thừa kế không muốn nhận phần vốn góp thì theo luật thừa kế, di sản không ai nhận sẽ thuộc về nhà nước, và nhà nước sẽ bán phần vốn góp đó để thu tiền về ngân sách NN. Trường hợp nhà nước bán mà không ai mua thì luật chưa quy định.

3.2. Công ty TNHH một thành viên

– Là công ty TNHH chỉ có 1 thành viên là cá nhân hoặc pháp nhân.

Câu hỏi: 1 doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập 1 công ty TNHH 1 thành viên không?

Trả lời: không thể, vì DNTN không phải là pháp nhân.

– Về cơ bản, công ty TNHH 1 thành viên giống với công ty THHH hai thành viên trở lên. Có một số điểm lưu ý:

+ Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì thành viên chịu TNHH trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Còn trong công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu chịu TNHH trong số vốn điều lệ của công ty. Hai điểm này là giống nhau vì công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên, nên thành viên này góp bao nhiêu vốn thì đó chính là vốn điều lệ của công ty.

+ Thành viên công ty TNHH 1 thành viên có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần vốn của mình cho 1 hoặc nhiều cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu chuyển cho nhiều cá nhân hoặc chỉ chuyển một phần vốn, khi đó số thành viên sẽ tăng lên, và công ty sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi mô hình từ TNHH 1 thành viên thành TNHH 2 thành viên trở lên.

Câu hỏi: So sánh công ty TNHH 1 thành viên và thành viên đó là cá nhân với DNTN

Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhânDoanh nghiệp tư nhân
Giống nhau:–          Đều là doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp–          Đều do 1 cá nhân làm chủ sở hữu–          Đều không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhân (do có tài sản độc lập)Không có tư cách pháp nhân (do không có tài sản độc lập)
Vốn gópTài sản là vốn góp được quyền sở hữu sang cho công tyKhông phải chuyển quyền sở hữu tài sản, chỉ cần đăng ký
Thay đổi vốnTăng vốn bằng cách chủ sở hữu góp thêm. Khi tăng phải làm thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.Không được giảm vốn điều lệCó thể tăng hoặc giảm vốn mà không cần làm thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.Chỉ phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nếu giảm vốn xuống dưới mức vốn đã đăng ký trước đó.
Về trách nhiệmChủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ  của công tyChủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
Chủ sở hữu có thể thành lập nhiều công ty TNHH 1 thành viên là cá nhânChủ sở hữu chỉ được thành lập duy nhất 1 DNTT
Có thể là thành viên của công ty khác thông qua việc góp vốn thành lập hoặc mua cổ phầnKhông thể góp vốn thành lập hay mua cổ phần của công ty khác để trở thành thành viên của công ty đó
Về cơ cấu tổ chứcChủ tịch – Giám đốcChủ sở hữu kiêm Chủ tịch công ty và là người đại diện theo PL của công ty.Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có thể do Chủ tịch kiêm hoặc thuê người khácChủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương mại 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.