fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XIII

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XIII tập trung vào Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, mang đến cho người học cái nhìn toàn diện về các hành vi vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước, trật tự công cộng và hành chính. Nội dung bài giảng sẽ giúp người học hiểu rõ cấu thành tội phạm, mức độ nguy hiểm và các hình phạt áp dụng đối với những tội phạm này, từ đó nắm vững cách thức áp dụng các quy định pháp luật trong việc bảo vệ trật tự quản lý hành chính trong thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XIII

Vấn đề 13: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

I. Khái niệm chung

Là những hành vi nguy hiểm cho XH, xâm phạm hoạt động bình thường của NN và XH trong lĩnh vực quản lý hành chính NN

II. Các tội phạm cụ thể

1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257)

Khách thể: sự hoạt động bình thường của cơ quan NN, tổ chức XH

Hành vi khách quan: chống người thi hành công vụ

  • Dùng vũ lực
  • Đe dọa dùng vũ lực
  • Thủ đoạn khác: VD hô hoán, gây rối làm mất trật tự, tự lột quần áo (đối với nữ), tự gây thương tích cho mình nhằm thoát khỏi người thi hành công vụ

Chú ý: dùng vũ lực nhưng không được gây chết người, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ. Trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội khác như giết người, cố ý gây thương tích thì sẽ bị xét xử về tội đó. (Lý do: khác nhau về khách thể)

Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, trong khoản 1 điểm k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân  ==> khách thể ở Điều 104 là tính mạng, sức khỏe con người, còn cản trở thi hành công vụ chỉ là tình tiết tăng nặng.

Chủ thể: thường

Lỗi cố ý trực tiếp

Mục đích: cản trở người thi hành công vụ, ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái PL

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XIII
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XIII

2. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274)

Phân biệt với các tội xâm phạm an ninh quốc gia :

  • Nếu trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân ==> tội Chống chính quyền nhân dân
  • Nếu nhập cảnh trái phép vào VN nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân ==> tội Xâm phạm an ninh lãnh thổ

Ở tội 274 này chỉ xét xử việc vi phạm về trật tự quản lý trong lĩnh lực xuất nhập cảnh, không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân

Tình huống: cô A làm nhân viên phục vụ ở nhà hàng, có vay tiền chủ nhà hàng B, không trả được nợ. Chủ nhà hàng B ép cô A phải bán dâm để trả nợ, cô này không chịu, chủ nhà hàng gọi một số thanh niên C,D,E đến để đánh đập, ép buộc cô A bán dâm. Hỏi B, C, D, E có phạm tội gì không ?

Trả lời: Chủ nhà hàng B phạm tội theo Điều 254 (tội chứa mại dâm), khoản 2, điểm b) Cưỡng bức mại dâm. Các thanh niên C, D, E là đồng phạm với B.

Trường hợp B là nam giới ép cô A phải quan hệ tình dục với mình để trả nợ thì sẽ bị xử theo Tội cưỡng dâm (Điều 113)

Tình huống: Mượn điện thoại của người khác rồi đi mất, không trả.

Trả lời: Có 2 trường hợp:

  • Nếu chứng minh được thủ đoạn gian dối ngay từ đầu, tức là có định chiếm đoạt tài sản ngay từ trước khi mượn điện thoại ==> tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Nếu không chứng minh thủ đoạn gian dối, thì chỉ coi là mượn tài sản, sau đó nảy sinh ý định chiếm đoạt ==> tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hình sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.