Chương XIV của bài giảng môn học Luật Hình sự 1 tập trung vào “Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt,” nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình và nguyên tắc thực hiện hình phạt trong hệ thống pháp luật. Nội dung chương sẽ đề cập đến các hình thức chấp hành hình phạt, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt, cùng với các chế độ đặc biệt áp dụng cho từng loại hình phạt như tù giam, quản chế, hoặc cải tạo không giam giữ. Học viên sẽ được tìm hiểu về vai trò của các cơ quan thi hành án trong việc đảm bảo thực hiện đúng đắn các quyết định hình phạt, cũng như tác động của chấp hành hình phạt đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người phạm tội. Chương này không chỉ góp phần nâng cao kiến thức pháp lý mà còn khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện hình phạt trong việc giáo dục và phòng ngừa tội phạm trong xã hội.
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương XIV
Chương 14 : Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt
1. Thời hiệu thi hành bản án
– ĐN (Điều 55): là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
– Dựa vào hình phạt đã tuyên, các mức thời hiệu gồm:
+ 5 năm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống
+ 10 năm: phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm
+ 15 năm: phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm
– Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực.
+ Nếu trong thời hiệu, người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không đựơc tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
+ Nếu trong thời hiệu, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ
2. Miễn chấp hành hình phạt
– (Điều 57) Là không buộc 1 người đã bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên.
– Chú ý: miễn chấp hành hình phạt >< miễn TNHS
>< miễn hình phạt
>< giảm thời gian chấp hành hình phạt
– Miễn chấp hành hình phạt có 2 trường hợp:
+ miễn toàn bộ hình phạt đã tuyên
+ miễn phần còn lại chưa chấp hành của hình phạt đã tuyên. VD: A bị tuyên 15 năm tù, A chấp hành được 3 năm thì được miễn chấp hành hình phạt, tức là A được miễn chấp hành 12 năm tù
3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
– (Điều 58) Là rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt đã tuyên
– Được áp dụng với các hình phạt:
+ cải tạo không giam giữ
+ phạt tù có thời hạn
+ tù chung thân
– Điều kiện áp dụng giảm chấp hành hình phạt:
+ đã chấp hành hình phạt đã tuyên 1 thời gian nhất định
+ có nhiều tiến bộ
+ có đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, hoặc của cơ quan tổ chức chính quyền địa phương được giao trực tiếp giám sát giáo dục
– Thời hạn đã chấp hành hình phạt đã tuyên để được xét giảm lần đầu:
+ 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn
+ 12 năm đối với tù chung thân
– Một người có thể được giảm án nhiều lần, nhưng phải đảm bảo chấp hành tối thiểu 1/2 mức hình phạt đã tuyên
– Với tù chung thân, lần đầu sẽ được giảm xuống 30 năm tù, và nếu được giảm nhiều lần thì vẫn phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành đạt 20 năm.
4. Án treo
– (Điều 60) Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
– Người được hưởng án treo không bị cách ly khỏi XH, vẫn được sinh sống tại nơi cư trú, vẫn được làm việc tại cơ quan đơn vị bình thường
Câu hỏi: (1) Án treo giống cải tạo không giam giữ ở chỗ đều là những hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly ra khỏi XH. Đúng hay Sai ?
(2) Án treo là hình phạt nhẹ hơn tù giam vì không buộc người bị kết án phải cách ly ra khỏi XH. Đúng hay Sai.
Trả lời: Cả 2 câu khẳng định trên đều Sai, vì Án treo không phải là hình phạt, mà án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Câu hỏi: (1) Án treo không phải là hình phạt mà chỉ là 1 biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt.
(2) Án treo không phải là hình phạt mà chỉ là 1 biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.
Trả lời: (1) Sai, vì án treo không phải 1 biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
(2) Sai. Vì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ không phải là miễn chấp hành hình phạt bất kỳ.
– Điều kiện áp dụng án treo:
+ bị xử tù không quá 3 năm
+ có nhân thân tốt
+ có nhiều tình tiết giảm nhẹ
+ xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
Chú ý: Xem Nghị quyết 01/2013 của Hội đồng thẩm phán về Án treo
Câu hỏi: (1) Người phạm tội nghiêm trọng / rất nghiêm trọng thì không được cho hưởng án treo
(2) Người đã có tiền án, tiền sự chưa được xóa án tích có thể được xét cho hưởng án treo.
Trả lời: (1) Sai. Vì người phạm tội nghiêm trọng / rất nghiêm trọng vẫn có thể được xử tù không quá 3 năm.
(2) Sai. Nếu chưa xóa án tích thì bị coi là có nhân thân không tốt, vi phạm điều kiện hưởng án treo. Trường hợp đã được xóa án tích thì phải sau một thời gian quy định mới được xem xét hưởng án treo (khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết 01/2013 HĐTP về án treo)
Câu hỏi: Các tình tiết giảm nhẹ nếu đã được tòa án sử dụng để giảm mức hình phạt xuống dưới 3 năm thì có được sử dụng tiếp để cho hưởng án treo không ?
Trả lời: Có thể. Vì đây là ở giai đoạn chấp hành hình phạt, không phải giai đoạn xét xử. Hơn nữa khi xét xử thì có bao nhiêu tình tiết cần phải xem xét hết, không thể có chuyện “để một số tình tiết lại dành cho xem xét sau”.
Câu hỏi: Nếu đã được áp dụng Điều 47 để hạ khung hình phạt thì có được hưởng tiếp án treo không ?
Trả lời: Khi đã áp dụng điều 47 tức là đã thể hiện chính sách khoan hồng rồi, nên sẽ không được cho hưởng án treo. (khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết 01/2013 HĐTP về án treo)
– Khi cho hưởng án treo, tòa án ấn định thời gian thử thách:
+ thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm.
+ được tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo
– Điều kiện thử thách của án treo (khoản 5 điều 60): là không được phạm tội mới trong thời gian thử thách. Ngược lại, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
VD: A bị phạt 2 năm tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Khi được 1 năm thì A phạm tội mới, bị tuyên 3 năm tù. Khi đó A mất quyền được hưởng án treo mà phải chấp hành cả 2 hình phạt, tổng là 2+3=5 năm tù, tức là A đã mất quyền hưởng án treo, thời gian 1 năm thử thách đã chấp hành không được tính là thời gian chấp hành hình phạt tù.
VD: A bị phạt 2 năm tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Khi được 1 năm thì A bị phát hiện đã phạm tội trước đó, tội này bị tòa tuyên 3 năm tù. Trong trường hợp này, A không vi phạm điều kiện thử thách của án treo (không phạm tội mới trong thời gian thử thách). Khi đó A bị buộc chấp hành đồng thời 2 bản án là tiếp tục bị thử thách 4-1=3 năm đồng thời bị phạt tù 3 năm.
Nếu sau đó 1 năm, A lại tiếp tục phạm tội mới (VD tội đánh bạn tù gây thương tích) và bị tuyên án 5 năm tù. Khi đó A đã vi phạm điều kiện về thời gian thử thách của án treo, A bị mất quyền hưởng án treo, và phải chịu lại bản án 2 năm đã tuyên trước đó (mà đã cho hưởng án treo), cộng với bản án trước (3 năm tù, nhưng đã chấp hành 1 năm) và bản án mới (5 năm), và tổng hình phạt A phải chịu là 2 + (3-1) + 5 = 9 năm tù
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: