Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương X tập trung vào nội dung đồng phạm, giúp sinh viên hiểu rõ về khái niệm, các loại đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. Chương học phân tích các hình thức đồng phạm như đồng phạm chính và đồng phạm phụ, cũng như vai trò của từng đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm. Qua đó, người học sẽ nắm vững kiến thức pháp lý cần thiết để áp dụng vào thực tiễn, đánh giá đúng mức độ trách nhiệm hình sự của các cá nhân trong các vụ án đồng phạm.
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương X
Chương 10: C
1. Khái niệm đồng phạm
– ĐN (Điều 20): Đồng phạm là trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.
a. Các dấu hiệu khách quan của đồng phạm
– Có từ 2 người trở lên (đủ điều kiện là chủ thể)
Chú ý: phải là người có đủ điều kiện làm chủ thể, tức là phải có đủ độ tuổi quy định và có năng lực TNHS
– Cùng tham gia thực hiện tội phạm
b. Các dấu hiệu chủ quan
– Lỗi: cùng cố ý
Như vậy, đồng phạm chỉ có ở lỗi cố ý (phạm tội vô ý không thể có đồng phạm)
Chú ý: đồng phạm có thể có ở cả lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
– Động cơ, mục đích phạm tội:
+ có cùng động cơ và mục đích phạm tội
+ biết rõ và tiếp nhận …
Chú ý: động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
– Chú ý:
+ trường hợp động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc thì không đòi hỏi những người đồng phạm phải có cùng động cơ, mục đích phạm tội. Như vậy, động cơ và mục đích của đồng phạm có thể khác nhau
+ trường hợp động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì đòi hỏi những người đồng phạm phải có cùng động cơ, mục đích phạm tội đó, hoặc tuy không có nhưng biết rõ và tiếp nhận động cơ, mục đích phạm tội của nhau
+ đồng phạm phải có tính 2 chiều: tức là A phải biết là có B là đồng phạm và B cũng biết A là đồng phạm (vì thực tế có trường hợp B ngấm ngầm giúp A thực hiện tội phạm nhưng A không hề biết, khi đó B không được coi là đồng phạm của A)
2. Các loại người đồng phạm
Gồm:
+ người tổ chức
+ người thực hành
+ người xúi giục
+ người giúp sức
a. Người thực hành
– Là người trực tiếp thực hiện tội phạm
– Là người giữ vai trò trung tâm của hành vi phạm tội
– Có 2 loại:
+ Loại 1: tự thực hiện khi hành vi khách quan của tội phạm (toàn bộ hoặc 1 bộ phận): gọi là người thực hành trực tiếp 1 phần trong 1 số tội theo PL quy định. VD tội hiếp dâm (điều 111) được cấu thành bở 2 tội: dùng vũ lực khống chế người khác, và giao cấu trái ý muốn
+ Loại 2: gọi là người thực hành gián tiếp: thực hiện tội phạm thông qua hành vi của người khác (người này bị tác động và bị sử dụng như là công cụ phạm tội, họ không phải chịu TNHS về tội phạm mà họ bị lợi dụng để thực hiện). VD: A và B bảo C là trẻ em dưới 14 tuổi (hoặc bị tâm thần) vào lấy trộm tài sản / hủy hoại tài sản, khi đó C không phải chịu TNHS do không có đủ điều kiện là chủ thể, mà A và B sẽ được xác định là người thực hành tội phạm (loại 2, tức thực hành gián tiếp) và phải chịu TNHS
b. Người tổ chức
– Là người chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc phạm tội
– Là người giữ vai trò nguy hiểm nhất, là linh hồn của vụ phạm tội
c. Người xúi giục
– Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
– Là tác giả tinh thần của vụ phạm tội
– Đặc điểm của hành vi xúi giục:
+ tác động trực tiếp, cụ thể
+ làm nảy sinh ý định phạm tội ở người thực hành
+ chỉ có thể ở dạng hành động phạm tội
d. Người giúp sức
– Là người tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất cho người thực hiện tội phạm
– Đặc điểm:
+ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất hoặc tinh thần
+ sau khi người thực hành đã có ý định phạm tội
+ có thể bằng hành động hoặc không hành động. VD người bảo vệ lờ đi kẻ trộm vào trộm cắp tài sản cơ quan
– Giúp sức bằng lời hứa hẹn trước:
+ hứa hẹn sẽ tiêu thụ tài sản, che dấu tội phạm, …
+ phải chịu TNHS ngay cả khi không thực hiện lời hứa
3. Các loại đồng phạm
– Đồng phạm giản đơn >< Đồng phạm phức tạp
– Đồng phạm có thông mưu trước >< Đồng phạm không có thông mưu trước
– Trường hợp phạm tội có tổ chức: thuộc loại đồng phạm có thông mưu trước, nhưng được đẩy lên mức cao nhất của khung hình phạt, vì đây là hành vi được đánh giá là nguy hiểm nhất
4. TNHS trong đồng phạm
– Nguyên tắc:
+ chịu TNHS chung: tức là chịu tội danh chung. VD chỉ có tội giết người, không chia nhỏ thành tội tổ chức giết người, tội thực hành giết người, tội xúi giục giết người, mà toàn bộ những người tham gia vào việc giết người đều bị tuyên chung là phạm tội Giết người.
+ chịu TNHS độc lập: mỗi người đồng phạm tham gia vào vụ phạm tội có vai trò khác nhau, nên chịu hình phạt khác nhau. VD: có người là tái phạm, có người phạm tội lần đầu ==> xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Chú ý: người đồng phạm không phải chịu TNHS vượt quá tội danh đã xác định khi có sự bàn bạc hoặc dự kiến. VD: A và B cùng nhau trộm cắp tài sản, A canh chừng cho B vào nhà lấy tài sản, B thấy trong nhà có người bèn giết luôn để bịt đầu mối. Việc B giết người không nằm trong kế hoạch của A với B, vì vậy khi xét xử, A không bị tuyên tội giết người mà chỉ bị tuyên là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản.
– Lưu ý:
+ chủ thể đặc biệt của tội phạm: dấu hiệu đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người trực tiếp thực hiện tội phạm, những người khác không cần có dấu hiệu đặc biệt
+ tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19): thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
5. Hành vi liên quan đến đồng phạm CTTP độc lập
Gồm:
– Che dấu tội phạm (Điều 21): Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định
– Không tố giác tội phạm (Điều 22): Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: