fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IX

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IX tập trung vào nội dung các giai đoạn thực hiện tội phạm, giúp sinh viên hiểu rõ quá trình phạm tội từ khi chuẩn bị, thực hiện đến hoàn thành hoặc không hoàn thành tội phạm. Chương học phân tích chi tiết các giai đoạn như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, và tội phạm hoàn thành, qua đó giúp người học nắm vững cách phân biệt và áp dụng các quy định pháp luật trong việc xác định trách nhiệm hình sự của từng giai đoạn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IX

Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm

I. Khái niệm

– Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm cố ý, gồm:

+ Chuẩn bị phạm tội

+ Phạm tội chưa đạt

+ Tội phạm hoàn thành

II. Chuẩn bị phạm tội

– Là giai đoạn trong đó người phạm tội tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội

– Các hành vi chuẩn bị phạm tội:

+ chuẩn bị công cụ, phương tiện

+ chuẩn bị kế hoạch

+ thăm dò địa điểm

+ tìm kiếm đồng bọn

+ khắc phục các trở ngại khách quan như vô hiệu hóa camera an ninh, đánh bả chó giữ nhà, …

– Luật hình sự chỉ quy định việc chuẩn bị phạm tội phải chịu TNHS trong 1 số tình huống cụ thể …

Người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: xâm phạm an ninh quốc gia.

III. Phạm tội chưa đạt

1. Khái niệm

– Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

2. Các dấu hiệu

– Chủ thể đã bắt đầu thực hiện tội phạm nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:

+ đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP

+ đã thực hiện hành vi “đi liền trước” hành vi khách quan

– Đặc điểm của hành vi “đi liền trước”:

+ không được mô tả là 1 dấu hiệu của mặt khách quan

+ là bộ phận không thể tách rời của hành vi phạm tội

+ đe dọa thực sự, trực tiếp ngay sau đó, gây thiệt hại cho khách thể

– Chủ thể không thực hiện tội phạm đến cùng, có các trường hợp sau:

+ chủ thể mới thực hiện hành vi đi liền trước

+ chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra

+ chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng không thực hiện được hết

+ hậu quả nguy hiểm đã xảy ra nhưng không phải là hậu quả mà chủ thể mong muốn

– Chủ thể không thực hiện tội phạm đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn:

+ do người bị hại đã chống lại được, đã tránh được

+ người khác đã ngăn chặn được

+ những trở ngại khách quan khác

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IX
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IX

3. Phân loại tội phạm chưa đạt

– Phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành: do nguyên nhân khách quan, chủ thể chưa thực hiện hết hành vi gây hậu quả

– Phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành: do nguyên nhân khách quan, chủ thể tuy thực hiện hết hành vi cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm không xảy ra

* Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:

– Phạm tội chưa đạt vô hiệu:

+ không có đối tượng tác động hoặc đối tượng không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có

+ người phạm tội sử dụng nhầm công cụ, phương tiện. VD mua thuốc sâu đầu độc khác, nhưng mua phải thuốc giả nên người bị hại không bị sao

4. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa đạt

– Về khách quan: …

– Về chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý

IV. Tội phạm hoàn thành

– Là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP

– Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa

– Tội phạm hoàn thành là xét về mặt pháp lý, tức là tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP

– Các tội phạm có cấu thành khác nhau thì thời điểm tội phạm hoàn thành cũng khác nhau:

+ tội có CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội gây ra hậu quả của tội phạm. VD tội giết người hoàn thành khi nạn nhân chết

+ tội có CTTP hình thức hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội

+ tội có CTTP cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội

V. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

– Là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì cản trở

– Chỉ được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi chủ thể đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt

– Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của 1 tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.