fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VIII

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VIII tập trung vào nội dung mặt chủ quan của tội phạm, giúp sinh viên hiểu sâu về các yếu tố nội tâm của người phạm tội, bao gồm lỗi, động cơ, và mục đích phạm tội. Chương học phân tích chi tiết cách nhận diện và đánh giá lỗi cố ý và vô ý, từ đó làm rõ vai trò của mặt chủ quan trong việc xác định tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua chương học này, người học sẽ nắm vững cách áp dụng kiến thức pháp lý vào việc phân tích và giải quyết các tình huống thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VIII

Chương 8 : Mặt chủ quan của tội phạm

I. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm

– Là diễn biến tâm lý diễn ra bên trong của tội phạm, bao gồm :

+ lỗi : có trong tất cả các CTTP

+ động cơ phạm tội

+ mục đích phạm tội

II. Lỗi

1. Khái niệm

– Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự

– Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi là :

+ không chấp nhận việc quy tội khách quan

+ thừa nhận và tôn trọng quyền tự do của con người

+ hình phạt có mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội

– Bản chất của lỗi : 1 người được coi là có lỗi nếu lựa chọn thực hiện hành vi gây thiệt hại cho XH, trái PL trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của XH

– Về mặt hình thức, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý

2. Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm

– Con người trong cuộc sống thì có nhiều nhu cầu cần thỏa mãn ==> thỏa mãn nhu cầu là nguồn gốc của mọi hành vi con người. hành động để thỏa mãn nhu cầu là tất yếu, nó được hình thành có quy luật.

– Hành vi của con người không chỉ có tính quy định trước mà còn có tính tự do ==> con người không thể vì thỏa mãn nhu cầu mà xử sự trái với đòi hỏi của XH. Mọi xử sự của con người đều bị chi phối bởi quy luật khách quan, có tính tất yếu. Nhưng nhờ hoạt động nhận thức, con người hoàn toàn tự do lựa chọn xử sự để đạt được mục đích của mình.

– Con người có tự do nhưng lại lựa chọn, thực hiện xử sự trái với đòi hỏi của XH thì bị coi là có lỗi.

– Như vậy, tự do là cơ sở của lỗi và của TNHS.

3. Các loại lỗi cố ý

a. Lỗi cố ý trực tiếp

– Là lỗi của người nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra

– Các dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp :

+ về lý trí : chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, chủ thể đã thấy trước được hậu quả của hành vi đó

+ về ý chí : chủ thể mong muốn cho hậu quả xảy ra

b. Lỗi cố ý gián tiếp

– Là lỗi của người nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VIII
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VIII

– Các dấu hiệu :

+ về lý chí : chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, chủ thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra

+ về ý chí : chủ thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả mà mình đã ý thức xảy ra

c. Một số loại cố ý khác (không có trong Luật)

– Cố ý có dự mưu :

– Cố ý đột xuất

– Hoặc căn cứ vào mức độ thấy trước hậu quả, có :

+ cố ý không xác định

+ cố ý xác định

4. Các loại lỗi vô ý

a. Lỗi vô ý vì quá tự tin

– Là lỗi của người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho XH nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Các dấu hiệu :

+ về lý chí : chủ thể tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho XH, chủ thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi của mình

+ về ý chí : chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra và tin hậu quả không xảy ra, hoặc tin sẽ tránh được hậu quả

b. Lỗi vô ý do cẩu thả 

– Là lỗi của người không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho XH, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

– Các dấu hiệu:

+ chủ thể không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho XH. Có 2 trường hợp:

  • Không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình, không biết mình có hành vi vi phạm. VD bác sỹ quên dụng cụ y tế trong bụng bệnh nhân
  • Chủ thể tuy nhận thức được mặt thực tế hành vi nhưng hoàn toàn không nghĩ đến hậu quả của hành vi có thể xảy ra. VD hút thuốc lá xong vứt lung tung gây cháy

+ chủ thể có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình

5. Trường hợp hỗn hợp lỗi

– ĐN: Là trường hợp trong CTTP có 2 loại lỗi cố ý và vô ý đối với những tình tiết khách quan khác nhau.

– Điển hình là trường hợp trong 1 CTTP có 2 loại lỗi:

+ cố ý đối với tình tiết khách quan A

+ vô ý đối với tình tiết khách quan B

Khi đó thì A là để định khung hình phạt, B là tình tiết tăng nặng

VD Điều 104, Điều 111 khoản 3: cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, hay hiếp dâm làm nạn nhân chết

Chú ý: trường hợp hỗi hợp lỗi chỉ có trong cấu thành tăng nặng của một số tội cố ý, trong đó tình tiết tăng nặng này được phản ánh là hậu quả, lỗi của người phạm tội đối với hậu quả đó là lỗi vô ý.

6. Sự kiện bất ngờ

Điều 11

– Là trường hợp chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho XH trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả đó. Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại do sự kiện bất ngờ không phải chịu TNHS.

VD người lái xe đi trên đường nông thôn vào đúng vụ gặt, khi người nông dân phơi rơm rạ trên đường, trẻ con chui xuống lớp rơm để chơi trốn tìm, người lái xe không thể nhìn thấy và cán chết đứa trẻ.

Chú ý: bất ngờ >< bất khả kháng

III. Động cơ phạm tội

– Là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

– Chỉ có các tội phạm có lỗi cố ý mới có động cơ phạm tội, lỗi vô ý không có động cơ phạm tội

– Có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi

– Không phải là dấu hiệu bắt buộc chung cho mọi tội phạm

– Có thể được phản ánh là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, hay định khung …

IV. Mục đích phạm tội

– Là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội đặt ra khi thực hiện tội phạm

– Chỉ có các tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp mới có mục đích phạm tội

– Cần phân biệt mục đích phạm tội với hậu quả của tội phạm:

Hậu quả của tội phạmMục đích phạm tội
Thuộc mặt khách quan của tội phạmThuộc mặt chủ quan của tội phạm
Tồn tại trên thực tếTồn tại trong ý thức
Có sau khi thực hiện hành vi phạm tộiCó trước khi thực hiện hành vi phạm tội
Có thể không phát sinhLuôn luôn tồn tại
Có thể trong mọi tội phạmChỉ có trong các tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp

– Mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi CTTP.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.