fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VI

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VI tập trung vào nội dung mặt khách quan của tội phạm, giúp sinh viên hiểu rõ các yếu tố bên ngoài cấu thành tội phạm, bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, và hoàn cảnh phạm tội. Chương học cung cấp nền tảng phân tích cụ thể về cách nhận diện và đánh giá hành vi phạm tội trong thực tiễn, từ đó giúp người học nắm vững kỹ năng áp dụng các quy định pháp luật hình sự một cách chính xác và hiệu quả.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VI

Chương 6: Mặt khách quan của tội phạm

I. Khái niệm

– Là toàn bộ những diễn biến, biểu hiện bên ngoài của tội phạm

II. Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm

1. Hành vi khách quan của tội phạm

– Là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan, những biểu hiện này nhằm đạt những mục đích nhất định.

Như vậy, Hành vi khách quan của tội phạm phải được:

+ ý thức con người kiểm soát

+ ý chí con người điều khiển

Do vậy, biểu hiện của những người bị tâm thần và mất năng lực hành vi thì không được coi là tội phạm. Hoặc các biểu hiện không phải do ý chí của con người, hay bị cưỡng bức về thân thể thì cũng không bị coi là tội phạm.

VD: người tâm thần bị nnất năng lực hành vi thì giết người, đốt nhà hàng xóm, … cũng không bị coi là tội phạm, không bị truy cứu TNHS

– Đặc điểm của hành vi khách quan cả tội phạm:

+ hành vi khách quan có tính nguy hiểm cho XH: đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại do XH.

+ là hành vi có ý thức và có ý chí: họ biết họ thực hiện hành vi tội phạm vì mục đích gì. Trường hợp cưỡng bức về tinh thần vẫn có thể bị truy cứu TNHS tùy vào mức độ bị cưỡng bức.

VD: A là cán bộ quản giáo tù nhân, A đang dẫn tù nhân đi lao động, trên đường đi A bị đồng bọn của tù nhân phục kích và gí súng vào đầu, yêu cầu A phải thả tù nhân, A buộc phải thả tù nhân ==> A bị cưỡng bức tinh thần và không bị truy cứu TNHS

VD: vẫn VD trên, nhưng đồng bọn của tù nhân không gí súng vào đầu A mà chỉ đến nói với A rằng “tôi có đầy đủ băng ghi âm, ghi hình việc ông nhận 500 triệu đồng để thả đồng bọn của tôi”, nếu A về và tìm cách thả tù nhân ==> A vẫn bị truy cứu TNHS vì tuy A bị cưỡng bức về tinh thần nhưng chưa đến mức không thể lựa chọn hành động khác.

+ Là hành vi trái PL hình sự: tức là được luật hình sự quy định là tội phạm.

Tại sao chỉ riêng luật Hình sự thì tính trái PL hình sự lại là các hành vi được quy định trong luật hình sự ?

Vì đặc điểm của luật hình sự là tính chất “cấm chỉ”, tức là nhà làm luật đưa ra các quy định để cấm công dân thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho XH

2. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan

– Bao gồm 2 hình thức:

+ hành động phạm tội: làm việc mà luật hình sự cấm

+ không hành động phạm tội: không làm việc mà luật hình sự buộc phải làm, do đó gây ra thiệt hại cho XH. Ở hình thức này cần xác định 2 vấn đề:

  • Phải có nghĩa vụ hành động
  • Phải có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó: cần đánh giá cả yếu tố khách quan và chủ quan

– Một số tội phạm có thể được thực hiện bằng cả 2 hình thức, VD giết người có thể bằng hành động đâm, chém, bắt, … hoặc không hành động bằng cách bỏ đói

3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan

Căn cứ vào các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan, ta chia thành:

– Hành vi khách quan có tính ghép, gọi là Tội ghép: là hành vi khách quan của 1 tội được cấu trúc từ nhiều hành vi thực tế khác nhau, cùng xảy ra trong 1 thời điểm, xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau.

VD tội hiếp dâm (điều 111) là tội ghép, được cấu thành từ 2 hành vi là dùng vũ lực khống chế (xâm hại đến khách thể là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người) và giao cấu trái ý muốn (xâm hại đến khách thể là nhân phẩm, danh dự của con người), khi truy tố chỉ truy tố thành 1 tội là hiếp dâm, không truy tố thành 2 tội. Trường hợp nếu có hậu quả là thương tích xảy ra thì đó là tình tiết tăng nặng (không truy tố thành tội khác).

– Hành vi khách quan có tính kéo dài: là loại hành vi khách quan mà thời điểm hoàn thành tội phạm đến thời điểm kết thúc là 1 khoảng thời gian, và không gián đoạn.

VD: tội tàng trữ vũ khí, ma túy trái phép. Từ thời điểm tàng trữ đến khi bị phát hiện luôn có khoảng thời gian, 1 ngày, 1 tháng, hay 1 năm, …

– Tội có tính liên tục (tội liên tục): hành vi khách quan được lặp đi lặp lại nhiều lần, cùng tính chất, nhưng ngắt quãng về thời gian. Khi đó sẽ tổng hợp toàn bộ hành vi phạm tội để truy tố và xác định 1 lần phạm tội.

VD: thủ quỹ thường xuyên lấy trộm tiền quỹ cơ quan, mỗi lần lấy một số tiền. Khi đó sẽ tính tổng tất cả số tiền bị lấy trộm để quy tội

Chú ý: tội có tình liên tục khác với phạm tội nhiều lần. VD: A nhận hối lộ, tham ô nhiều lần, thì mỗi lần nhận hối lộ hay tham ô là 1 lần phạm tội.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VI
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VI

II. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

– Là thiệt hại cho các quan hệ XH là khách thể của tội phạm

– Biểu hiện: qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ XH ==> coi đây là hậu quả trong thực tiễn

– Một số hình thức của hậu quả nguy hiểm cho XH:

+ thiệt hại về vật chất

+ thiệt hại về thể chất

+ thiệt hại về tinh thần

+ các biến đổi khác

III. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong luật hình sự

– Một người chỉ phải chịu TNHS nếu hành vi của họ đóng vai trò là nguyên nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH, có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp

– Điều kiện để xem xét 1 hành vi đóng vai trò là nguyên nhân:

+ hành vi đó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian

+ hành vi đóng vai trò là nguyên nhân phải là khả năng thực tế gây ra hậu quả: tức là hành vi mang tính quy luật, tất yếu, bản thân hành vi đã chứa mầm mống gây ra hậu quả. VD chĩa súng vào người khác dù súng không có đạn vẫn bị coi là hành động nguy hiểm cho XH. VD: uống rượu rồi lái xe ngay bị coi là hành vi nguy hiểm cho XH mặc dù có thể không gây nguy hiểm

+ hậu quả xảy ra là sự hiện thực hóa của hành vi đóng vai trò là nguyên nhân

– Cần phân biệt hành vi với vai trò là nguyên nhân với vai trò là điều kiện: Hành vi là điều kiện không chứa đựng mầm mống, không chứa đựng cơ sở làm phát sinh tội phạm mà nó có thể tác động để hậu quả xảy ra nhanh hơn / chậm hơn, quy mô nhỏ hơn / lớn hơn, … Và người có hành vi đóng vai trò là điều kiện không phải chịu TNHS về hậu quả mà hành vi đóng vai trò là nguyên nhân gây ra.

VD: bà A lẫn chiếm vỉa hè để bán nước, khách ngồi ngay trên vỉa hè uống nước. Ông B uống rượu say điều khiển ô tô lao lên vỉa hè làm khách ngồi uống nước chết. Ông B lý luận là ông ấy sai khi điều khiển ô tô lao lên vỉa hè, nhưng nếu bà A không vi phạm lấn chiếm vỉa hè thì sẽ không có người ngồi ở đó, ô tô của ông B sẽ chỉ lao vào tường / cây, không thể gây chết người, nên chết người là do lỗi của bà A. Bà A không chịu, nói đã bán nước ở đó nhiều năm mà không ai bị làm sao, lỗi là do ông B lao ô tô lên làm chết người.

==> sẽ truy tội cho ai ?

VD: A lái ô tô khách đi qua phà, phà có quy định khi ô tô xuống phà thì khách phải xuống hết đi bộ, chỉ lái xe được điều khiển ô tô xuống phà. Hôm đó có 3 phụ nữ vì ngại xuống đi bộ nên đã cho tiền người kiểm soát an toàn là B ở phà để khỏi phải xuống đi bộ. Khi ô tô xuống mép phà thì bị sóng to đánh, ô tô lao xuống sông, người lái xe mở cửa ra và thoát, còn 3 phụ nữ trên ô tô bị chết đuối.

==> truy tố tội của A và B thế nào

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.