fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương II

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương II với nội dung Nguồn của luật hình sự Việt Nam giúp sinh viên nắm rõ các văn bản pháp lý là nền tảng của hệ thống luật hình sự, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, các điều ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Chương học cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ sở pháp lý của luật hình sự, từ đó hỗ trợ người học hiểu sâu hơn về cách áp dụng và giải thích các quy định pháp luật trong thực tế.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương II

Chương II. Nguồn của luật hình sự Việt Nam

I. Khái niệm

Theo lý luận chung về PL, nguồn của PL là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm PL.

Tuy nhiên, hiện nay VN không coi tập quán pháp và tiền lệ pháp là nguồn của PL.

Nguồn của luật hình sự VN hiện nay chỉ có duy nhất Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành.

II. Hiệu lực của luật hình sự – Những nguyên tắc chung

1. Hiệu lực về thời gian (Điều 7)

Văn bản luật hình sự có hiệu lực để truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội thực hiện sau khi văn bản PL đó được ban hành và có hiệu lực thi hành. Theo nguyên tắc này, văn bản luật hình sự không có hiệu lực trở về trước (tức là không có hiệu lực hồi tố)

Văn bản luật hình sự không có hiệu lực trở về trước trong các trường hợp:

  • Quy định tội mới
  • Quy định nội dung không có lợi cho người bị áp dụng

Ngược lại, nếu việc áp dụng luật mới mà có lợi cho người bị áp dụng thì luật hình sự có hiệu lực trở về trước.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương II
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương IIBài giảng môn học Luật hình sự 1 chương II

2. Hiệu lực về không gian

Có 4 nguyên tắc:

Theo nguyên tắc lãnh thổ: văn bản luật hình sự có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ quốc gia, dù người phạm tội là bất kỳ ai: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch

Tội phạm được coi là trên lãnh thổ quốc gia khi: tội phạm bắt đầu, đang diễn ra, hoặc kết thúc trên lãnh thổ quốc gia đó

Theo nguyên tắc quốc tịch: văn bản luật hình sự có hiệu lực đối với người phạm tội là công dân quốc gia đó, dù người đó ở trong hay ở ngoài lãnh thổ quốc gia

Theo nguyên tắc phổ cập: văn bản PL luật hình sự có hiệu lực đối với công dân quốc gia khác phạm tội ngoài  lãnh thổ quốc gia ban hành luật hình sự đó trong trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà VN ký kết, hoặc tham gia.

Theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia: văn bản luật hình sự có hiệu lực đối với công dân quốc gia khác phạm tội ngoài lãnh thổ quốc gia ban hành luật hình sự nếu tội phạm đó đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia.

III. Bộ luật hình sự Việt Nam: hiệu lực và cấu tạo

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.