fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương X

Bài giảng môn học Luật Dân sự 1 chương X với nội dung về bảo vệ quyền sở hữu và các quy định khác về quyền sở hữu cung cấp cho sinh viên cái nhìn toàn diện về các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu. Nội dung bài giảng phân tích chi tiết các quy định về quyền khiếu kiện, đòi lại tài sản, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu, và các biện pháp bảo vệ khác theo quy định pháp luật. Qua đó, sinh viên có thể nắm bắt và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình và người khác.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương X

Bảo vệ quyền sở hữu và các quy định khác về quyền sở hữu

1. Khái niệm

Quyền sở hữu gồm :

  • Quyền chiếm hữu
  • Quyền sử dụng
  • Quyền định đoạt

VD: Xâm phạm quyền sử dụng : nhà phía trước không cho nhà phía sau đi qua lối nhà mình để đi ra đường ==> ở đây không xâm phạm quyền chiếm hữu mà chỉ xâm phạm quyền sử dụng

Xâm phạm quyền định đoạt : nhà ông A muốn bán nhà, nhà B có mâu thuẫn với A nên khi có người mua nhà đến xem xét nhà A thì nhà B nói rằng nhà A đang có tranh chấp, do đó A không bán được nhà ==> ở đây là xâm phạm đến quyền định đoạt việc chuyển quyền sở hữu nhà cho người khác

Xâm phạm cả 3 quyền : khi tài sản bị lấy trộm, cướp

Khái niệm: Bảo vệ quyền sở hữu là hoạt động do cơ quan NN có thẩm quyền với chủ thể, chủ sở hữu  (chủ thể khác liên quan) thực hiện nhằm đảm bảo cho quyền năng chiếm hữu, định đoạt, sử dụng được thực hiện một cách bình thường trên thực tế, đồng thời nhằm bù đắp những tổn thất và 1 chủ thể phải gánh chịu do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

Bảo vệ được hiểu là các dùng các biện pháp để ngăn chặn, răn đe, phòng ngừa, khắc phục khỏi xâm phạm quyền sở hữu

2. Các biện pháp bảo vệ quyền sử hữu bằng hệ thống PL dân sự

a. Tự bảo vệ

Cất giữ, giấu tài sản để khỏi bị chủ thể khác xâm phạm. Chỉ áp dụng khi tài sản chưa bị xâm phạm.

Trong thực tế, khi tài sản bị xâm phạm rồi thì việc tự bảo vệ là rất khó

b. Các phương thức kiện

Phương thức kiện vật quyền : kiện đòi lại tài sản

Vật quyền: là tất cả các quyền đối với tài sản, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt

Điều kiện :

  • Chứng minh được chủ thể có quyền khởi kiện
  • Vật đó còn tồn tại
  • Người chiếm hữu tài sản phải là người không có căn cứ chiếm hữu hoặc không ngay tình, hoặc ngay tình trong 1 số trường hợp (Điều 257, 258).

VD : tài sản của A cho B thuê, B bán cho C, khi đó C được coi là chiếm hữu ngay tình (tức là C không biết và cũng không thể biết tài sản đó là của A), trường hợp này A không thể kiện đòi lại tài sản từ C mặc dù tài sản vẫn còn

Như vậy có thể kiện để đòi lại tài sản trong trường hợp người đang nắm giữ chiếm hữu không ngay tình. Còn trong trường hợp người đang nắm giữ tài sản chiếm hữu ngay tình thì có trường hợp đòi được, có trường hợp không đòi được (theo điều 257, 258)

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương X
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương X

Điều 257: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

VD:

A có 1 laptop, cho B mượn, sau đó :

  • B cho C ==> đòi được (vì hợp đồng không có đền bù)
  • B bán cho C ==> không đòi được (vì là hợp đồng có đền bù, và việc B có được laptop của A không phải trái ý muốn của A, vì ở đây A đã đồng ý cho B mượn) (trường hợp này B chỉ có thể đòi lại được tiền từ B chứ không thể đòi được tài sản từ C)

A có 1 laptop, A bị mất laptop đó, B nhặt được, sau đó :

  • B cho C ==> đòi được
  • B bán cho C ==> đòi được (vì B có được laptop của A là ngoài ý chí của A)

Điều 258: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

VD: A bị B lừa nên đã bán quyền sử dụng đất cho B, B mang quyền sử dụng đất thế chấp ngân hàng, B không trả được nợ, ngân hàng bán đấu giá, C mua được, C bán cho D, đang trong thời gian làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho D thì A kiện đòi đất. Khi xử, tòa đã xác định đúng là A bị lừa dối, tuy nhiên do C có được tài sản thông qua bán đấu giá nên được coi là chiếm hữu ngay tình, và A không thể đòi được quyền sử dụng đất

VD: A có 2 con là B và C, vợ ông A đã mất từ trước, khi A mất có để lại 1000 m2 quyền sử dụng đất, A không để lại di chúc, theo luật thì B và C được thừa kế mỗi người 500 m2. Do C đi xuất khẩu lao động, B ở nhà chuyển toàn bộ quyền sử dụng 1000 m2 đất sang tên mình, B bán cho D, C trở về, thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế vẫn còn nên C kiện để đòi 500 m2 đất thừa kế. Tòa xử đúng là C có quyền thừa kế 500 m2 đất, tuy nhiên C không thể đòi lại được 500 m2 đất vì D có được quyền sử dụng đất là do chiếm hữu ngay tình thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền (chính là cơ quan đã cấp quyền sử dụng đất cho B và chuyển cho D)

Nếu B không bán hết cả 1000 m2 thì A có quyền đòi được phần còn lại cho đến đủ 500 m2.

Phương thức kiện trái quyền: kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều kiện:

Người khởi kiện phải chứng minh mình có quyền khởi kiện

Tài sản không còn tồn tại hoặc còn nhưng không thể kiện đòi vật quyền được, hoặc đòi vật quyền được nhưng tài sản tài sản hư hỏng, giảm sút giá trị

  • Nếu tài sản bị hư hỏng nhưng có thể khắc phục được thì phần bồi thường là chi phí sửa chữa tài sản
  • Nếu tài sản bị mất, hủy hoại, hoặc không khắc phục được thì bồi thường toàn bộ phần còn lại của giá trị tài sản (trừ đi phần khấu hao)
  • Trường hợp tài sản đang được sử dụng để kinh doanh (VD ô tô đang dùng để kinh doanh) thì ngoài phần bồi thường tài sản, còn phải thêm phần lợi ích thu được khi khai thác tài sản (VD tính lợi ích trung bình mỗi ngày xa chạy là bao nhiêu, nhân với số ngày sửa chữa xe)

Chú ý: mức bồi thường không được vượt quá giá trị tài sản còn lại. VD xe ô tô bị hư hỏng, phải sửa chữa, nhưng linh kiện sửa chữa phải nhập ở nước ngoài, chi phí sửa chữa cao hơn giá trị chiếc ô tô đó.

Phương thức kiện yêu cầu ngăn chặn chấm dứt hành vi xâm phạm: áp dụng trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu đang được thực hiện và chưa có dấu hiệu chấm dứt, chủ yếu là trường hợp xâm phạm quyền sử dụng tài sản.

Chú ý: trong thực tế có thể áp dụng riêng từng phương thức kiện, hoặc áp dụng đồng thời 2 hoặc cả 3 phương pháp. VD: đòi lại tài sản nhưng tài sản đã bị hư hòng thì có thể vừa kiện đòi lại tài sản, vừa kiện đòi bồi thường thiệt hại do hư hỏng tài sản.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.