fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XI

Bài giảng môn học Luật Dân sự 1 chương XI với nội dung về bảo vệ quyền sở hữu và các quy định khác về quyền thừa kế mang đến cho sinh viên những kiến thức quan trọng về việc bảo vệ tài sản và quyền thừa kế theo pháp luật. Nội dung bài giảng sẽ làm rõ các quy định liên quan đến quyền thừa kế, quyền lập di chúc, từ chối thừa kế, cũng như các biện pháp pháp lý bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Qua đó, sinh viên có thể hiểu rõ và vận dụng các quy định pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu và quyền thừa kế của mình.

Quyền thừa kế

I. Một số vấn đề lý luận

1. Khái niệm

Là sự dịch chuyển của người chết sang người sống theo ý chí của người chết hoặc theo quy định của PL

2. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền thừa kế

Một cá nhân khi chết có tài sản thì sẽ xuất hiện quan hệ thừa kế, nếu không có tài sản thì không có quan hệ thừa kế.

3. Quan hệ thừa kế

Là quan hệ XH giữa người với người được quy phạm PL thừa kế điều chỉnh

Có 3 loại quan hệ thừa kế :

  • Quan hệ giữa người để lại tài sản và người thừa kế: quan hệ này không được chấp nhận vì người chết không thể là chủ thể của bất kỳ quan hệ nào
  • Quan hệ giữa những người được hưởng thừa kế: nếu chỉ 1 người thừa kế duy nhất thì không phát sinh quan hệ này ==> bác bỏ loại quan hệ này
  • Quan hệ giữa những người thừa kế với những chủ thể khác trong XH: tức là quan hệ sở hữu tài sản, là 1 loại vật quyền, hiện nay đây đang là quan điểm được chấp nhận rộng rãi. VD: ông A chết để lại tài sản cho con là B và C, khi đó B và C được sở hữu tài sản của A và tất cả các chủ thể khác phải tôn trọng quyền sở hữu này của B và C

4. Các nguyên tắc thừa kế

Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 632): Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Cơ sở: từ Hiến pháp: mọi công dân đều bình đẳng trước PL

Nội dung:

  • bình đẳng thể hiện ở chỗ mọi cá nhân có tài sản đều có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai đó
  • bình đẳng trong việc nhận di sản: những người thừa kế luôn bình đẳng với nhau trong việc nhận di sản thừa kế (Điều 676, khoản 2)

Ý nghĩa: đảm bảo quyền bình đẳng cho những người để lại di sản cũng như của những người nhận thừa kế, và đảm bảo sự phù hợp của các quy phạm PL dân sự với các quy phạm PL khác

II. Những quy định chung về thừa kế

1. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

a. Thời điểm mở thừa kế 

Khái niệm: (khoản 1 điều 633) Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này

Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế :

  • Là thời điểm xác định chính xác người thừa kế: xác định đầy đủ những người có huyết thống để hưởng quyền thừa kế (VD con riêng không công khai, đến khi chết mới xuất hiện), hoặc người thừa kế được ghi trong di chúc
  • Là thời điểm xác định chính xác di sản thừa kế còn bao nhiêu: xác định tài sản còn lại để cho thừa kế
  • Là thời điểm xác định chính xác còn thời hạn từ chối nhận di sản hay không
  • Là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: từ thời điểm mở thừa kế, người nhận thừa kế có quyền và nghĩa vụ về tài sản thừa kế
  • Là thời điểm phát sinh hiệu lực PL của di chúc
  • Là thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XI
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XI

b. Địa điểm mở thừa kế

Khái niệm (khoản 2 điều 633) : Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Ý nghĩa của địa điểm mở thừa kế:

  • Là nơi để xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ thùa kế đó khi có tranh chấp xảy ra
  • Là nơi thực hiện việc quản lý di sản
  • Là căn cứ để xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý di sản của người chết trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn việc phân tán tài sản hoặc chiếm đoạt các tài sản trong khối di sản
  • Là nơi thực hiện các thể thức liên quan đến di sản như khai báo, thống kê các tài sản thuộc di sản người chết, dù tài sản được để lại ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều phải khai báo, thống kê tại nơi có địa điểm mở thừa kế
  • Là nơi thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản của người thừa kế

2. Người thừa kế

– Là những người có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại.

  Chú ý: người được nhận di tặng >< người thừa kế

Người được nhận di tặng là người được nhận tài sản sau khi người đó chết. Một người có thể vừa được nhận di tặng, vừa được nhận thừa kế

Người thừa kế theo di chúc: là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà người chết ghi trong di chúc

Người thừa kế theo PL: chỉ có thể là cá nhân, phải có quan hệ với người chết:

  • Quan hệ hôn nhân: vợ, chồng
  • Quan hệ huyết thống: cha mẹ đẻ, con đẻ, anh chị em ruột, ông bà, các cụ, cô dì chú bác cậu ruột của người chết, cháu của người chết mà người chết là ông bà, cô dì chú bác, cậu, chắt của người chết mà ngươiì chết là các cụ
  • Quan hệ nuôi dưỡng: cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi

Điều kiện của người thừa kế (Điều 635)

  • Cá nhân: phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, hoặc phải thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết (sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết) và sinh ra còn sống (sống được ít nhất 24 tiếng sau khi sinh). Chú ý: nếu đứa trẻ được sinh ra và sống đủ 24h mới chết thì bắt buộc phải làm cả thủ tục khai sinh và khai tử cho đứa trẻ.
  • Pháp nhân: phải còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế :

Quyền:

  • Người thừa kế có quyền nhận / từ chối nhận di sản

Muốn từ chối nhận di sản cần 04 điều kiện :

  • Từ chối nhận trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế
  • Từ chối phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
  • Phải thông báo cho những người thừa kế khác
  • Việc từ chối không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. VD: A chết để lại di sản cho B và C là con, B đang có khoản nợ, B định từ chối nhận di sản để khỏi phải trả nợ, trường hợp này tòa bắt buộc B phải nhận di sản và trả nợ
  • Người thừa kế có quyền nhường quyền nhận di sản của mình cho người khác: phải nêu rõ trong văn bản nhường di sản là nhường cho ai. Nhường quyền nhận di sản không bị giới hạn thời gian, miễn là trước thời điểm chia di sản.
  • Người thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu công nhận quyền thừa kế của mình hay của người khác, hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác

Nghĩa vụ: khi nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nghĩa vụ đó tương ứng với phần di sản được nhận và không vượt quá phần di sản được nhận. VD ông A để lại di sản cho B 60 triệu, cho C 40 triệu, A còn nợ 10 triệu, A không nêu rõ ai trả nợ thì khi đó B và C có nghĩa vụ trả nợ 10 triệu của A và theo tỷ lệ 6/4, tức là B trả 6 triệu, C trả 4 triệu.

Trường hợp người nhận thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

  • Một trong số những người thừa kế được chỉ định thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì những người khác không phải thực hiện nghĩa vụ. VD: A để lại di chúc nêu rõ cho B 60 triệu, cho C 40 triệu và B trả nợ 10 triệu, khi đó C không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản
  • Đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (không quá 3 năm kể từ khi người chết)

3. Di sản và di sản thừa kế

Di sản là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết để lại, được xác định bằng: tài sản riêng + phần tài sản trong khối tài sản chung

VD: A có vợ là B, có con là C, D, E ; A tằng tịu với Q và có con là K, H; A chết

  • A có tài sản riêng do bố mẹ để lại trị giá 100 triệu
  • A và B có tài sản chung là 600 triệu
  • A và Q có tài sản chung là 200 triệu

Xác định di sản của A:

  • Tài sản chung của A và vợ là B trong thời kỳ hôn nhân = 600 + [200 / 2] = 700 triệu
  • Di sản của A = 100 + [700 / 2] = 450 triệu

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng hoặc sống chung như vợ chồng nếu không ghi rõ trong di chúc thì sẽ chia đôi cho vợ / chồng

Di sản thừa kế = di sản – nghĩa vụ

Điều 683: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

(1) Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

(2) Tiền cấp dưỡng còn thiếu

(3) Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ

(4) Tiền công lao động

(5) Tiền bồi thường thiệt hại

(6) Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước

(7) Tiền phạt

(8) Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác

(9) Chi phí cho việc bảo quản di sản

(10) Các chi phí khác.

Về tiền phúng viếng:

  • Không phải di sản của người chết
  • Cũng không phải của người sống
  • Theo phong tục VN thì đây là tiền dùng để lo hương hỏa cho người chết
  • Nếu có tranh chấp đưa ra tòa thì không có luật điều chỉnh, sẽ giải quyết theo tập quán của từng địa phương

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.