fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VII

Bài giảng môn học Luật Dân sự 1 chương VII với nội dung về Quyền sở hữu cung cấp kiến thức cơ bản và chi tiết về quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nội dung bài giảng bao gồm khái niệm quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, cũng như các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu. Bài giảng không chỉ giúp sinh viên luật nắm vững lý thuyết mà còn cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng vào thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VII

Quyền sở hữu

Quan hệ sở hữu: là mối quan hệ giữa người với người liên quan đến 1 tài sản, là đối tượng điều chỉnh của luật

  • Là 1 quan hệ XH: cứ có con người là có quan hệ sở hữu
  • Mang tính khách quan: xuất hiện từ khi con người xuất hiện, bản chất là do lòng tham của con người luôn muốn chiếm hữu làm tài sản riêng của mình
  • Có nội dung kinh tế: sở hữu những tài sản có giá trị

Quyền sở hữu theo nghĩa rộng: là tổng hợp các quy phạm PL để điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu, sử dụng và địch đoạt tài sản.

Quyền sở hữu theo nghĩa hẹp: là quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, ngăn cản người khác xâm phạm đến các quyền này.

Phân biệt quyền sở hữu và Quan hệ sở hữu :

  • Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người, tồn tại một cách khách quan, mang nội dung kinh tế
  • Quyền sở hữu là các quyền năng mà được PL ghi nhận, nên mang tính chủ quan của giai cấp thống trị trong XH (họ ban hành PL để điều chỉnh các quan hệ XH). VD ở nước ngoài thì công dân có quyền sở hữu đất đai, ở VN thì không thể

Quan hệ PL về sở hữu là quan hệ sở hữu được các quy phạm PL về sở hữu tác động thì sẽ chuyển thành quan hệ PL về sở hữu.

Nhận diện về quyền sở hữu là nhận diện về các quyền năng

Nhận diện về các quan hệ sở hữu là nhận diện về chủ thể, khách thể, và nội dung:

  • Chủ thể: là chủ sở hữu và tất cả mọi người còn lại trong XH. VD: A có xe đạp, khi đó A có quyền sở hữu đối với chiếc xe đạp, và tất cả mọi người khác đều phải tôn trọng quyền sở hữu của A đối với chiếc xe đạp đó, không được xâm phạm.
  • Khách thể: là các tài sản
  • Nội dung: là các quyền năng

III. Thành phần của quyền sở hữu

Chủ thể : là chủ sở hữu, gồm các loại :

  • Nhà nước
  • Tổ chức pháp nhân
  • Hộ gia đình
  • Tổ hợp tác

Khách thể: tài sản

Nội dung: gồm các quyền:

Quyền chiếm hữu (Điều 182): là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Có 2 dạng chiếm hữu :

  • Chiếm hữu có căn cứ PL (Điều 183): là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau :
    • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
    • Việc chiếm hữu của người được chuyển giao quyền chiếm hữu (như được ủy quyền, thuê, cho mượn, gửi giữ)
    • Người chiếm hữu các tài sản bị chủ thể bỏ quên, đánh rơi, tất lạc của người khác mà đã thực hiện thủ tục thông báo theo quy định của PL
    • Các trường hợp PL quy định khác
  • Chiếm hữu không có căn cứ PL: không rơi vào các trường hợp có căn cứ PL. Dựa vào 2 nguyên nhân :
    • Không biết hành vi của mình không có căn cứ PL
    • Biết nhưng cố tình làm trái

Trường hợp chiếm hữu không có căn cứ PL nhưng ngay tình (Điều 189), tức là thỏa mãn 2 điều kiện :

  • Không biết (do chủ quan)
  • Không thể biết (do khách quan)

Điều 189: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”

Chiếm hữu không có căn cứ PL và cũng không ngay tình: là khi không thỏa mãn đủ cả 2 điều kiện của chiếm hữu không có căn cứ PL nhưng ngay tình

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VII
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VII

Ý nghĩa:

  • Dù không có căn cứ PL nhưng nếu chiếm hữu ngay tình thì vẫn được hưởng các quyền trong thời gian ngay tình: ví dụ quyền khai thác tài sản, hưởng hoa lợi từ tài sản, …
  • Nếu chiếm hữu không có căn cứ PL và không ngay tình thì không được hưởng các quyền nêu trên

Quyền sử dụng (Điều 192): là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng cũng được chia thành các dạng tương tự như quyền chiếm hữu :

Chủ sở hữu (Điều 193): “chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”

  • Người chiếm hữu không có căn cứ PL:
    • Ngay tình (Điều 194): được hưởng quyền sử dụng trong thời gian ngay tình
    • Không ngay tình: không được hưởng quyền sử dụng
  • Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng (Điều 194): có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, phương thức
  • Người sử dụng trong tình huống cấp thiết: được sử dụng theo quy định của PL

Quyền định đoạt (Điều 195): là là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó:

  • Chuyển giao: gồm mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay … thông qua giao dịch dân sự
  • Từ bỏ: thông qua hành vi pháp lý đơn phương (tuyên bố ý chí, hành vi cụ thể, hành vi chấm dứt sự tồn tại thực tế của tài sản)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.