fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương V

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương V với nội dung về Đại diện – Thời hạn – Thời hiệu cung cấp những kiến thức quan trọng về ba yếu tố then chốt trong quan hệ pháp luật dân sự. Sinh viên sẽ được tìm hiểu khái niệm, quyền và nghĩa vụ của đại diện, các loại đại diện trong quan hệ dân sự. Đồng thời, bài giảng phân tích chi tiết về quy định pháp luật liên quan đến thời hạn và thời hiệu, bao gồm cách xác định và ảnh hưởng của thời gian đối với quyền và nghĩa vụ pháp lý. Đây là phần kiến thức thiết yếu để hiểu rõ về tính hiệu lực và thực thi trong quan hệ dân sự.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương V

Chương 5: Đại diện – Thời hạn – Thời hiệu

II. Đại diện

1. Khái niệm

ĐN: đại diện là việc 1 người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

[người đại diện]  =  [người được ủy quyền]

Người đại diện có thể là cá nhân hoặc tổ chức (nếu tổ chức có chức năng đại diện, và chức năng đó phải được ghi rõ trong Điều lệ hoạt động, VD như công ty luật thường có chức năng đại diện).

Các trường hợp không được ủy quyền cho người khác làm đại diện như: lập di chúc, các giao dịch liên quan đến yếu tố nhân thân, …

Chú ý: với trường hợp của ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo (tức là ngân hàng được ủy quyền để bán phát mãi tài sản đảm bảo trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ), do ngân hàng không có chức năng đại diện trong điều lệ, nên theo Thông tư liên tịch số 16/2014 về Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm, thì trong văn bản thỏa thuận giữa các bên, thay từ “ủy quyền” bằng từ “cho phép”.

==> để ủy quyền cho pháp nhân mà trong điều lệ của pháp nhân không có chức năng ủy quyền thì trong văn bản thỏa thuận phải ghi rõ là pháp nhân được “cho phép” thực hiện

Tình huống: Cá nhân A vay tiền của ngân hàng X, vợ chồng B và C ủy quyền cho A dùng tài sản của mình để thế chấp vay tiền. Hỏi quan hệ ủy quyền này có hợp pháp không ?

Trả lời: vấn đề mấu chốt cần xem xét việc A đại diện cho B và C có vì lợi ích của B và C không. Tòa có thể tuyên giao dịch vô hiệu nếu A không chứng minh được lợi ích của B và C trong việc ủy quyền cho A.

Tình huống: A ủy quyền cho B nhân danh A để mua nhà cho A, B tìm được C là bên bán nhà. Như vậy trong Hợp đồng mua bán nhà, sẽ ghi bên mua là A hay B ?

Trả lời: Ghi Bên mua là A và do B làm đại diện, và B sẽ là người ký tên vào hợp đồng. Ở đây, việc mua bán nhà sẽ dịch chuyển quyền sở hữu nhà từ C sang A, và rõ ràng là B xác lập giao dịch nhân danh A và vì lợi ích của A.

Tình huống: A và B tặng cho con của mình là C mới 10 tuổi ngôi nhà, làm đầy đủ các thủ tục để C là chủ sở hữu của ngôi nhà. Sau đó A và B cần tiền để kinh doanh, muốn dùng ngôi nhà của C làm thế chấp vay tiền ngân hàng. Do C mới 10 tuổi, nên A và B đương nhiên là người đại diện theo PL cho C. Hỏi việc A và B muốn làm hợp đồng để C ủy quyền cho A và B thế chấp ngôi nhà vay tiền ngân hàng có hợp pháp không ?

Trả lời: Không hợp pháp. Vì ở đây cha mẹ có quyền đại diện cho con, nhưng lại không vì lợi ích của người con. Chỉ có trường hợp nếu người con bị bệnh hiểm nghèo, cha mẹ phải thế chấp nhà để vay tiền chữa bệnh cho con, khi đó ngân hàng vẫn có thể cho vay nhưng sẽ giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền được vay có đúng là để chữa bệnh cho con không.

Chú ý: để hợp đồng ủy quyền có hiệu lực thì nội dung của hợp đồng ủy quyền phải có đầy đủ nội dung. VD hợp đồng ủy quyền thế chấp bất động sản để vay tiền thì cần ghi rõ vay của ngân hàng nào, vay bao nhiêu, lãi suất thế nào, trả nợ thế nào, trường hợp không trả được nợ thì xử lý thế nào, … chứ không được ghi chung chung là “bên nhận ủy quyền được toàn quyền” (tòa sẽ không thể biết “toàn quyền” là những quyền nào)

Chú ý: không phải cứ hợp đồng được công chứng là sẽ được công nhận, nếu không hợp pháp thì vẫn bị tòa tuyên vô hiệu (công chứng viên bắt buộc phải mua bảo hiểm nghề nghiệp)

Đặc điểm của đại diện:

Đại diện là 1 quan hệ PL

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương V
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương V

Chủ thể : người đại diện và người được đại diện

  • Người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với bên thứ 3, vì lợi ích của người được đại diện
  • Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện tiếp nhận và thực hiện đúng thẩm quyền đại diện
  • Quan hệ đại diện có thể được xác lập theo quy định của PL (với trường hợp cá nhân được đại diện không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) hoặc theo ý chí của cá nhân

Ý nghĩa pháp lý của đại diện:

  • Là công cụ hỗ trợ cho các giao dịch dân sự phát triển an toàn và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
  • Bảo vệ quyền lợi của những chủ thể không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Đáp ứng nhu cầu của những chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: trường hợp ủy quyền cho những cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó, VD ủy quyền đầu tư chứng khoán; hoặc trường hợp cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi nhưng do không có thời gian, bị bệnh, hoặc bị giam trong tù thì có thể ủy quyền cho người khác thay mình kinh doanh, đầu tư, …
  • Là phương thức tham gia vào các giao dịch của các chủ thể

2. So sánh đại diện theo PL và đại diện theo ủy quyền

 Đại diện theo PLĐại diện theo ủy quyền
Giống nhau:(1) Người đại diện nhân danh người được đại diện(2) Người được đại diện được hưởng quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm từ giao dịch với người thứ 3(3) Nếu vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện hoặc không có thẩm quyền đại diện: sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trừ khi họ đồng ý(4) Quan hệ đại diện chấm dứt khi:+ 1 trong 2 bên chết, hoặc bị tuyên bố chết+ pháp nhân chấm dứt sự tồn tại+ người đại diện bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích
Chủ thể– Người được đại diện: có nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ– Người đại diện: cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ đủ 18 tuổi trở lên)– Người được đại diện: có nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ– Người đại diện: có nhân từ đủ 15 tuổi trở lên
Căn cứ xác lậpTheo quy định của PLTheo sự ủy quyền (bằng giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền)
Thời hạnDo PL quy địnhDo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì thời hạn là 1 năm (quy định 1 năm để tránh trường hợp người ủy quyền “quên” việc đã ủy quyền)
Thù laoKhông có thù laoCó thù lao nếu có thỏa thuận
Căn cứ chấm dứtKhi chủ thể được đại diện không có nhu cầu đại diện: VD đã thành niên, chữa khỏi bệnh, pháp nhân chấm dứt sự tồn tạiThời hạn ủy quyền đã hết, hoặc theo ý chí của người ủy quyền (khi công việc ủy quyền đã được hoàn thành)
Phạm vi thẩm quyền đại diệnVì lợi ích của người được đại diệnTheo văn bản ủy quyền (có thể không vì lợi ích của người được đại diện)

VD: Công ty A có người đại diện theo PL là B, theo điều lệ B được ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế với giá trị tối đa là 10 tỷ. B ủy quyền cho C. Sau đó C ký 1 hợp đồng trị giá 30 tỷ và hợp đồng đó giao dịch thành công. Các thành viên của công ty A không có ý kiến gì về hợp đồng. Như vậy nếu phát sinh tranh chấp, chủ thể phải chịu trách nhiệm là công ty A chứ không phải C, và giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý.

VD: A ủy quyền cho B để thế chấp nhà của A làm cơ sở cho việc vay tiền của B với ngân hàng X, thời hạn ủy quyền từ 1/10/2010 đến ngày 1/10/2012. Đến ngày 10/10/2010 thì A chết, đến ngày 15/10/2010 thì B đến gặp ngân hàng và ký hợp đồng thế chấp. Hỏi hợp đồng thế chấp có hiệu lực ?

Trả lời: Hợp đồng không có hiệu lực, vì quan hệ ủy quyền chấm dứt khi người được ủy quuyền chết.

VD: A ủy quyền cho B để B xác lập giao dịch với C trong thời gian từ 1/10/2010 đến 1/10/2012, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng giao dịch với C đều đã được ký kết. Nếu trong thời hạn ủy quyền, đến 1/10/2011 B chết. Hỏi quan hệ ủy quyền có chấm dứt.

Trả lời: Khi B chết thì quan hệ ủy quyền chấm dứt, khi đó A sẽ trực tiếp làm việc với C.

Nếu người chết là A thì quan hệ ủy quyền cũng chấm dứt, khi đó C sẽ tiếp tục giao dịch với người thừa kế của A, nếu người thừa kế của A chọn B tiếp tục là đại diện cho mình thì B mới tiếp tục công việc ủy quyền, nếu người thừa kế của A không chọn B làm đại diện thì B sẽ không còn lại đại diện để thực hiện tiếp giao dịch với C.

III. Thời hạn

1. Khái niệm

Khoản 1 điều 149: Thời hạn là 1 khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác, có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận thời điểm bắt đầu, khoảng thời gian mà không thỏa thuận thời điểm kết thúc, hoặc các bên chỉ thỏa thuận về khoảng thời gian, không thỏa thuận về thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thì khi đó sẽ xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc như thế nào ?

Nếu 2 bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn thì sẽ theo quy định của PL.

Thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp do PL quy định hoặc do các bên thỏa thuận.

2. Phân loại thời hạn

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:

  • Thời hạn của giao dịch dân sự: do các chủ thể tự xác định trong giao dịch
  • Thời hạn của thời hiệu: là thời hạn PL quy định

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh:

  • Thời hạn xác định: bao gồm đủ 3 yếu tố thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, khoảng thời gian
  • Thời hạn không xác định: cần phân biệt trường hợp không có điều khoản về thời hạn với có điều khoản ghi thời hạn là “vô thời hạn”.

VD trong hợp đồng ủy quyền:

  • Nếu có điều khoản thời hạn ghi là “vô thời hạn không hủy ngang”: tức là 2 bên đã thỏa thuận thời hạn là không xác định, nếu 1 bên muốn chấm dứt hợp đồng thì cần thông báo trước cho bên kia (thời gian thông báo trước do 2 bên thỏa thuận)
  • Nếu không có điều khoản về thời hạn: theo PL quy định nếu trong hợp đồng ủy quyền không quy định thời hạn thì thời hạn là 1 năm

Căn cứ vào tính xác định:

  • Do các bên tự thỏa thuận
  • Do PL quy định: chính là thời hiệu (xem phần sau), VD trong trường hợp hợp đồng cho thuê nhà không có thời hạn thì bên nào muốn chấm dứt thuê nhà phải thông báo cho bên kia trước 6 tháng.
  • Do cơ quan NN có thẩm quyền quy định: VD trong thi hành án, cơ quan thi hành án tuyên bố nếu sau khi bản án có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành thì trong 15 ngày người thi hành án sẽ nộp đơn yêu cầu thi hành án, nếu sau đó vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ ra quyết định cưỡng chế.

3. Ý nghĩa thời hạn

Nhằm hướng dẫn cách xử sự cho các chủ thể trong giao dịch dân sự: tức là nên thỏa thuận về thời hạn như thế nào

Là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL dân sự : VD hết thời hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thì phát sinh quan hệ bồi thường

Là căn cứ để tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra

4. Cách tính thời hạn

– Đơn vị nhỏ nhất của thời hạn là phút, tính theo dương lịch (nếu các bên thỏa thuận tính theo âm lịch cũng không sao)

IV. Thời hiệu

1. Khái niệm

Thời hiệu là thời hạn do PL quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì (Điều 154):

  • C+ chủ thể được hưởng quyền dân sự, hoặc
  • Được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, hoặc
  • Mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, hoặc
  • Quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự

Đặc điểm:

  • Do PL quy định (không do các bên thỏa thuận)
  • Kết thúc thời hiệu sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý

2. Phân loại thời hiệu (Điều 155)

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ

– Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của NN; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu

3. Cách tính thời hiệu

– Đơn vị tính: ngày

– Đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự hoặc thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: phải đảm bảo tính liên tục, nếu có sự kiện gián đoạn xảy ra thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu.

Những trường hợp được coi là “gián đoạn”: là sự giải quyết của cơ quan NN có thẩm quyền đối với quyền và nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu, có tranh chấp của người có quyền và lợi ích liên quan, trong trường hợp quyền và lợi ích đó được chuyển giao cho người khác thì vẫn phải đảm bảo tính liên tục.

VD: Điều 247: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

==> đây là thời hiệu được hưởng quyền dân sự

VD: A là chủ sở hữu của 1 chiếc xe máy (là động sản), A bị mất xe máy đó, B là người trộm xe máy của A, B làm giả giấy tờ sở hữu mang tên B để bán cho C, C không sang tên chủ sở hữu xe máy sang C, 2 năm sau đó người D có tranh chấp với C về quyền sở hữu chiếc xe máy, C đưa ra được hợp đồng mua bán xe máy với B, còn D không có chứng cứ. Khi đó tòa tuyên C có quyền sở hữu hợp pháp của chiếc xe máy.

Trường hợp 12 năm sau, có chứng cứ xác nhận chiếc xe C đang sở hữu là tang chứng của 1 vụ trộm cắp mà A là chủ sở hữu và vụ này đã được cơ quan công an ghi nhận, khi so số khung, số máy thì khớp. Khi đó thời gian C chiếm hữu ngay tình là [12 – 2 = 10 năm], tức là đủ điều kiện để hưởng quyền sở hữu theo luật định.

Trường hợp mới chỉ được 11 năm sau, thì số năm C chiếm hữu ngay tình chiếc xe máy là [11 – 2 = 9 năm], khi đó C không được là chủ sở hữu chiếc xe máy mà phải trả lại cho A.

VD: A cho B vay 5 tỷ trong 6 tháng, đến hạn B không trả, luật quy định (Điều 427) kể từ thời điểm đến hạn mà 2 năm sau A không khởi kiện thì A sẽ không có quyền khởi kiện để đòi nợ.

Chú ý: nếu A chứng minh trong thời gian đó có 1 khoảng thời gian A ví dụ bị ốm nặng không có điều kiện khởi kiện đòi nợ thì thời hiệu khởi kiện sẽ trừ đi khoảng thời gian đó (gọi là khoảng thời gian có trở ngại khách quan khiến cho chủ thể không khởi kiện được, và sẽ không được tính vào thời hiệu)

Trường hợp sau khi vay 1 năm, B có trả cho A một khoản tiền là 500.000 đ, khi đó mặc dù khoản trả là rất nhỏ so với khoản vay, nhưng khi đó thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại từ đầu, và thời hiệu khởi kiện mới sẽ tính là 2 năm kể từ ngày B viết giấy trả cho A 500.000 đ

Trường hợp sau 1 năm B không có khả năng trả nợ, dù chỉ là 1 phần nhỏ, thì A có thể yêu cầu B viết giấy xác nhận đang nợ A khoản tiền 5 tỷ, cùng với lãi suất như thỏa thuận tính đến thời điểm này. Khi đó thời hiệu 2 năm sẽ tính lại kể từ ngày B viết giấy xác nhận nợ cho A.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.