fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương II

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương II tập trung vào chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Nội dung chương này cung cấp kiến thức về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của các chủ thể, đồng thời giải thích cách xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Đây là phần kiến thức quan trọng giúp người học hiểu rõ vai trò và quyền lợi của từng chủ thể trong các giao dịch và quan hệ pháp lý dân sự.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương II

Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

1. Khái niệm

Quan hệ PL dân sự là quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được quy phạm PL dân sự điều chỉnh

2. Đặc điểm

Đặc điểm của quan hệ PL dân sự: bình đẳng, tự định đoạt, và thoả thuận

Chủ thể rất đa dạng và độc lập với nhau về tổ chức và tài sản: gồm 5 loại:

  • Cá nhân
  • Pháp nhân
  • Hộ gia đình
  • Tổ hợp tác
  • Nhà nước

Địa vị của các chủ thể trong quan hệ dân sự là bình đẳng

Lợi ích là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Chú ý: “phần lớn” chứ không phải tất cả, VD quan hệ bồi thường thiệt hại là để đảm bảo tính công bằng XH

Các biện pháp cưỡng chế đa dạng do PL quy định và do các bên thỏa thuận: chủ yếu là trách nhiệm về tài sản

3. Thành phần quan hệ PL dân sự

Chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước

Khách thể: 5 nhóm khách thể chủ yếu:

  • Tài sản: trong các quan hệ sở hữu
  • Hành vi và các dịch vụ: trong các quan hệ hợp đồng
  • Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo: trong quan hệ PL sở hữu trí tuệ
  • Các giá trị nhân thân: trong quan hệ nhân thân
  • Quyền sử dụng đất: là loại tài sản đặc biệt nên có chế định riêng

Nội dung: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự

Quyền dân sự: là xử sự mà chủ thể mang quyền được phép thực hiện để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình. VD quyền thực hiện hành vi nhất định đối với tài sản của mình, quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu bồi thường. Quyền dân sự có 2 loại:

  • Quyền khách quan: do PL ghi nhận cho chủ thể
  • Quyền chủ quan: chủ thể tự tạo ra thông qua các hợp đồng

Nghĩa vụ dân sự: là xử sự bắt buộc mà chủ thể mang nghĩa vụ phải thực hiện vì lợi ích hợp pháp của bên mang quyền hoặc vì lợi ích NN, XH hoặc chủ thể khác, gồm có hành vi hành động và hành vi không hành động. Hành vi mang nghĩa vụ thể hiện ý chí của chủ thể.

VD nghĩa vụ phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định vì lợi ích của người mang quyền; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

5. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự

Có thể chia thành:

  • Quan hệ tài sản và Quan hệ nhân thân
  • Quan hệ PL dân sự Tuyệt đối và Quan hệ PL dân sự Tương đối
  • Quan hệ vật quyền và Quan hệ trái quyền

a. Căn cứ vào nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Căn cứ vào nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh LDS

Quan hệ tài sản:

  • Thông qua 1 tài sản
  • Mang tính chất hàng hóa tiền tệ

Quan hệ nhân thân: gắn với 1 lợi ích tinh thần nhất định

Ý nghĩa: để áp dụng chế tài phù hợp:

  • Quan hệ tài sản: buộc phải thực hiện nghĩa vụ, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
  • Quan hệ nhân thân: xin lỗi, cải chính công khai, chấm dứt hành vi vi phạm
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương II
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương II

b. Căn cứ vào tính xác định của chủ thể

Quan hệ PL dân sự tuyệt đốiQuan hệ PL dân sự tương đối
Xác định được một bên chủ thể mang quyềnXác định được các bên chủ thể tham gia quan hệ
Quyền tuyệt đối: PL bảo vệ chống lại tất cả mọi ngườiQuyền tương đối: chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện
Quyền và nghĩa vụ do PL quy địnhQuyền và nghĩa vụ thường do các bên thoả thuận
Quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữuQuan hệ nghĩa vụ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại
Nếu có một bên chủ thể không tạo thành quan hệ.Quan hệ tuyệt đối xác định được một bên chủ thể mang quyền, những người còn lại trong XH là chủ thể còn lại, chấp hành pháp luật về quan hệ sở hữu đó.  (chịu trách nhiệm theo chế tài dân sự).Quyền của chủ thể bên này là nghĩa vụ tương ứng và đối lập của chủ thể bên kia

Ý nghĩa: có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho chủ thể mang quyền:

  • Quan hệ tuyệt đối: bất kì ai vi phạm cũng bị gọi là xâm phạm quyền bảo vệ tuyệt đối
  • Quan hệ tương đối: chỉ những chủ thể mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mới bị coi là vi phạm

c. Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ

Quan hệ vật quyềnQuan hệ trái quyền
Quyền đối vậtQuyền đối nhân
Tuyệt đốiTương đối
Chủ thể nghĩa vụ có thể chưa xác địnhChủ thể nghĩa vụ xác định
Lợi ích được đáp ứng bởi chính hành vi của chủ thể quyềnLợi ích được đáp ứng bởi hành vi vủa chủ thể nghĩa vụ
Vô thời hạnCó thời hạn (theo hợp đồng)
Việc thực hiện quyền không làm chấm dứt quyềnViệc thực hiện quyền dẫn tới chấm dứt quyền
Chế định tài sản và quyền sở hữuChế định nghĩa vụ và hợp đồng

Ghi chú:

  • Quyền đối vật: là quyền đối với vật, không chỉ là quyền sở hữu tài sản mà còn có quyền với tài sản của người khác, VD quyền sử dụng đất (NN sở hữu), quyền địa dịch (là quyền có đường đi vào đất của mình), quyền bề mặt (như làm tàu điện ngầm)
  • Quyền đối nhân: là quyền đối với chủ thể khác

Ý nghĩa: sử dụng cách thức thực hiện và bảo vệ quyền phù hợp

  • Quan hệ vật quyền: chủ thể mang quyền tự thực hiện, không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể khác
  • Quan hệ trái quyền: chủ thể mang quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện, nếu không thực hiện thì yêu cầu cưỡng chế. Tính trái quyền thể hiện ở chỗ: quyền dân sự của bên này có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc chủ thể mang nghĩa vụ có thực hiện nghĩa vụ đó hay không. VD quan hệ vay tài sản là quan hệ trái quyền vì trong đó quyền thu hồi nợ của bên cho vay có được thỏa mãn hay không phải trông chờ vào việc bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Do tính rủi ro cao của quan hệ trái quyền nên trong thực tế các chủ thể thường cố gắng chuyển quan hệ trái quyền thành quan hệ vật quyền, VD cho vay thường yêu cầu có bảo đảm

d. Dựa vào các nhóm quan hệ cụ thể

Có thể chia thành:

  • Quan hệ sở hữu,
  • Quan hệ nghĩa vụ,
  • Quan hệ hợp đồng,
  • Quan hệ bồi thường thiệt hại,
  • Quan hệ thừa kế.

6. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL dân sự

Sự kiện pháp lý: là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà PL dự liệu, quy định nó sẽ làm phát sinh quan hệ pháp lý, quan hệ này sẽ làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ PL dân sự

Phân loại sự kiện pháp lý: 5 loại

  • Hành vi pháp lý: là những hành vi có ý thức của chủ thể nhằm làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định, bao gồm hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
  • Xử sự pháp lý: là những hành vi không làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng theo quy định của PL thì hậu quả pháp lý được phát sinh. VD nhặt được tài sản vô chủ, phát hiện tài sản chôn dấu, … (ở đây mục đích của họ không phải là tìm tài sản mà chỉ vô tình tìm thấy tài sản)
  • Sự biến pháp lý: là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà khi sự biến đó xảy ra thì theo quy định của PL sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý. Có 2 loại sự biến pháp lý là Sự biến tuyệt đối (hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí con người, VD động đất, bão tố) và Sự biến tương đối (có nguyên nhân bắt nguồn từ hành vi của con người nhưng hậu quả nằm ngoài sự kiểm soát của người đó, VD đốt lửa để sưởi trong rừng gây ra cháy rừng).
  • Thời hạn: là một khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời hạn là sự kiện pháp lý khi kết thúc thời hạn đó làm phát sinh một hậu quả pháp lý. VD thời hạn trả nợ
  • Các sự kiện khác do PL quy định. VD bản án, quyết định, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, …

Cá nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

I. Năng lực chủ thể của cá nhân

Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm:

  • Năng lực pháp luật dân sự: được PL cho phép
  • Năng lực hành vi dân sự: tự mình có khả năng thực hiện

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Khái niệm (khoản 1 điều 14): là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự

Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

  • Nội dung được pháp luật quy định
  • Nội dung phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, XH
  • Mọi cá nhân có năng lực pháp luật như nhau
  • Năng lực PL dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi chết
  • Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của PL

Nội dung năng lực PL của cá nhân: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà PL quy định cho cá nhân.

Quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân (Điều 15):

Quyền nhân thân:

  • Quyền nhân thân gắn với tài sản: quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản: là các giá trị tinh thần gắn liền với mỗi cá nhân như quyền đối với họ tên, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư

Quyền sở hữu và các quyền khác gắn với tài sản

Quyền thừa kế

Quyền tham gia vào các giao dịch dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

Năng lực PL dân sự của cá nhân: (điều 14)

  • Tồn tại: khi được sinh ra
  • Tạm ngừng: trong trường hợp tuyên bố mất tích
  • Chấm dứt: khi chết hoặc tuyên bố chết

Vấn đề còn tranh cãi:

  • 1 nhạc sỹ sáng tác bài hát được PL bảo hộ bản quyền tác giả 50 năm, sau khi tác giả chết thì con được hưởng quyền đó ==> tranh cãi là quyền đó vẫn thuộc tác giả hay thuộc về con tác giả
  • Đứa con trong bào thai có được kiện chính người mẹ mang thai mình khi mang thai sử dụng thuốc lá, rượu, thuốc, … làm ảnh hưởng đến thai nhi dẫn tới đứa con bị bệnh khi lớn lên

2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

– Khái niệm: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17)

– Mối quan hệ giữa năng lực PL và năng lực  hành vi:

+ mức độ hành vi dân sự của cá nhân: năng lực hành vi đầy đủ, một phần, không có năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, và mất năng lực hành vi dân sự

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân: gồm độ tuổi và mức độ năng lực hành vi dân sự

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ Từ 18 tuổi trở lên

+ Không bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

==> có đầy đủ tư cách chủ thể độc lập, và toàn quyền tham gia các giao dịch dân sự

(2) Có năng lực hành vi dân sự 1 phần:

+ Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi: được tham gia vào giao dịch nhỏ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày

+ Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng: được tham gia giao dịch trong phạm vi tài sản, trừ trường hợp PL có quy định khác.

(3) Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22):

+ là người bị bệnh (tâm thần) làm mất khả năng làm chủ hành vi, có giám định của cơ quan có thẩm quyền

+ người bị mất năng lực hành vi dân sự không được tham gia váo bất kỳ giao dịch dân sự nào, mà phải do người đại diện thực hiện

(4) Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23):

+ là người nghiện ma túy, các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

+ khi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo PL

(5) Không có năng lực hành vi dân sự

+ là người dưới 6 tuổi

+ không được tham gia vào bất kỳ giao dịch nào. Mọi giao dịch của họ do người đại diện xác lập, thực hiện.

3. Giám hộ

– Khái niệm: giám hộ là việc cá nhân tổ chức hoặc cơ quan NN được PL quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ  quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 58)

– Người được giám hộ gồm:

+ người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hàng vi dân sư, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc  cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó nếu cha mẹ có yêu cầu

+ người mất năng lực hành vi dân sự

– Người giám hộ:

+ Giám hộ đương nhiên: (Điều 61)

  • của người chưa thành niên: anh chị em ruột, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác
  • của người mất năng lực hành vi dân sự: vợ hoặc chồng, con, cha mẹ

+ Giám hộ cử: do UBND xã phường, thị trấn cử ra khi không có giám hộ đương nhiên.

– Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62

– So sánh giám hộ đương nhiên và giám hộ cử:

Giám hộ đương nhiênGiám hộ cử
Do PL quy địnhDo được cử
Không thể từ chốiPhải có sự đồng ý của người được cử
Người giám hộ là cá nhânCó thể là cá nhân hoặc tổ chức
Người giám hộ có mối quan hệ với người được giám hộCó thể có quan hệ hoặc không
Đương nhiên trở thành người giám hộPhải thông qua thủ tục cử
Quyền và nghĩa vụ do PL quy địnhQuyền và nghĩa vụ do PL quy định và được ghi trong văn bản cử người giám hộ

– Điều kiện của người giám hộ là cá nhân (Điều 60):

+ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

+ có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ

– Thay đổi người giám hộ khi:

+ Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 60

+ Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động

+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ

+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ

– Chấm dứt giám hộ khi:

+ Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ Người được giám hộ chết

+ Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

+ Người được giám hộ được nhận làm con nuôi

4. Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết

 Tuyên bố mất tíchTuyên bố chết
Điều kiệnĐiều 78: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tíchĐiều 81: Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây: a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.
Thủ tụcTheo thủ tục về tố tụng dân sựTheo thủ tục về tố tụng dân sự
Hậu quảVề nhân thân: tạm đình chỉ tư cách chủ thể, nếu vợ / chồng xin ly hôn thì đây là 1 căn cứVề tài sản: giao cho người đại diện quản lýVề nhân thân: coi như đã chết, vợ / chồng có thể tái hônVề tài sản: sẽ chia theo PL thừa kế
Hủy quyết địnhNhân thân: nếu đã ly hôn thì quyết định ly hôn vẫn có giá trịTài sản: đương nhiên được lấy lạiNhân thân: nếu đã tái hôn thì vẫn được công nhậnTài sản: chỉ được lấy lại tài sản hiện còn

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.