fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hành chính chương II

Bài giảng môn học Luật hành chính chương II tập trung vào các nguồn của Luật hành chính, bao gồm các văn bản pháp luật và quy định cơ bản hình thành nên hệ thống pháp luật hành chính Việt Nam. Nội dung chương này giúp sinh viên hiểu rõ cơ sở pháp lý và các loại văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Đây là tài liệu quan trọng hỗ trợ sinh viên xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về hệ thống pháp luật hành chính, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sâu hơn.

Bài giảng môn học Luật hành chính chương II

Chương II: Ngành luật hành chính

Văn bản ==> văn bản PL ==> văn bản quy phạm PL ==> ngành luật

văn bản là thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Văn bản chia làm 2 loại:

  • Văn bản thể hiện quyền lực NN: VD luật hình sự, luật dân sự, giấy triệu tập của tòa án, …
  • Văn bản không thể hiện quyền lực NN

Văn bản PL là văn bản thể hiện quyền lực NN, gồm 2 loại:

  • Văn bản quy phạm PL: áp dụng chung, VD Hiến pháp, các luật, thông tư, nghị định, …
  • Văn bản áp dụng PL (văn bản cá biệt PL): áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể

Ngành luật: là tập hợp các văn bản quy phạm PL cùng loại, được phân biệt bởi 2 yếu tố:

  • Đối tượng điều chỉnh
  • Phương pháp điều chỉnh

Khái niệm Luật hành chính: Luật hành chính là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống PL VN, bao gồm tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính NN và bằng phương pháp mệnh lệnh phục tùng

1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật (nói chung) là các quan hệ XH.

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ XH phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính NN.

VD: người dân khởi kiện 1 quyết định hành chính thu hồi quyền sử dụng đất ảnh hưởng đến tài sản của họ=> đây là hoạt động tư pháp, không phải hoạt động hành chính

VD: thanh tra y tế xử phạt hiệu thuốc bán thuốc quá hạn sử dụng ==> đây là hoạt động hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính được chia làm 3 nhóm (dựa vào chủ thể thực hiện hoạt động quản lý hành chính):

Nhóm 1: gồm những quan hệ XH phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính NN thực hiện chức năng quản lý hành chính NN. Đây là nhóm có số lượng lớn nhất , phong phú nhất, bao gồm một số quan hệ XH cơ bản như sau: 9 quan hệ (ngoài 9 nhóm trên, còn có các quan hệ PL khác):

(1) Giữa cơ quan hành chính NN cấp trên với cơ quan hành chính NN cấp dưới theo hệ thống dọc (VD giữa chính phủ với UBND tỉnh) hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (VD giữa bộ tư pháp và sở tư pháp)

(2) Giữa cơ quan hành chính NN có thẩm quyền chung với cơ quan NN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp (VD giữa chính phủ với bộ) hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (VD giữa UBND tỉnh và sở)

(3) Giữa cơ quan hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính NN có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo PL (VD giữa bộ với UBND tỉnh)

Bài giảng môn học Luật hành chính chương II
Bài giảng môn học Luật hành chính chương II

(4) Giữa những cơ quan hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn ở TƯ (VD giữa bộ tài chính với bộ tư pháp trong việc quản lý ngân sách NN)

(5) Giữa cơ quan hành chính NN ở địa phương với các đơn vị trực thuộc TƯ tại địa phương (VD giữa UBND quận Đống Đa với Trường Đại học Luật)

(6) Giữa cơ quan hành chính NN với các đơn vị cơ sở trực thuộc (VD giữa bộ tư pháp với trường đại học luật)

(7) Giữa cơ quan hành chính NN với các tổ chức kinh tế tư nhân (VD giữa UBND với doanh nghiệp)

(8) Giữa cơ quan hành chính NN với các tổ chức XH (VD giữa chính phủ với Mặt trận tổ quốc)

(9) Giữa cơ quan hành chính NN với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch (VD UBND xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân)

Câu hỏi: Mọi quan hệ XH có cơ quan hành chính NN là chủ thể tham gia đều là quan hệ PL hành chính, Đúng hay Sai, vì sao.

Trả lời: Sai, ví dụ UBND thuê doanh nghiệp xây dựng trụ sở thì đó là quan hệ dân sự

+ Nhóm 2: gồm những quan hệ XH được hình thành trong quá trình các cơ quan NN thực hiện hoạt động quản lý hành chính nội bộ. Đặc trưng là quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên. VD: thủ trưởng cơ quan ký quyết định thành lập hội đồng khen thưởng kỷ luật trong đơn vị

+ Nhóm 3: nhóm các quan hệ XH giữa các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính NN trong một số trường hợp cụ thể. VD: trên máy bay, cơ trưởng có quyền ra lệnh bắt giữ hành khách vi phạm an toàn bay, tuy nhiên cơ trưởng không có quyền phạt hành chính.

Câu hỏi: cảnh sát giao thông phạt vi phạm giao thông thuộc nhóm mấy ?

Trả lời: Đây là quan hệ thuộc nhóm 1, vì cảnh sát giao thông thuộc cơ quan hành chính NN là công an xã / quận và đang thực hiện chức năng của mình

2. Phương pháp điều chỉnh

– Phương pháp điều chỉnh của luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ quyền lực phục tùng giữa 1 bên chủ thể được nhân danh NN để thực hiện quyền lực NN trong lĩnh vực hành pháp được ra những mệnh lệnh có tính chất bắt buộc thi hành đối với bên kia.

==> hiểu ngắn gọn là phương pháp “mệnh lệnh – phục tùng” hay có thể gọi là phương pháp “bất bình đẳng về quyền lực NN” (tức là 1 bên buộc phải tuân theo)

Trường hợp nhân viên nhận thấy quyết định của thủ trưởng có thể gây hậu quả xấu thì phải báo cáo thủ trưởng (chú ý báo cáo bằng văn bản), nếu thủ trưởng vẫn kiên quyết cho thực hiện thì người nhân viên vẫn bắt buộc phải thực hiện. Khi đó nếu hậu quả xấu xảy ra thì trách nhiệm thuộc về thủ trưởng, nhân viên không bị quy trách nhiệm. Ngược lại nếu nhân viên không báo cáo thủ trưởng về nguy cơ hậu quả xấu thì sẽ bị quy trách nhiệm liên đới cùng với thủ trưởng (là người chịu trách nhiệm chính)

– Trường hợp người bị áp đặt mệnh lệnh hành chính mà không thi hành thì sẽ bị NN dùng quyền lực cưỡng chế (công an, quân đội). Trường hợp mệnh lệnh hành chính sai, không hợp lý thì người bị áp dụng có quyền khiếu nại, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi: Vì sao phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là quyền lực – phục tùng?

Trả lời: Vì đối tượng điều chỉnh là quan hệ quản lý, mà điều kiện để thực hiện của quản lý là phải có quyền lực, quyền uy.
– Ngành luật Hành chính là ngành luật độc lập, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt:

+ đối tượng điều chỉnh: quan hệ XH phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính NN

+ phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh – phục tùng

3. Nguồn của luật Hành chính

– Nguồn của Luật Hành chính là các văn bản quy phạm PL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, mà nội dung có chứa các quy phạm PL hành chính

– Ai có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm PL luật Hành chính ?

==> Tất cả các cơ quan tổ chức NN có quyền ban hành văn bản quy phạm PL (xem Luật ban hành văn bản quy phạm PL): quốc hội, UBTV quốc hội, chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, TAND tối cao, VKSND tối cao, …

Chú ý: Nghị quyết của Đảng không phải là nguồn của luật Hành chính, vì Đảng không phải là bộ phận của NN, không đại diện sử dụng quyền lực NN

Dấu hiệu của văn bản là nguồn của luật Hành chính:

  • Là văn bản quy phạm PL
  • Nội dung có quy phạm hành chính
  • Do NN ban hành

VD: hiến pháp, các luật, nghị định, thông tư, …

Đặc điểm của nguồn luật Hành chính:

  • Số lượng rất lớn
  • Do rất nhiều cơ quan, chủ thể ban hành
  • Nội dung phong phú

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.