fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hành chính chương XII

Bài giảng môn học Luật hành chính chương XII tập trung vào các quy định về vi phạm hành chính và cách xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước. Nội dung chương cung cấp cho sinh viên kiến thức quan trọng về khái niệm vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt, thẩm quyền xử lý và biện pháp ngăn chặn. Đây là tài liệu cần thiết để hiểu rõ quy trình xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hành chính chương XII

I. Vi phạm hành chính

1. Khái niệm

ĐN: Vi phạm hành chính là hành vi trái PL do các cá nhân, tổ chức thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, được PL hành chính quy định về cấu thành và nguy cơ áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính.

Chú ý: vấn đề phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là vấn đề khó trong thực tế. Vì ở VN luật hình sự rất phát triển (hơn hẳn luật hành chính), vì yếu tố lịch sử do pháp luật từ thời phong kiến hầu như là hình luật, do đó thường thấy hiện tượng áp dụng tư duy luật hình sự vào xử lý vi phạm phạm hành chính.

Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào ban hành được Luật hành chính, vì nếu có thì sẽ là bộ luật rất khổng lồ, chỉ tính riêng Luật xử lý vi phạm hành chính cũng đã có hơn 50 nghị định

Đặc điểm của vi phạm hành chính:

Là hành vi trái PL của cá nhân, tổ chức: trái PL ở đây là trái PL hành chính hoặc trái bất kỳ PL nào khác như PL dân sự, PL môi trường, PL lao động, …

Chú ý: Vi phạm hành chính  ><  Vi phạm PL hành chính, vì có những hành vi không trái PL hành chính vẫn được coi là vi phạm hành chính, và ngược lại có những hành vi tuy trái PL hành chính nhưng không phải là vi phạm hành chính mà có thể là tội phạm (VD hành vi chống người thi hành công vụ, tham ô, tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của PL, mặc dù là trái PL hành chính, nhưng do tính chất mức độ nguy hiểm đã đủ để cấu thành tội phạm nên không còn là vi phạm hành chính mà trở thành tội phạm)

VD: vi phạm hành chính trái PL hành chính:

  • người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà sử dụng ô, điện thoại di động; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy đang tham gia giao thông (Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông)
  • người gây rối trật tự nơi công cộng (Nghị định 167 về xử phạt vi phạm an ninh trật tự xã hội)

VD: vi phạm hành chính trái PL khác (không phải PL hành chính):

  • người có hành vi cử chỉ thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác: đây là vi phạm PL dân sự (vi phạm quyền bất khả xâm phạm về nhân thân), nhưng vẫn được quy định là vi phạm hành chính (trong Nghị định 167 về xử phạt vi phạm an ninh trật tự xã hội)
  • hành vi đơn phương sa thải lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai: đây là trái PL lao động, nhưng vẫn được coi là vi phạm hành chính
  • người lao động không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc, hoặc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động sai mục đích: cũng là vi phạm PL lao động, nhưng cũng được coi là vi phạm hành chính
Bài giảng môn học Luật hành chính chương XII
Bài giảng môn học Luật hành chính chương XII

Là hành vi đươc thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (tức là có lỗi): lỗi của vi phạm hành chính là thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi của mình, có nội dung là sự nhận thức về tính xâm hại trật tự quản lý hành chính NN, tính trái PL của hành vi đó, nhưng vẫn lựa chọn thúc đẩy hành động của mình trái với yêu cầu của PL, trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định 1 cách xử sự khác phù hợp với yêu cầu của PL.

Chú ý: lỗi là hành vi của cá nhân, như vậy tổ chức không thể có hành vi, do đó không thể có lỗi (ở góc độ tâm lý). Tuy nhiên ở góc độ pháp lý thì PL quy định tổ chức có thể có lỗi, vì tổ chức có thể có tư cách pháp nhân, tức là có tư cách độc lập giống như cá nhân theo quy định của PL, và do đó tổ chức có hành vi, và hành vi của tổ chức thực chất là hành vi của cá nhân trong tổ chức, nhưng theo quy định của PL thì đó là hành vi của tổ chức. Như vậy khi một cá nhân thực hiện hành vi với tư cách tổ chức mà có lỗi thì lỗi đó được PL coi là của tổ chức, và tổ chức phải gành chịu các hậu quả pháp lý do lỗi đó gây ra (và tất nhiên tổ chức cũng được hưởng lợi từ các hành vi tốt).

Chú ý: lỗi của luật hành chính   ><   lỗi của luật hình sự

  • Lỗi của luật hành chính: gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý (luật hành chính chỉ quan tâm đến thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi của mình mà không quan tâm đến hậu quả của hành vi)
  • Lỗi của luật hình sự: gồm lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả (luật hình sự coi lỗi là thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi và hậu quả của hành vi)

Tại sao ? Vì luật hình sự quy định tội phạm là những lỗi rất nặng, mức hình phạt cao (hơn rất nhiều so với phạt hành chính) nên cần chia nhỏ lỗi để định khung hình phạt tương ứng.

Việc chia nhỏ lỗi ở luật hành chính là không cần thiết, và thực tế cũng không thể chia nhỏ được, vì:

  • phần lớn vi phạm hành chính là cấu thành hình thức (tức là chỉ cần có hành vi trái PL, có thể chưa gây ra hậu quả) chứ không cấu thành vật chất (có hành vi trái PL và gây ra hậu quả)
  • người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phần lớn là Chủ tịch UBND các cấp, không phải cán bộ chuyên trách về luật pháp, nên rất khó phân biệt được các lỗi chi tiết. (còn đối với tội phạm, khi xử lý có cơ quan điều tra, tòa án và viện kiểm sát tham gia, tức là những người có trình độ chuyên sâu về luật pháp, thì mới có khả năng phân biệt được các lỗi chi tiết)

Câu hỏi: Cán bộ công chức làm trái với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng có phải là vi phạm PL không ?

Trả lời:

Đối với môn Lý luận NN PL: câu trả lời là Không, vì đường lối chủ trương chính sách của Đảng không phải là quy phạm PL, đó là quy phạm chính trị, nên không vi phạm PL.

Đối với môn Luật Hành chính: câu trả lời là Có, vì trong Điều 8 khoản 4 luật Cán bộ công chức 2008 quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”. Do đó là vi phạm PL hành chính.

Có sự khác nhau này là do Lý luận NN PL dựa vào khoa học pháp lý, còn luật Hành chính dựa vào PL thực định (tức là PL trong thực tế, cụ thể ở đây là dựa vào Luật cán bộ công chức)

Bản chất của lỗi: là sự tự do ý chí của cá nhân trong việc xử sự trái với yêu cầu của PL. Như vậy hành vi không thể có lỗi nếu nó không trái PL. Ngược lại, một hành vi trái PL chỉ có lỗi khi chủ thể có sự tự do ý chí trong việc làm trái quy định của PL, do đó nếu họ không “tự do” thì cũng không có lỗi.

Như vậy sự tự do / không tự do trong việc làm trái yêu cầu PL phụ thuộc vào những yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau chi phối. Lỗi xảy ra khi có:

  • Điều kiện khách quan: sự kiện bất ngờ, bất khả kháng => được coi là không có lỗi, mặc dù có thể trái PL
  • Điều kiện chủ quan: phụ thuộc vào khả năng nhận thức, và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân => nếu cá nhân không có khả năng nhận thức thì được coi là không có lỗi; hoặc nếu có khả năng nhận thức, nhưng không có khả năng điều khiển hành vi thì cũng được coi là không có lỗi, vì đó không phải là kết quả của ý chí của họ

PL quy định những người bị mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi thì không có lỗi, không phải chịu trách nhiệm hành chính và các loại trách nhiệm khác; ngoài ra PL còn quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là từ đủ 14 tuổi:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hành chính với những vi phạm có lỗi cố ý
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm (cố ý và vô ý)

=> Như vậy, người chưa đủ 14 tuổi thì không bao giờ có lỗi dưới góc độ pháp lý

Các vi phạm hành chính không phải là tội phạm: Chú ý: không phải vi phạm hành chính thì có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm. VD: trộm cắp 1 chiếc xe đạp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đã bị coi là tội phạm, trong khi vụ việc xả thải chưa qua xử lý ra môi trường của công ty Vedan Việt Nam lại chỉ bị coi là vi phạm hành chính, mặc dù nguy hiểm cho XH hơn rất nhiều.

Hiện tại, PL quy định tội phạm chỉ có thể là cá nhân, hành vi trái PL của tổ chức không bị coi là tội phạm nên chỉ bị xử lý hành chính (dù có rất nguy hiểm).

PL hiện tại quy định hành vi trái PL do cá nhân thực hiện, nếu có tính chất mức độ nguy hiểm đáng kể cho XH thì bị coi là tội phạm, nếu có tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể cho XH thì bị xử vi phạm hành chính.

Ranh giới nào để phân biệt mức độ nguy hiểm ? Căn cứ vào luật Hình sự, chỉ những hành vi được quy định trong luật Hình sự mới được coi là tội phạm. VD Điều 138 khoản 1 về tội trộm cắp tài sản từ 2 triệu trở lên (tức là trôm cắp dưới 2 triệu thì nhìn chung là vi phạm hành chính trừ một số trường hợp đặc biệt), Điều 161 luật Hình sự về tội trốn thuế từ 100 triệu trở lên (trốn thuế dưới 100 triệu nhìn chung là vi phạm hành chính, trừ một số trường hợp đặc biệt), điều 104 khoản 1 luật Hình sự về cố ý gây thương tích cho người khác từ 10% tỷ lệ thương tật (dưới 10% thì không bị coi là tội phạm trừ một số trường hợp đặc biệt), …

Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính: “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.”

Trong quá trình thi hành xử phạt hành chính (tức là đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính) mới phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì cũng phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, khi đó nếu quyết định xử phạt hành chính chưa được thi hành thì phải đình chỉ thi hành quyết định đó rồi mới chuyển sang cơ quan tố tụng hình sự.

Các vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm PL về cấu thành và nguy cơ áp dụng các biện pháp xử phạt: cũng giống như tính trái PL của luật Hình sự. Các quy định chi tiết xem trong các Nghị định của Chính phủ (vì không có trong luật Xử lý vi phạm hành chính)

2. Cấu thành của vi phạm hành chính

ĐN: Cấu thành của VPHC gồm các dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại trật tự quản lý hành chính NN của 1 loại vi phạm hành chính và cần thiết để xác định ranh giới của các loại vi phạm hành chính với nhau, bao gồm:

  • Mặt khách quan của VPHC
  • Mặt chủ quan của VPHC
  • Chủ thể của VPHC
  • Khách thể của VPHC

a. Mặt khách quan của VPHC

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hành vi VPHC, gồm các dấu hiệu:

Các dấu hiệu có trong cấu thành của mọi VPHC:

  • Hậu quả của VPHC: (cần phân biệt với thiệt hại do VPHC gây ra) thể hiện:
    • qua các quy đinh của PL bị làm trái, cái trật tự quản lý hành chính NN bị xâm phạm, bị thay đổi
    • qua các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, tài sản (có thể có thiệt hại hoặc không)
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của vi phạm hành chính

Các dấu hiệu có trong cấu thành của một số VPHC:

  • Thời gian VPHC: trong một số VPHC không mang tính chất quan trọng, VD trộm cắp thì ban ngày hay ban đêm cũng không khác nhau, trộm cắp ở nông thôn hay thành thị thì cũng không khác nhau. Ngược lại, mang tính quan trọng trong một số VPHC, ví dụ gây ồn ào vào giờ nghỉ ngơi (từ 22h đến 5h sáng hôm sau)
  • Địa điểm VPHC: ví dụ phóng uế nơi công cộng mới là VPHC, không mặc quần áo nơi công cộng, nơi thờ cúng tín ngưỡng tôn giáo
  • Công cụ, phương tiện VPHC: có những VPHC không có công cụ hay phương tiện, VD như việc phóng uế bừa bãi, xâm phạm đời tư của người khác. Có những VPHC mà công cụ phương tiện lại là yếu tố quan trọng để xác định mức độ vi phạm, VD vi phạm luật giao thông với xe đạp, xe máy, và ô tô sẽ có các mức phạt khác nhau

Hậu quả của vi phạm hành chính chủ yếu được thể hiện thông qua việc các quy phạm PL bị làm trái, các trật tự pháp lý hành chính bị xâm hại. Trong nhiều trường hợp, các hậu quả đó được thể hiện qua các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, tài sản. Nhìn chung, các thiệt hại cụ thể trên chỉ có ý nghĩa trong việc xác định hình thức và mức xử phạt.

b. Mặt chủ quan của VPHC

Là những quan hệ tâm lý bên trong của hành vi VPHC, gồm các dấu hiệu:

Lỗi: là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của mọi VPHC

Hình thức lỗi: (cố ý hay vô ý) chỉ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một số loại vi phạm hành chính. VD với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định được là lỗi cố ý mới được coi là VPHC; hủy hoại tài sản người khác thì phải là cố ý mới là VPHC, vô ý làm hư hỏng tài sản người khác không bị coi là VPHC (chỉ cần bồi thường dân sự, trong khi nếu là cố ý thì ngoài việc bồi thường dân sự còn bị xử phạt VPHC); tang vật sử dụng để VPHC một cách cố ý mới bị tịch thu (nếu vô ý thì không bị tịch thu)

Mục đích của VPHC (không bắt buộc phải có): là những giá trị trong nhận thức mà chủ thể VPHC đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi VPHC. Mục đích của VPHC chỉ có thể xảy ra với lỗi cố ý. VD: tụ tập cổ vũ đua xe trái phép, xe khách có hành vi trốn khách để tránh bị kiểm tra (khi đến trạm kiểm soát thì yêu cầu hành khách xuống bớt để không bị phát hiện chở quá số lượng quy định), tàng trữ trong người vũ khí, phương tiện nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng

Động cơ của vi phạm hành chính (không bắt buộc phải có trong cấu thành của VPHC): là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPHC. Động cơ của VPHC chỉ có thể xảy ra với lỗi cố ý và có mục đích rõ ràng. VD mua bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính, lợi dụng chăm sóc người cao tuổi để trục lợi, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi

c. Chủ thể của VPHC

Chú ý: cần phân biệt năng lực trách nhiệm hành chính với năng lực chủ thể của quan hệ PL hành chính

  • Năng lực trách nhiệm hành chính là khả năng phải chịu trách nhiệm hành chính. Một cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính là có nguy cơ bị xử phạt hành chính, khi đó họ có thể tham gia vào quan hệ PL hành chính
  • Như vậy khi 1 người có năng lực trách nhiệm hành chính thì sẽ có năng lực chủ thể của quan hệ PL hành chính. Ngược lại không đúng: vì năng lực trách nhiệm hành chính chỉ là 1 bộ phận của năng lực chủ thể, ví dụ người 12 tuổi có thể phải chịu các biện pháp giáo dục, giáo dưỡng, tức là có năng lực chủ thể của quan hệ PL hành chính, nhưng người 12 tuổi không thể bị xử phạt VPHC (vì độ tuổi tối thiểu phải chịu xử phạt VPHC là đủ 14 tuổi)

Chủ thể cá nhân:

  • Cá nhân là chủ thể của VPHC khi có năng lực trách nhiệm hành chính vào thời điểm thực hiện VPHC
  • Cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính khi từ đủ 14 tuổi trở lên và không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc không có khả năng điều khiển hành vi

Chủ thể tổ chức:

  • Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính nếu có tư cách pháp nhân và thực hiện hành vi trái PL mà theo quy định của PL phải bị xử phạt hành chính
  • Vi phạm hành chính của tổ chức là vi phạm về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó

Câu hỏi: Tập thể lớp K14CCQ tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng hình thức đá bóng trên đường phố, bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính. Hỏi sẽ xử phạt tập thể hay cá nhân ?

Trả lời: xử phạt các cá nhân vi phạm, vì tập thể lớp không phải là pháp nhân.

Câu hỏi: Lái xe A của công ty X chở giám đốc công ty đi công tác, do thời gian gấp để kịp ký Hợp đồng quan trọng nên A buộc phải điều khiển ô tô quá tốc độ cho phép. Hỏi ai sẽ là chủ thể của VPHC này ?

Trả lời: Lái xe A là chủ thể của vi phạm, vì PL quy định người điều kiện phương tiện giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành quy định về tốc độ khi tham gia giao thông

Câu hỏi: Nguyễn Văn A là giám đốc công ty dịch vụ cho thuê ô tô tự lái, ký hợp đồng cho thuê và giao ô tô cho chị Nguyễn Thị B, chị B chưa có Giấy phép lái xe, bị cơ quan chức năng phát hiện và phạt VPHC về hành vi giao phương tiện giao thông cho người không có giấy phép lái xe. Hỏi ai là chủ thể của VPHC này ?

Trả lời: Chủ thể VPHC ở đây là Công ty dịch vụ cho thuê ô tô, vì PL quy định chủ sở hữu của phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm, giám đốc công ty ở đây là đại diện cho Công ty ký hợp đồng cho thuê xe, nên chủ thể VPHC này là công ty.

=> cách xác định chủ thể VPHC: căn cứ vào tính trái PL của hành vi, hay tính trái nghĩa vụ của chủ thể (do đó chỉ cần xác định nghĩa vụ của ai thì quy trách nhiệm cho người đó, nếu nghĩa vụ của cá nhân thì cá nhân là chủ thể, nghĩa vụ của tổ chức thì tổ chức là chủ thể.

d. Khách thể của VPHC

Là những quan hệ XH được PL hành chính bảo vệ và bị các VPHC xâm hại.

Hầu hết các VPHC đều có khách thể chung là trật tự quản lý hành chính NN, khách thể loại (cụ thể hơn) sẽ là trật tự quản lý hành chính NN về lĩnh vực, VD lĩnh vực an toàn giao thông (nghị định 171), xây dựng đô thị, … Khách thể trực tiếp (là các quan hệ XH cụ thể được PL bảo vệ mà bị hành vi VPHC xâm hại) của VPHC xác định khó hơn

VD: A 17 tuổi điều khiển xe máy 110 phân khối chạy quá tốc độ. Hành vi này đã xâm hại 2 khách thể trực tiếp:

  • Xâm hại khách thể là trật tự xã hội quy định về độ tuổi được phép lái xe máy trên 50 phân khối (phải từ 18 tuổi trở lên)
  • Xâm hại khách thể là trật tự xã hội quy định về tốc độ của xe máy trên đường bộ

Hành vi này cấu thành 2 VPHC, và sẽ xử phạt cả 2 VPHC này (mặc dù chỉ có 1 hành vi)

Câu hỏi: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

 Vi phạm hành chínhTội phạm
Định nghĩaVPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của PL về quản lý NN mà không phải là tội phạm và theo quy định của PL phải bị xử phạt VPHCTội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự, và phải chịu hình phạt.Chú ý: tính “được quy định trong bộ luật hình sự” gây nhiều tranh cãi và chưa thống nhất
Chủ thểCá nhân, tổ chứcCá nhân
Tính chất, mức độ nguy hại cho XHNhìn chung ít nguy hiểm, hoặc nguy hiểm không đáng kểNhìn chung nguy hiểm đáng kể
Hình thức lỗiCố ý, vô ýCố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả
Thẩm quyền quy địnhQuốc hội, UBTV quốc hội, Chính phủ (trong đó chủ yếu là Chính phủ quy định thông qua các Nghị định) (quy định trong luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư, quyết định)Quốc hội (quy định trong luật Hình sự)
Khách thểMột số quan hệ XH rất quan trọng không thể là khách thể của VPHC, ví dụ tính mạng con ngườiMột số quan hệ XH ít quan trọng không thể là khách thể của tội phạm, ví dụ
Thẩm quyền xử lýChủ thể quản lý hành chính NN: các cơ quan quản lý hành chính NN (hấu hết là thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp)Chủ thể quản lý tư pháp: cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan tố tụng hình sự
Thủ tục xử lýThủ tục hành chínhThủ tục tư pháp, thủ tục tố tụng hình sự
Hậu quả pháp lý của người vi phạm– Chịu trách nhiệm hành chính– Hình thức là Quyết định xử phạt VPHC– Hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh– Chịu trách nhiệm hình sự– Hình thức là bản án của tòa án– Hình phạt là phạt tiền, phạt tù, cải tạo không giam giữ, tử hình

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.