fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hành chính chương IX

Bài giảng môn học Luật hành chính chương IX giới thiệu chi tiết về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm y tế, giáo dục, môi trường, và kinh tế. Chương này giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc điều hành và giám sát hoạt động của các lĩnh vực này, đồng thời nắm vững các quy định pháp lý liên quan. Đây là tài liệu không thể thiếu để sinh viên ôn tập và nghiên cứu chuyên sâu về quản lý hành chính trong từng ngành cụ thể.

Bài giảng môn học Luật hành chính chương IX

I. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

 Cán bộCông chứcViên chức
Khái niệmLà công dân VN, được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, NN, tổ chức chính trị XH ở TƯ, ở tỉnh, ở huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NNLà công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định 06/2010Là công dân VN, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL
Cách thức hình thànhĐược bầu, bổ nhiệm chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.Theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu hoặc bổ nhiệmĐược tuyển dụng, bổ nhiệm, có thể có nhiệm kỳ hoặc không có nhiệm kỳ.Nhiệm kỳ tính từ thời gian bổ nhiệmĐược tuyển dụng theo chế độ hợp đồng
Nơi làm việcCơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị XHCơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị XH, đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ ban lãnh đạo)Đơn vị sự nghiệp công lập
Nguồn lươngNgân sách NNNgân sách NN và nguồn thu sự nghiệpNguồn thu sự nghiệp, nếu là đơn vị chưa tự chủ thì vẫn lấy từ ngân sách

II. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức

1. Quyền và nghĩa vụ

Có nghĩa vụ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Trường hợp mệnh lệnh cấp trên yêu cầu hành vi trái PL thì có trách nhiệm báo cáo cấp trên, nếu cấp trên vẫn kiên quyết yêu cầu thực hiện thì vẫn phải thực hiện nhưng sẽ không phải chịu trách nhiệm. Còn nếu không báo cáo mà thực hiện thì có thể chịu trách nhiệm liên đới.

Chú ý: việc báo cáo phải bằng văn bản

Bài giảng môn học Luật hành chính chương IX
Bài giảng môn học Luật hành chính chương IX

2. Trách nhiệm pháp lý khi thi hành nhiệm vụ

Có 4 loại trách nhiệm pháp lý:

  • Trách nhiệm dân sự
  • Trách nhiệm hình sự
  • Trách nhiệm hành chính
  • Trách nhiệm kỷ luật

Câu hỏi: 1 cá nhân thực hiện 1 hành vi vi phạm PL thì phải chịu tối đa mấy trách nhiệm pháp lý ?

Trả lời: 1 hành vi vi phạm PL có thể chịu nhiều trách nhiệm pháp lý (trong số 4 trách nhiệm pháp lý kể trên), tuy nhiên có cặp trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự không bao giờ xuất hiện cùng nhau trong 1 vụ việc (vì cả 2 loại trách nhiệm này có cùng 1 chủ thể quản lý là NN, nên nếu đã là hành chính thì không thể là hình sự, và ngược lại), do đó sẽ có tối đa 3 trách nhiệm pháp lý:

  • Dân sự, hình sự, kỷ luật
  • Dân sự, hành chính, kỷ luật

Chú ý: kỷ luật ở đây là kỷ luật mang tính NN

Mời bạn xem thêm:

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.