fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XI

“Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XI mang đến cái nhìn toàn diện về các quy định cụ thể của hiến pháp liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nội dung bài giảng được biên soạn chi tiết, dễ hiểu, giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc pháp lý và quyền hạn của cơ quan nhà nước, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình học tập và ôn thi. Đây là tài liệu quan trọng cho những ai muốn củng cố kiến thức và đạt kết quả cao trong môn Luật hiến pháp.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XI

Chương 11: Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Tiêu chíHiến pháp 1946Hiến pháp 1959Hiến pháp 1980Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013
Tên gọiChủ tịch nướcChủ tịch nướcChủ tịch Hội đồng nhà nướcChủ tịch nướcChủ tịch nước
Vị trí– Đứng đầu nhà nước
– Đứng đầu chính phủ
Đứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại– Cơ quan thường trực của Quốc hội
– Là nguyên thủ quốc gia tập thể của nước CHXHCN VN
Đứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoạiĐứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại
Vấn đề hình thành– Do Nghị viện nhân dân bầu
– Là thành viên của Nghị viện nhân dân
– Được 2/3 phiếu thuận, nếu lần đầu không đủ 2/3 thì lần sau phải được đa số tương đối
– Do Quốc hội bầu
– Là công dân VN, từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước
– Được Quốc hội bỏ phiếu tán thành quá bán
– Do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội
– Được Quốc hội bỏ phiếu tán thành quá bán
– Do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội
– Được Quốc hội bỏ phiếu tán thành quá bán
– Do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội
– Được Quốc hội bỏ phiếu tán thành quá bán
– Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp
Nhiệm kỳ5 nămTheo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra (Quốc hội)Theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra (Quốc hội)Theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra (Quốc hội)Theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra (Quốc hội)
Nhiệm vụ, quyền hạn– Không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trừ khi phạm tội phản quốc
– Yêu cầu Nghị viện thảo luận những luật mà Nghị viện tham gia
– Thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại
– Triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt
– Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp
– Có quyền tham dự các phiên họp Chính phủ
Phó Chủ tịch nướcKhông cần là thành viên Nghị viện

A. Khái quát về chính quyền địa phương

Các điểm mới của HP 2013:

Điều 110:

HP 2013 dùng khái niệm Chính quyền địa phương thay cho HĐND và UBND như ở các bản HP trước. Đây là sự thay đổi mang tính tích cực, vì:

  • Theo thông lệ …
  • Nâng tầm cho HĐND và UBND
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XI
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương XI

Khái niệm mới xuất hiện:

  • “Quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương”, “đơn vị hành chính tương đương” ở đây chính là thành phố trong thành phố, hay thành phố vệ tinh
  • “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”: chính là mô hình đặc khu kinh tế, VD đặc khu kinh tê Vân Đồn, đặc khu kinh tế Phú Quốc

Điều 111:

Chính quyền địa phương  >< Cấp chính quyền địa phương

=> là cơ sở để hợp pháp hóa bỏ HĐND ở quận / huyện và xã / phường vốn đã được thực nghiệm rất thành công ở một số địa phương.

Điều 112: giống các HP trước

B. Hội đồng nhân dân

I. Vị trí, tính chất, chức năng của HĐND

Điều 113:

1. Vị trí, tính chất của HĐND

a. HĐND là cơ quan quyền lực NN ở địa phương

– Từ 2001, thẩm quyền phân bổ ngân sách địa phương được chuyển từ QH sang HĐND (Luật tổ chức HĐND 2003)

Câu hỏi: HĐND có phải là cơ quan quyền lực NN cao nhất ở địa phương ?

Trả lời: không, vì chỉ QH mới là cơ quan quyền lực cao nhất của nước VN, tức là ở cả TW và địa phương

b. HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, thể hiện ở:

– Về mặt hình thành, HĐND do nhân dân bầu ra theo các nguyên tắc bầu cử

Cơ cấu thành phần đại biểu mang tính đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương

Trong hoạt động của HĐND

Thể hiện thông qua quyền giám sát của nhân dân đối với HĐND: qua các cuộc họp HĐND, tiếp xúc đại biểu HĐND, theo dõi hoạt động của HĐND qua các phương tiện thông tin đại chúng, …

Thể hiện qua quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND

Với QH: tính đại diện => tính quyền lực

Với HĐND: tính quyền lực => tính đại diện

Vì QH nhận quyền chỉ từ nhân dân, trong khi HĐND vừa nhận quyền lực từ nhân dân, vừa nhận quyền lực phái sinh từ QH

2. Chức năng của HĐND

Gồm 3 chức năng chính:

  • Giám sát
  • Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương
  • Tổ chức

Đối tượng giám sát của HĐND:

UBND, TAND, VKSND cùng cấp

Giám sát thông qua các kỳ họp, nghe báo cao công tác, xem xét các văn bản (để có thể đình chỉ hoặc bãi bỏ), lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu

Lấy phiếu tín nhiệm >< Bỏ phiếu tín nhiệm

  • Lấy phiếu tín nhiệm:
  • Tiến hành định kỳ
  • Mục đích để thăm dò
  • Bỏ phiếu tín nhiệm:
  • Chỉ thực hiện khi có yêu cầu: theo đề nghị của …
  • Để quyết định có miễn nhiệm, bãi nhiệm hay không

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND

III. Cơ cấu tổ chức của HĐND

1. Thường trực HĐND

Được thành lập ở HĐND tất cả các cấp

Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện gồm:

  • Chủ tịch
  • Phó chủ tịch
  • Ủy viên thường trực

Thường trực HĐND cấp xã gồm:

  • Chủ tịch
  • Phó chủ tịch

2. Các ban của HĐND

Cấp tỉnh có 3 ban:

  • Kinh tế ngân sách
  • Văn hóa xã hội
  • Pháp chế

Ngoài ra còn có thể có Ban Dân tộc với các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc

Cấp huyện có 2 ban:

  • Ban Kinh tế Xã hội
  • Ban Pháp chế

Cấp xã không tổ chức các ban, chỉ có Thường trực HĐND

Thành viên các ban bao gồm:

  • Trưởng ban
  • Phó trưởng ban

IV. Các hình thức hoạt động của HĐND

1. Kỳ họp HĐND

Triệu tập và chủ tọa

Thời gian: họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ, có thể họp bất thường, họp chuyên đề khi:

  • Theo đề nghị của Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND, hoặc
  • Ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND yêu cầu

Hình thức: họp công khai

Được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

Nhân dân có thể tham dự phiên họp

Tuy nhiên, HĐND có thể họp kín theo đề nghị của chủ tọa hay chủ tịch UBND cùng cấp

Thành phần:

  • Các đại biểu HĐND, ít nhất 2/3 số đại biểu
  • Khách mời: đại biểu HĐND cấp trên, đại biểu QH, …

Chỉ có đại biểu mới được quyền biểu quyết, khách mời chỉ có quyền phát biểu ý kiến, giám sát hoạt động

Nội dung làm việc: xem giáo trình

Nguyên tắc làm việc:

  • Chế độ hội nghị: hội họp và thảo luận tại nghị trường
  • Các nghị quyết của HĐND phải được quá nửa số đại biểu tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND cần ít nhất 2/3 tán thành

C. Ủy ban nhân dân

I. Vị trí, tính chất, chức năng của UBND

1. Vị trí, tính chất của UBND

a. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND

Hình thành: UBND do HĐND cùng cấp bầu tại kỳ họp đầu tiên của HĐND

Thành viên UBND: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên

– Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, trừ trường hợp khuyết Chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ, …=> để tạo sự linh hoạt, kịp thời, …

UBND chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp

+ …

+ đại biểu HĐND có quyền chất vấn …

+ có quyền bãi bỏ văn bản …

+ …

– Nhiệm kỳ UBND theo nhiệm kỳ HĐND cùng cấp

b. UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

– UBND hoạt động theo cơ chế “song trùng trực thuộc”, tức là vừa chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp, vừa sự chỉ đạo của UBND cấp trên.

2. Chức năng của UBND

– Chức năng quản lý hành chính nhà nước

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

III. Cơ cấu tổ chức của UBND

– Thành viên gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch

– …

– Thành viên của UBND không được đồng thời là là thành viên của Thường trực HĐND, …

– Kết quả bầu thành viên UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

Câu hỏi: Tại sao cần phê chuẩn?

Trả lời: để người phê chuẩn có quyền đình chỉ chức vụ, bãi nhiệm, …

IV. Các hình thức hoạt động

Gồm 3 hình thức:

+ Phiên họp UBND

+ Hoạt động của CHủ tịch UBND

+ Hoạt động của Phó chủ tịch và các thành viên UBND

1. Phiên họp UBND

– Họp thường lệ mỗi tháng ít nhất 1 lần. Ngoài ra có các phiên họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch UBND hoặc Chủ tịch HĐND cùng cấp, hoặc do ít nhất 1/3 thành viên UND yêu cầu

– Thành phần:

+ thành viên UBND

+ khách mời:

– Nội dung:

– Nguyên tắc làm việc:

+ Thảo luận tập thể

+ Quyết định theo đa số

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.