fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương IV

Bài giảng môn học Luật Hiến pháp chương IV cung cấp kiến thức chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Nội dung bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và các cơ quan nhà nước khác, cùng với chức năng, quyền hạn của từng cơ quan. Đây là kiến thức nền tảng, giúp sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có khả năng phân tích, áp dụng vào thực tế các tình huống pháp lý liên quan đến tổ chức nhà nước.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương IV

Chương IV: Quyền con người – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

I. Các vấn đề chung về quyền con người

Xã hội hiện đại phát triển dựa trên 03 chân kiềng:

Nhà nước pháp quyền

Kinh tế thị trường

Quyền con người

Quyền: là việc người dân được làm mọi thứ mà PL không cấm

Quyền con người được nhà nước:

  • Công nhận: không phải “cho phép”
  • Tôn trọng
  • Bảo vệ: khi nó bị xâm phạm
  • Bảo đảm

“Quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết.” (Điều 14 Hiến pháp 2013)

Chú ý: Luật  ><  Pháp luật

  • Luật: phải do quốc hội ban hành
  • Pháp luật: là toàn bộ hệ thống pháp luật các cấp

Tức là muốn hạn chế quyền con người phải được Quốc hội ban hành luật, chứ không phải là bất kỳ cấp cơ quan nhà nước nào cũng được ban hành “pháp luật” để hạn chế quyền con người.

Quyền con người bao trùm Quyền công dân

  • Con người gồm: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch
  • Người nước ngoài bị hạn chế một số quyền so với công dân: về sở hữu tài sản (như chỉ được mua hạn chế chung cư, mua cổ phần, …), về quyền chính trị (không được bầu cử, ứng cử), …
  • Công dân VN còn được NN VN bảo hộ ngay cả ở nước ngoài

Khái niệm quyền con người: là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi PL hiện hành.

Dưới góc độ pháp lý: quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hạn đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.

Trong Hiến pháp, quyền con người được nêu với thuật ngữ “Mọi người”. VD: “Mọi người đều có quyền sống”, “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”

Hiến pháp 2013 đưa Chương về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân từ chương 5 sang chương 2, thể hiện sự tôn trọng đối với quyền con người.

Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương IV
Bài giảng môn học Luật hiến pháp chương IV

5 nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp:

  • Nguyên tắc tôn trọng quyền con người
  • Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân
  • Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và không phân biệt đối xử
  • Nguyên tắc nhân đạo: có những chính sách ưu tiên, bảo vệ, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, người nghèo, …
  • Nguyên tắc về tính hiện thực của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: việc quy đinh các quyền phải xem xét khả năng thực hiện trong thực tế. VD: Hiến pháp 1980 quy định “công dân đều được có nhà ở, việc làm, chữa bệnh và đi học không mất tiền” là việc không khả thi trong thực tế.

Trong Hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia làm 4 nhóm:

  • Các quyền chính trị
  • Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa
  • Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân
  • Các nghĩa vụ

II. Quyền con người theo Hiến pháp năm 2013

Điều 14 khoản 1: Ở nước CHXHCN VN các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, XH được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Điều 14 khoản 2: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn XH, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Quyền bình đẳng: “Mọi người đều có quyền bình đẳng trước PL” (khoản 1 điều 16), bình đẳng ở đây là trong việc:

Hưởng các quyền: mọi người đều hưởng các quyền như nhau

Thực hiện các nghĩa vụ: mọi người đều có nghĩa vụ như nhau

Chịu trách nhiệm pháp lý: mọi người đều chịu trách nhiệm pháp lý như nhau

Chú ý: “bình đẳng” không có nghĩa là mọi người đều như nhau, VD:

Nghĩa vụ quân sự chỉ đặt ra với nam giới

=> do đặc điểm giới tính

Lao động nữ được làm việc trong những điều kiện khác với nam giới, như phải có nhà vệ sinh tiêu chuẩn, phòng thay đồ, chế độ nghỉ ngơi khi nuôi con nhỏ hay mang thai

=> Do đặc điểm giới tính

Quyền bầu cử chỉ đặt ra với người trên 18 tuổi, quyền ứng cử chỉ đặt ra với người trên 21 tuổi

=> căn cứ vào sự trưởng thành về nhận thức để quyết định việc lựa chọn người đại diện

Hay trong luật bầu cử các chức danh dân bầu (đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND) thì có quy định: ứng viên có quá nửa số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn thì trúng cử, trường hợp số phiếu bằng nhau thì lấy người nhiều tuổi hơn

=> Xuất phát từ quan niệm Á Đông về việc trọng kinh nghiệm, và do đặc thù của chức danh đại biểu là chức danh về chính trị, không phải chức danh chuyên môn (như trong Chính phủ, ủy ban), nên đòi hỏi về uy tín trong nhân dân và kinh nghiệm sống, do đó ưu tiên lựa chọn người nhiều tuổi hơn. Đây là đặc thù của hoạt động bầu cử của VN (một số nước khác cũng có quy định như vậy)

NN có chính sách hỗ trợ đối với trẻ lang thang, người tàn tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số

=> do nguyên tắc “nhân đạo”, NN hỗ trợ những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong XH

Như vậy phải hiểu “bình đẳng” không có nghĩa là “cào bằng” mà phải chú ý đến các đặc thù và nguyên tắc nhân đạo.

Quyền sống: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được PL bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” (điều 19)

Đây là quyền mới của Hiến pháp 2013, theo tinh thần của Công ước quốc tế về nhân quyền

Câu hỏi: Hình phạt tử hình có vi phạm quyền sống không ?

Trả lời: Luật pháp VN và quốc tế đều quy định “không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”, tức là hình phạt tử hình chỉ đặt ra với những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho XH, không thể giáo dục được nữa, và nhằm mục đích răn đe tội phạm, tuy nhiên người bị tử hình có quyền “xin ân giảm án tử hình” do nguyên thủ quốc gia quyết định (ở VN là Chủ tịch nước).

Về vấn đề “cái chết nhân đạo”, công ước quốc tế quy định “quyền an tử” đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa, mà việc kéo dài sự sống chỉ làm người đó đau đớn hơn. Vậy thì quyền an tử có vi phạm quyền sống ?

Quyền khiếu nại, tố cáoMọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 30)

  • Hiến pháp 2013 đã mở rộng đối tượng từ “công dân” thành “mọi người”
  • Khiếu nại: khi bản thân bị xâm phạm quyền, để bảo vệ bản thân người khiếu nại
  • Tố cáo: khi thấy hành vi vi phạm PL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, để bảo vệ lợi ích của xã hội, cộng đồng (bản thân người tố cáo không bị xâm hại quyền một cách trực tiếp)
  • Do đối tượng và đặc điểm rất khác nhau nên đã tách riêng thành 2 luật là Luật khiếu nại, và Luật tố cáo

Quyền hôn nhân: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn” (Điều 36, khoản 1)

Hiến pháp 2013 chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới

Chủ thể của quyền này không phải là mọi người, mà chỉ có nam đủ 20, nữ đủ 18 tuổi (theo luật Hôn nhân Gia đình)

Tại sao ở VN lại quy định độ tuổi kết hôn của nam lại cao hơn nữ (như ở Hàn Quốc quy định độ tuổi kết hôn chung cho cả nam và nữ) ? Vì quan niệm về vai trò của nam giới, như trong nghĩa vụ quân sự, trong vai trò trụ cột gia đình nên phải có thời gian để trưởng thành

Quyền tự do kinh doanhMọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33)

  • Tự do kinh doanh: được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và số lượng, được lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh và mô hình doanh nghiệp, được lựa chọn thị trường, được lựa chọn kênh để phân phối lưu thông sản phẩm, được lựa chọn bạn hàng, được lựa chọn lao động để phục vụ sản xuất kinh doanh, … ==> quy định chi tiết trong Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp
  • Ngành nghề mà PL không cấm: áp dụng phương pháp loại trừ, chỉ quy định những ngành nghề mà PL cấm, gồm 6 loại: ma túy, buôn bán người – mô – nội tạng người, mại dâm, động thực vật hoang dã quý hiếm, các khoáng vật cấm kinh doanh, sinh sản vô tính trên người

III. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013

1. Quyền cơ bản của công dân

Công dân VN là người có 1 quốc tịch là quốc tịch VN.

Công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như mọi người, ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ khác mà chỉ công dân mới có:

Quyền bầu cử, ứng cửCông dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 27)

Quy định cao hơn so với Hiến pháp 1980 (là từ 18 tuổi và từ 21 tuổi) (để đảm bảo sự trưởng thành, lý do nữa là trước kia học hết lớp 10 là xong phổ thông, sau chuyển sang hệ 12 năm): đủ 18 tuổi được bầu cử, đủ 21 tuổi được ứng cử, không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác, thành phần, nghề nghiệp, tôn giáo, trình độ (so với các nước khác thì độ tuổi bầu cử, ứng cử của VN tương đối thấp)

  • Được giới thiệu, tự ứng cử
  • Không bị tòa án tuyên mất quyền bầu cử
  • Không bị pháp luật tước quyền bầu cử: người bị mất năng lực hành vi dân sự, người đang chấp hành hình phạt tù
  • Có tên trong danh sách cử tri
  • Phải đang cư trú tại Việt Nam (vì chưa thể bảo đảm việc bầu cử ở nước ngoài)

Quyền tham gia quản lý NN và XH:

  • Tham gia trực tiếp
  • Gián tiếp thông qua đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND
  • Giám sát hoạt động của các cơ quan NN: các kỳ họp, chất vấn của đại biểu, các phương tiện thông tin đại chúng
  • Có quyền bãi nhiệm đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND

Quyền biểu quyết khi được trưng cầu ý dân: có từ Hiến pháp 1946 nhưng chưa bao giờ được sử dụng

Quyền tự do biểu đạtCông dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định (Điều 25)

2. Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Công dân có đầy đủ các nghĩa vụ như mọi người, gồm:

  • Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác
  • Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
  • Nghĩa vụ nộp thuế: người nước ngoài nếu kinh doanh tại VN cũng phải nộp thuế theo quy định của VN
  • Nghĩa vụ tôn trọng hiến pháp và PL VN

Các nghĩa vụ riêng cho công dân VN:

  • Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44)
  • Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc (khoản 1 điều 45)
  • Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 điều 45)
  • Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (điều 46)
  • Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46)
  • Nghĩa vụ học tập (điều 39)

Câu hỏi: Trả lời Đúng / Sai , giải thích

(1) Mọi chủ thể trong quan hệ pháp luật hiến pháp đều phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Sai. Vì những người không đủ năng lực hành vi như trẻ em, người bị tâm thần cũng là chủ thể trong quan hệ Luật Hiến pháp.

(2) NN là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật luật hiến pháp

Sai. Vì chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật luật Hiến pháp là chủ thể chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật luật Hiến pháp mà không tham gia vào quan hệ pháp luật của bất kỳ ngành luật nào khác.

Trong khi đó, NN là chủ thể tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật ngành luật khác như Luật hình sự (khi xét xử án hình sự đều “nhân danh nước CH XHCN VN”), Luật đất đai, Luật quan hệ quốc tế.

(3) Hiến pháp là nguồn chủ yếu của ngành luật hiến pháp VN

Đúng. Là nguồn chủ yếu, nhưng không phải duy nhất

(4) Mọi luật do quốc hội ban hành đều là nguồn của ngành luật hiến pháp

Sai. VD luật Giáo dục, luật đầu tư, luật hôn nhân gia đình … không phải là nguồn của ngành luật Hiến pháp. Một số luật như luật bầu cử, luật tổ chức quốc hội, luật quốc tịch, luật tổ chức chính phủ, … là nguồn của ngành luật Hiến pháp.

(5) Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của NN và pháp luật

Sai.

(6) Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản của NN CHXHCN VN

Sai. Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản của nước CHXHCN VN, không phải của NN CHXHCN VN.

(7) Các bản hiến pháp VN đều có tính chất là hiến pháp XHCN

Sai.

(8) Hiến pháp 1992 là đạo luật cơ bản của nước CHXHCN VN

(9) Quyền dân tộc cơ bản được kế thừa và phát triển trong các hiến pháp VN

Đúng. Kế thừa về hình thức: đều được ghi nhận ở những điều khoản đầu tiên, tức là đặt ở vị trí quan trọng nhất. Kế thừa về nội dung: tính thống nhất.

(1) Theo pháp luật hiện hành, mọi tổ chức quần chúng trong nhân dân đều là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN

Sai. Các tổ chức mà trong hoạt động có xu hướng chính trị nhất định thì mới là thành viên của Mặt trận TQ VN

(11) Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân VN đều có thể bị tước quốc tịch VN

Sai. Điều 2 luật Quốc tịch VN 2008: Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.

Điều 31 luật Quốc tịch VN 2008:

  1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

(12) Quốc tịch là căn cứ pháp lý duy nhất làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân

Sai. Quốc tịch chỉ là căn cứ pháp lý duy nhất làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng ngoài quyền cơ bản còn các quyền và nghĩa vụ khác, các quyền và nghĩa vụ khác chỉ phát sinh khi công dân tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể, VD khi vi phạm luật Giao thông sẽ bị phạt, như vậy nghĩa vụ nộp phạt chỉ phát sinh khi công dân tham gia vào quan hệ pháp luật luật giao thông (không tự nhiên phát sinh)

(13) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ được ghi nhận trong hiến pháp – đạo luật cơ bản của NN

Đúng.

(14) Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong tất cả các hiến pháp VN.

Sai. Hiến pháp 1980 không thừa nhận quyền tự do kinh doanh.

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hiến pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.