Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương V mang đến cái nhìn toàn diện về những bước phát triển quan trọng của nhà nước và pháp luật trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nội dung chương giúp sinh viên nắm bắt sự thay đổi và tác động của các hệ thống pháp luật đối với xã hội hiện đại. Đây là tài liệu hữu ích giúp người học củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi chuyên ngành.
Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương V
Chương 5: Nhà nước và pháp luật thời cận – hiện đại
I. Khái quát nhà nước và pháp luật thời cận – hiện đại
- Thời cận – hiện đại được xác định từ năm 1642 (cách mạng tư sản Anh) đến 1870, 1917, 1945 (chủ nghĩa phát xít sụp đổ)
- Khi các nước phương tây tiến hành cách mạng tư sản thì hầu hết các nước phương đông vẫn tiếp tục tồn tại chế độ phong kiến. Các nước châu Mỹ và 1 số nước châu Á dần chịu ảnh hưởng của cách mạng tư sản phương tây thông qua các cuộc xâm lược thực dân và các nước tư sản chuyển sang giai đoạn đế quốc => các cuộc chiến tranh để tranh giành thị trường, tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thuộc địa giữa các đế quốc.
II. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật thời cận – hiện đại
Cách mạng tư sản gắn liền với nền kinh tế công nghiệp, sản xuất công nghiệp, với sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Giai cấp tư sản dần trở thành lực lượng dẫn dắt xã hội, lãnh đạo xã hội, là động lực cho các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Mục tiêu của giai cấp tư sản là giá trị thặng dư.
- Nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản là chiếm hữu giá trị thặng dư.
- Tư liệu sản xuất quan trọng nhất không còn là nhân lực (thời chiếm nô), đất đai (thời phong kiến) mà đã phát triển đến tầm cao hơn, đó là khoa học kỹ thuật
- Công nhân đã thay thế cho nông dân, tá điền, nô lệ
- Mục tiêu của giai cấp tư sản là luôn luôn cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất để tạo ra sản lượng cao nhất phục vụ cho đời sống xã hội.
- Các phát minh, các sáng chế khoa học kỹ thuật đều được quy đổi sang tiền và nhanh chóng được đưa vào đời sống xã hội => giải phóng tối đa sức lao động, trí tuệ sáng tạo của con người. Ngược lại, ở phương đông các phát minh, sáng chế bị giữ bí mật => bị kìm kẹp, không phát triển được.
- Không chỉ giải phóng trí tuệ, giải phóng sức lao động, mà còn tôn trọng quyền con người, tạo dựng các xã hội dân chủ phồn thịnh.
3. Cơ sở tư tưởng, chính trị pháp lý
Các nhà tư tưởng lớn như Montesquier, Kotz, Cac-mac
III. Một số nhà nước tư sản điển hình
Anh: cách mạng tư sản Anh
- Cách mạng tư sản Anh có sự ảnh hưởng tới toàn thế giới, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu
- Những quốc gia chịu ảnh hưởng của cách mạng tư sản Anh (là thuộc địa của Anh, hoặc học hỏi từ Anh) đều trở thành cách nước phát triển (ngược lại với Pháp, các quốc gia thuộc địa của Pháp đều rất khó phát triển)
Pháp: cách mạng tư sản Pháp
Hoa Kỳ: cuộc đấu tranh giành độc lập của Hoa Kỳ
Nhật Bản: cách mạng tư sản Nhật Bản (cải cách Minh Trị)
IV. Pháp luật tư sản thời cận – hiện đại
Sự hình thành Hiến pháp: đánh dấu nền dân chủ
Sự ra đời của các ngành pháp luật
Một trong những trung tâm xây dựng PL rất sớm: là nước Pháp, nổi tiếng với Bộ luật dân sự Napoleon
Hiến pháp và quyền con người điển hình: Hoa Kỳ
Các trung tâm hành chính được hình thành
Các tổ chức luật sư được hình thành: ban đầu là để phục vụ cho những người giàu có để bảo vệ tài sản của họ, kể cả khi họ còn sống và sau khi chết, bảo vệ cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Nước Anh đi tiên phong trên toàn thế giới về việc đưa ra những luật lệ để hạn chế quyền lực của nhà vua, mở đường cho dân chủ
Nước Pháp đi tiên phong với cuộc cách mạng tư sản triệt để, xóa bỏ nhà vua
Nước Nhật từ 1868 đã học hỏi phương tây về việc xây dựng hệ thống PL, và Nhật đã học hỏi theo mô hình của Pháp – Đức đưa nước Nhật phát triển mạnh mẽ và trở thành đế quốc, sau phát triển thành phát-xít. Đến 1945 thì mô hình này sụp đổ, và ngay lập tức, nước Nhật quay sang học tập mô hình PL của Hoa Kỳ.
Sau thế chiến II, các cường quốc chạy đua phát triển khoa học công nghệ
V. Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời cận – hiện đại
VN có vị trí địa lý chiến lược và rất thuận lợi.
Trong lịch sử cận-hiện đại, nhiều cường quốc đã đến VN
- Người Anh đã giao thương với VN từ thế kỷ 17, tuy nhiên sự đòi hỏi quá đáng của các quan chức VN (đòi quà cáp) đã khiến người Anh rời bỏ VN
- Hoa Kỳ, Pháp, Nhật đều đã đến VN và cũng đều vấp phải sự đòi hỏi quá đáng từ nhà cầm quyền VN
- Chỉ có Pháp là kiên trì nhất
Thời cận-hiện đại của VN gắn với chính quyền thực dân Pháp, từ 1884 đến 1945. Như vậy thời cận-hiện đại của VN rất muộn so với thế giới.
Đặc trưng của thời cận-hiện đại VN:
- Có 2 hệ thống chính quyền, 2 hệ thống PL, 2 hệ thống tòa án: của người Việt và của người Pháp
- Nam kỳ được xây dựng theo quy chế thuộc địa, ở Bắc kỳ và Trung kỳ là quy chế bảo hộ (chế độ thực dân nửa phong kiến)
- Chính quyền nhà nước thời thuộc pháp cùng song song tồn tại 2 yếu tố liên kết với nhau: yếu tố phong kiến, và yếu tố tư sản. Yếu tố tư sản là tư sản thực dân, là tư sản thời đế quốc bóc lột ==> các ưu điểm của tư sản chỉ được áp dụng khá hạn chế.
Tư sản Pháp khác hẳn với tư sản Anh: tư sản Anh là “đầu tư tại thuộc địa”, thì tư sản Pháp lại là “bóc lột thuộc địa” (bóc lột tài nguyên, bóc lột thuế, bóc lột sức lao động) ==> kiểu bóc lột của tư sản Pháp khá giống với sự bóc lột thời phong kiến.
Vì mục tiêu khai thác thuộc địa nên chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống mỏ, hệ thống cảng biển khắp VN để đưa tài sản về chính quốc. Bộ máy chính quyền cũng được xây dựng nhằm bóc lột thuộc địa: kỹ sư Pháp, đốc công Pháp, quản đốc Pháp, …
Xuất hiện các bộ luật, ngành luật: về quản lý bộ máy chính quyền, về tố tụng
Yếu tố tư sản cũng thể hiện trong hệ thống tòa án: tòa án Pháp có thẩm quyền cao hơn tòa án của triều đình Huế
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: