fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương III

Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương III cung cấp cái nhìn chi tiết về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật trong lịch sử. Nội dung bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các giai đoạn lịch sử quan trọng, từ thời kỳ sơ khai đến các hệ thống pháp luật hiện đại. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên luật, giúp nắm vững kiến thức nền tảng và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi liên quan.

Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương III

Chương 3: Nhà nước và pháp luật thời kỳ trung đại (Còn gọi là Nhà nước và PL phong kiến)

I. Khái lược quá trình hình thành và phát triển

1. Quá trình hình thành

– Thời kỳ phong kiến ở phương đông hình thành sớm và tồn tại lâu dài hàng nghìn năm. Một trong những quốc gia điển hình là Trung Quốc, có thời kỳ phong kiến từ năm 221 TCN đến thế kỷ 20 và kéo dài đến tận năm 1945 (hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi). Các quốc gia phương đông khác cũng đều có chế độ phong kiến kéo dài đến dai dẳng. Thậm chí ngày nay ở một số nước trung đông dù là cộng hòa nhưng bản chất vẫn là chuyên chế.

    Chế độ cha truyền con nối trong thời phong kiến ở phương đông: giúp nhà nước bền vững, nhưng cũng tạo ra sự trì trệ

    – Ở phương tây, thời kỳ phong kiến bắt đầu từ năm 476 (đế quốc La Mã chia thành Đông La Mã và Tây La Mã), đến 1453 (Đông La Mã sụp đổ), 1492 (phát hiện ra châu Mỹ), đến 1642 (cách mạng tư sản Anh)

    – Ở các châu lục khác: quá trình hình thành nhà nước và PL không đồng đều, đến tận thế kỷ 17, 18 ở một quốc gia vẫn còn thời kỳ bộ lạc, thổ dân (như Úc, Tây Tạng, Mông Cổ, vùng Tây Nguyên ở VN)

    – Thời kỳ phong kiến ở VN bắt đầu từ năm 968 (thành lập Đại Cồ Việt) cho đến năm 1884 (bị thực dân Pháp đặt ách thống trị, nhưng vẫn dựa vào triều đình Huế để cai trị), kéo dài đến 1945 (vua Bảo Đại thoái vị)

    2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội

    – Trong thời cổ đại thì người ít, đất nhiều => chiến tranh chủ yếu tranh giành nô lệ

      Đến thời phong kiến thì người nhiều, đất ít => chiến tranh chủ yếu tranh giành đất đai

      – Phong kiến = Phong hầu + kiến địa (chiếm đất và bóc lột sức lao động thông qua đất đai)

      => Tư liệu sản xuất quan trọng nhất thời phong kiến là ruộng đất. Công cụ sản xuất không thay đổi nhiều so với thời chiếm hữu nô lệ.

      – Đến thời kỳ phong kiến, nô lệ hầu hết đã được giải phóng, trở thành nông nô, tư nô (nông nô làm việc trong các điền trang của quý tộc, ở VN cũng có tư nô thời nhà Lý, nhà Trần với tầng lớp quý tộc), công nô (nông nô làm việc cho nhà nước). Tuy nhiên chế độ nô tỳ vẫn được PL bảo vệ.

      Chú ý: riêng ở Hoa Kỳ thời gian này vẫn chưa giải phóng nô lệ người da đen.

      – Đặc trưng kinh tế:

      • vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp
      • chế độ sở hữu công – tư, địa tô là thuế quan trọng nhất, chế độ tiền tệ được duy trì

      – Chế độ phong kiến ở phương đông không điển hình như ở phương tây: tức là ở phương đông không có sự chiếm hữu đất đai và bóc lột dựa trên địa tô rõ ràng ở phương tây. Mà ở phương đông thời kỳ phong kiến vẫn có đặc trưng phương thức sản xuất Á châu, gắn liền với kinh tế nông nghiệp, và quyền lực nhà nước kiềm chế công thương.

      – Trong chế độ phong kiến ở phương đông, quyền lực tối cao tập trung vào nhà vua, nền dân chủ ở phương đông hầu như không “bén rễ và phát triển” được. Đối lập hẳn với phương tây. Các học giả đánh giá “…trồng cây dân chủ ở phương đông rất khó khăn …“. VN cũng như vậy.

      – Đặc trưng của thời kỳ phong kiến VN cũng là phương thức sản xuất Á châu, chế độ quân chủ chuyên chế.

      – Phong kiến ở phương tây: đặc trưng là quyền lực được chia cho các lãnh chúa (chúa đất), nhà vua là cũng là 1 lãnh chúa lớn nhất. Về địa tô có 3 giai đoạn:

      • Giai đoạn địa tô lao dịch: Các lãnh chúa xây dựng lâu đài, nuôi quân đội riêng để bảo vệ lãnh địa. Lực lượng lao động chính là nông nô, đất đai được lãnh chúa chia cho nông nô để sản xuất, ngoài việc lao động (cày cấy) để sản xuất nuôi sống bản thân, còn phải lao động cho lãnh chúa (cày cấy trên ruộng của lãnh chúa, để đổi lấy việc được lãnh chúa bảo vệ)
      • Giai đoạn địa tô hiện vật: việc yêu cầu nông nô phải lao động cho lãnh chúa trở nên phức tạp ==> lãnh chúa nghĩ ra cách thức gọi là địa tô hiện vật, theo đó thì nông nô không phải lao động cho lãnh chúa mà hàng năm phải nộp 1 sản lượng nhất định cho lãnh chúa. Đây là bước tiến lớn, nâng cao hiệu quả lao động của nông nô.
      • Giai đoạn địa tô tiền: dần dần các lãnh chúa nhận thấy việc lưu trữ sản vật của nông nô cũng phức tạp => nghĩ ra cách yêu cầu nông nô bán sản vật để nộp địa tô bằng tiền.

      Thời kỳ đầu của triều đại phong kiến phương tây, nhà vua đầy quyền lực. Sau đó quyền lực dần chuyển cho các lãnh chúa. Các lãnh chúa lại chuyển giao quyền lực cho con, cháu mình => qua nhiều đời thì mối quan hệ quyền lực giữa nhà vua và các lãnh chúa càng ít đi => dân chúng chỉ biết đến lãnh chúa, nhà vua ít có vai trò.

      – Phong kiến ở phương đông: đặc trưng là tập quyền, mọi quyền lực dồn hết lên nhà vua (gọi là quân chủ chuyên chế), toàn bộ đất đai là của nhà vua, người dân được chia đất để sản xuất, nhưng quyền của người dân đối với đất đai nằm trong quyền của nhà vua (gọi là “sở hữu kép“, hay “sở hữu chồng“).

      => kết luận: thời phong kiến, “ở phương tây, đất nào cũng có chủ, còn ở phương đông thì đất nào cũng của vua“.

      – Điểm độc đáo trong thời phong kiến ở phương tây là các thành phố tự quản: khi nhà nước La Mã sụp đổ, thì những trung tâm buôn bán lớn trở thành các thành phố, trong đó có bộ máy quản lý riêng ==> là tiền đề cho hình thành giai cấp tư sản sau này.

      – Ngoài ra còn có nhà nước tôn giáo, như ở miền trung nước Ý.

      Tóm lại, nhà nước phương tây thời phong kiến có sự phân chia quyền lực cho nhiều thế lực (lãnh chúa, thành phố tự quản, thành phố tôn giáo), còn ở phương đông thì quyền lực vẫn tập trung vào nhà vua (chế độ quân chủ bền vững)

      Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương III
      Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương III

      Tại VN, thời kỳ thực dân – phong kiến từ 1884 đến 1945: 2 bộ máy, 2 hệ thống PL cũng song song tồn tại:

      • Hệ thống chính quyền của triều đình Huế, PL của nhà Nguyễn
      • Hệ thống quản lý của người Pháp: có Khâm sứ đại thần người Pháp bên cạnh vua, tại mỗi miền có Thống sứ quản lý chung toàn miền (Thống sứ bắc kỳ, Thông sứ trung kỳ, Thống sứ nam kỳ), ngoài ra còn có Toàn quyền Đông Dương quản lý cả VN, Lào, Campuchia; cấp tỉnh có Công sứ là người Pháp; ngoài ra còn có các quản đốc các hầm mỏ, nhà máy, các kỹ sư người Pháp
      • Người Việt cũng được tuyển dụng để làm việc cho Pháp, gọi là công chức
      • Quân đội hoàn toàn đặt dưới sự điều khiển của Pháp
      • Tòa án cũng có tòa án của triều Nguyễn, và tòa án Pháp
      • Về mối quan hệ: thì chính quyền Pháp có quyền quyết định trong chính phủ VN, tòa án Pháp có quyền chung thẩm tất cả các vụ án nếu được đệ đơn.

      Vấn đề sở hữu trong lịch sử VN

      • Trước thời nhà Hồ, các quý tộc của VN được sở hữu tư về đất đai, hình thành các điền trang của quý tộc, điển hình là các điền trang quý tộc thời Lý, Trần
      • Đến thời Hồ Quý Ly bắt đầu ban hành chính sách hạn điền: hạn chế sở hữu đất đai tư nhân ở quy mô lớn
      • Các triểu đại sau đó tiếp tục chính sách hạn điền, tập trung quyền sở hữu đất đai về nhà vua

      Hệ quả của chính sách hạn điền: sản xuất chỉ ở quy mô nhỏ, không có các “ông chủ lớn”, chỉ có các tiểu tư sản => dẫn đến tư duy tiểu nông => kìm hãm VN phát triển

      Vấn đề hạn điền còn thể hiện trong việc quy định về chia thừa kế

      Vấn đề quân điền: bình quân đất chia cho người nghèo. Người lính được chia đất nhiều hơn.

      Chế độ lộc điền: chia đất cho các quan

      => Tóm lại, kể từ thế kỷ 15 (từ triều nhà Hồ), các nhà nước VN luôn tìm cách kiềm chế chế độ tư hữu đất đai

      3. Các thành tựu về pháp luật

      Các bộ luật thành văn của Trung Quốc:

        • Bộ Pháp kinh của Lý Khôi thời Chiến Quốc (ra đời năm 445 TCN),
        • Bộ Đỉnh hình, Trúc hình,Bbộ Đỉnh hình, Trúc hình,
        • Bộ Cửu chương luật của Tiêu Hà thời nhà Hán,
        • Bộ Bắc Tề luật
        • Bộ Đường luật thời nhà Đường: được coi là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử lập pháp Trung Quốc (có ảnh hưởng lớn tới VN, ảnh hưởng tới bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê ở VN)
        • Bộ luật nhà Tống
        • Bộ luật nhà Nguyên
        • Bộ Đại Minh luật nhà Minh
        • Bộ Thanh luật nhà Thanh

        Bộ luật Bách pháp của Nhật Bản

        Bộ luật về nô lệ của Campuchia

        Luật Phật giáo của Lào: cấm sát sinh, không uống rượu

        Luật Hồi giáo

        Luật của người Do Thái

        Luật lãnh địa phong kiến của các lãnh chúa châu Âu

        Luật La Mã

        Luật giáo hội Cơ đốc giáo

        PL Việt Nam:

        • Quốc triều hình luật thời Lê
        • Quốc triều khám tụng điều lệ
        • Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn

        II. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước và PL phong kiến

        1. Cơ sở kinh tế

        a. Cơ cấu nền kinh tế

          Ở phương đông: nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, có sự kết hợp với thủ công nghiệp, thương nghiệp

          Ở phương tây: lãnh địa phong kiến đóng kín, kinh tế đa dạng, phong phú, có nhiều loại hình kinh tế:

          • kinh tế của lãnh địa,
          • kinh tế của các thành thị tây âu
          • kinh tế của nhà vua
          • kinh tế của hiệp hội nhà thờ: các con chiên phải nộp thuế cho giáo hội

          b. Trình độ và tính chất

          Đóng kín, tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa kém phát triển

          Trung Quốc: hình thành “con đường tơ lụa” từ phương đông sang phương tây là 1 điểm nhấn của thương mại thế giới thời phong kiến

          Thương mại tương đối phát triển trong khu vực thế giới Hồi giáo: các nước Ả Rập

          => tóm lại, nền kinh tế thời phong kiến là “phong hầu, kiến địa” ở phương đông, và “lãnh địa, lãnh chúa” ở phương tây.

          c. Chế độ sở hữu

          Ở phương đông:

          • quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà vua
          • sở hữu công của nhà nước đóng vai trò chủ đạo
          • sở hữu tư bị sự kiểm soát, kiềm chế của nhà nước quân chủ, phát triển chậm chạp, không triệt để, không điển hình

          Theo Enghen: “Việc không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là chìa khóa để hiểu toàn bộ phương đông”

          Ở phương tây:

          • sở hữu tư điển hình, coi trọng cả quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (mua bán, cầm cố, thuê mướn, thừa kế)
          • luật dân sự La Mã vẫn có giá trị ở phương tây thời phong kiến để điều chỉnh các quan hệ: sở hữu, hợp đồng, thừa kế và các chế tài khi vi phạm
          • luật Salic của vương quốc Francs
          • luật sở hữu của vùng lãnh địa
          • luật sở hữu của thành thị phong kiến
          • luật sở hữu của giáo hội Thiên chúa

          Hệ quả:

          • ở phương đông, nền kinh tế bị độc quyền bởi nhà vua và nhà nước
          • ở phương tây, có các loại kinh kinh tế phong phú, đa dạng tôn trọng các loại hình sở hữu ==> không độc quyền của nhà vua, tuy nhiên lại có sự độc quyền của lãnh chúa trong phạm vi lãnh địa của mình

          So với nền kinh tế công – thương thời Hy Lạp – La Mã thì kinh tế tây âu phong kiến kém phát triển hơn về công thương. Lý do là vì sự độc quyền của lãnh chúa trong đất của mình ==> hạn chế trao đổi mua bán, hàng hóa.

          Tuy nhiên, các thành tựu phong kiến vẫn được các thị dân xây dựng, phát triển và tồn tại, và đây là những nền gốc của giai cấp tư sản, của kinh tế tư bản, của kinh tế thị trường

          2. Cơ sở xã hội

          Gia đình: gia trưởng, đẳng cấp, quý tộc dòng họ

            Đơn vị hành chính cơ sở: công xã nông thôn, địa giới hành chính cơ sở, lãnh địa phong kiến (làng, xã, phường, địa hạt)

            Phân tầng xã hội, gia cấp, đẳng cấp:

            • Phương đông: địa chủ – nông dân, vua – quý tộc, quan lại. Gia đình gia trưởng, địa cư làng xã, công xã nông thôn, xuất hiện các thành thị phong kiến, phân tầng giai cấp địa chủ – nông dân (sỹ – nông – công – thương)
            • Phương tây: vua – quý tộc – kỵ sỹ; tăng lữ – con chiên; lãnh chúa phong kiến – nông nô (phân loại theo địa vị, tôn giáo, lứa tuổi, nghề nghiệp …)

            Vai trò và thân phận của nông nô, nông dân trong thời phong kiến: Là lực lượng lao động chính trong các ngành kinh tế:

            • Nông nghiệp: canh tác, làm đất, gieo trồng, thu hoạch
            • Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công (đồ da, gốm, quần áo, trang sức, …), khai thác hầm mỏ, luyện kim
            • Thương nghiệp: khuân vác, bốc xếp hàng hóa, chèo thuyền
            • Nô tỳ: nấu bếp, giữ ngựa, gác cổng, chăm sóc, quét dọn, hầu hạ, có thân phận thấp kém, nô tỳ là tài sản của chủ, chủ có quyền mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, bóc lột, đánh đập. Nô tỳ bị hạn chế quyền con người, con của nữ nô tỳ sinh ra là tài sản của chủ

            1. Cơ sở tư tưởng

            Phương đông: thần quyền kết hợp với vương quyền, quyền lực của vua đại diện cho quốc gia, dân tộc, và tôn giáo. VD ở Trung Quốc thì Vua là thiên mệnh – thiên tử, kết hợp với Nho – Pháp – Mặc – Đạo gia. Ở các nước Hồi giáo thì đây là giai đoạn rất phát triển của luật Hồi giáo cùng với sự bành trướng của Hồi giáo ra toàn thế giới.

              Phương tây: tư tưởng thần quyền tối cao, thần quyền chi phối vương quyền, độc lập với vương quyền và thị dân

              • chiến tranh tôn giáo: Thiên chúa giáo và Hồi giáo
              • tư tưởng của Thomas D’aquin: nói đến các loại luật vĩnh cửu, luật tự nhiên, luật lý tính, luật lương tâm
              • tư tưởng của thị dân: tiến bộ, chống tà giáo
              • tư tưởng của Machiavelli: về quân vương trong cai trị

              III. Một số nhà nước phong kiến điển hình ở phương đông và phương tây

              1. Nhà nước phong kiến phương đông

              Đặc trưng chung của các nhà nước phong kiến phương đông là Quân chủ thần quyền – tập quyền chuyên chế

                Trung Quốc: đời nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

                Câu hỏi: Chứng minh nguyên tắc tôn quân quyền (nguyên tắc đề cao quyền lực của quân vương) là nguyên tắc căn bản trong tổ chức quyền lực của nhà nước phong kiến Trung Quốc (căn cứ vào tổ chức của nhà Tần – Hán – Đường)

                Ấn Độ, Nhật Bản, Ả Rập hồi giáo

                Đông Nam Á

                Việt Nam: đời nhà Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Lê – Trịnh – Nguyễn

                2. Nhà nước phong kiến phương tây

                Vương quốc Fran (Pháp)

                  Tộc Gierman (Đức)

                  So sánh nhà nước phong kiến phương đông và phương tây:

                  Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

                  Mời bạn xem thêm:

                  Đánh giá bài viết

                  Để lại một bình luận

                  Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

                  Bài viết liên quan

                  .
                  .
                  .