fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VI

Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VI cung cấp kiến thức quan trọng về các khái niệm cơ bản của hệ thống pháp luật và nhà nước, tập trung vào vai trò và chức năng của pháp luật trong đời sống xã hội. Với sự hướng dẫn từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nội dung bài giảng giúp sinh viên nắm bắt vững vàng lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và nghiên cứu chuyên sâu về ngành luật.

Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VI

CHƯƠNG VI. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

I. Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

1. Hợp đồng lao động:

1.1 Khái niệm: (Đ20 Bộ Luật Lao động) hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động.

1.2 Phân loại hợp đồng lao động: (Đ.27)

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoản thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thòi hạn dưới 12 tháng.

1.3 Sự giao kết hợp đồng:

a) Điều kiện của các chủ thể: Đ6

– Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

b) Quá trình tạo lập hợp đồng lao động:

Là quá trình rất quan trọng, thể hiện sự hợp tác của các bên để đi đến sự thống nhất ý chí nhằm thiết lập nên quan hệ lao động. Quá trình giao kết hợp đồng lao động thông thường chia làm 03 giai đoạn chủ yếu:

– Các bên đưa ra đề nghị

– Đàm phán các nội dung

– Hoàn thiện hợp đồng.

1.4 Sự thực hiện và thay đổi hợp đồng:

a) Thực hiện hợp đồng lao động phải tôn trọng 02 nguyên tắc cơ bản:

– Thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phươn diện bình đẳng

– Phải tạo ra các điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

b) Sự thay đổi hợp đồng lao động:

Các bên có thể thay đổi hợp đồng lao đồng nhưng phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước. Người có ý định thay đổi hợp đồng lao động phải báo cho bên kia ít nhất 03 ngày và phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết trong khi thay đổi hợp đồng (đ 33).

1.5 Sự tạm hoãn hợp đồng (đ 35): là tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao động, hết thời hạn này, sự thi hành lại có thể được tiếp tục:

– Tạm hoãn do thi hành những nhiệm vụ mà pháp luật quy định

– Tạm hoãn do thoả thuận của các bên.

1.6 Sự chấm dứt hợp đồng:

– Sự chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp: Xảy ra khi các bên bãi ước không có lý do chính đáng, không đúng pháp luật.

– Chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp:

+ Hợp đồng hết thời hạn, công việc thoả thuận đã hoàn thành.

+ Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng.

+ Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị bị hình phạt buộc người đó không được tiếp tục làm công việc cũ.

+ Người lao động bị mất tích theo tuyên bố của toà án

+ Người lao động chết.

Ngoài ra, các bên còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Thỏa ước lao động tập thể:

2.1 Khái niệm: (K1đ44): Thoả ước lao động tập thể (sau đây gọi là thoả ước tập thể) là văn bản thoả thuận giữa tâp thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

2.2 Nguyên tắc ký kết thoả ước lao động:

a) Nguyên tắc tự nguyện: Quá trình thương lượng các bên phải trên tinh thần thiện chí hướng tới ngày mai, phải đối xử bình đẳng với nhau.

b) Nguyên tắc bình đẳng: Người lao động và người sử dụng lao động đều cần có nhau trong suốt quá trình lao động, vì vậy để đảm bảo được lợi ích của cả 02 bên, họ phải đối xử trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hợp tác.

c) Nguyên tắc công khai: (k3 Đ45)

Việc ký kết thoả ước tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thoả ước đã thương lượng.

Nội dung các yêu cầu mà các bên đưa ra phải được mọi người lao động trong doanh nghiệp biết, được tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện.

2.3 Nội dung của thoả ước: (k2 đ46): Nội dung chủ yếu của thoả ước tập thể gồm những cam kết về việc làm và đảm bảo việc làm; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng; phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật  chương VI
Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VI

3. Tiền lương và bảo hiểm xã hội:

3.1. Tiền lương:

Được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định hoặc 02 bên thoả thuận trong hợp đồng lao động.

3.2. Bảo hiểm xã hội: (k1đ3 Luật BHXH)

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

II. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; an toàn lao động và vệ sinh lao động

1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi:

1.1 Thời giờ làm việc: là khoản thời gian do pháp luật quy định, trong đó người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác để thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy (đơn vị sử dụng lao động) điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động.

Đ68 BLLĐ: thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày hoặc 48 giờ trong tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo cho người lao động biết.

1.1 Thời giờ nghỉ ngơi:

Được hiểu là thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian ấy theo ý muốn của mình.

Trên thực tế có 02 loại thời giờ nghỉ ngơi: thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương và thời giờ nghỉ ngơi không được hưởng lương.

* Phân loại thời gian nghỉ ngơi:

– Thời giờ nghỉ giữa ca

– Nghỉ hàng tuần

– Các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết

– Nghỉ hàng năm.

– Nghỉ về việc riêng

– Nghỉ không hưởng lương.

2. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

2.1 Kỷ luật lao động: đ 82 BLLĐ:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Để đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc để ra kỷ luật lao động, pháp luật quy định các nội dung trên phải được cụ thể trong nội quy lao động. Nói cách khác nội quy lao động phải hướng vào sự duy trì trật tự, nề nếp trong lao động của doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

– Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

– Trật tự trong doanh nghiệp

– An tòan lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc.

– Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị.

– Hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

2.2 Trách nhiệm vật chất:

Trách nhiệm vật chất của người lao động trong quan hệ lao động là trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về tài sản cuả người lao động do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra.

* Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất:

– Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

– Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản.

– Có lỗi của người vi phạm.

* Mức bồi thường, cách thực hiện bồi thường và thủ tục xử lý:

Mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất áp dụng đối với người lao động không được vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ gây ra.

3. An toàn lao động và vệ sinh lao động:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, về sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

IV. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động

1. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động:

1.1 Thanh tra nhà nước về lao động: bao gồm:

– Thanh tra lao động: (thanh tra về việc chấp hành pháp luật lao động). Mục đích của thanh tra lao động là nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo đảm lợi ích của nhà nước và các bên quan hệ lao động.

– Thanh tra an toàn lao động: Nhằm xem xét, đánh giá mức độ an toàn trong các dây chuyền sản xuất, các phương tiện lao động, hệ thống máy móc nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật chi phối, liên quan tới quá trình lao động.

– Thanh tra vệ sinh lao động.

Bộ lao động thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện việc thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động.

– Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện việc thanh tra vệ sinh lao động.

=> Theo bộ luật lao động, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương thực hiện thanh tra nhà nước về lao động.

1.2 Xử phạt vi phạm pháp luật về lao động:

Vi phạm pháp luật lao động là một loại vi phạm đặc biệt, nó không hoàn toàn là vi phạm về mặt quản lý mà bản chất là vi phạm những điều kiện đảm bảo cho quá trình lao động và xâm phạm những quyền và lợi ích của người lao động mà pháp luật đã quy định như một chuẩn mực. Vi phạm pháp luật trong lao động không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính, kỷ luật mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.

* Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về lao động

– Xử lý kịp thời, công minh, theo pháp luật;

– Mỗi hành vi vi phạm chỉ có thể bị xử phạt một lần, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, mỗi người đề bị xử phạt nếu cùng tham gia thực hiện một hành vi.

– Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.

– Nếu có 1 trong những tình tiết giảm nhẹ thì được giảm ½  mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì được giảm 2/3 mức phạt quy định cho loại hành vi đó.

– Nếu có 1 trong những tình tiết tăng nặng thì bị phạt gấp đôi mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì bị phạt gấp 03 lần mức phạt quy định cho hành vi đó.

* Thẩm quyền xử lý: Thanh tra viên, Chánh Thanh tra lao động, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước về lao động cấp sở và cấp bộ, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, thanh tra viên, đoàn thanh tra hoặc đoàn kiểm tra liên ngành có quyền lập biên bản kiến nghị các hình thức và các mức xử phạt theo quy định cả pháp luật.

* Thời hiệu xử lý:

– Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật lao động là một năm kể từ ngày vi phạm đó được thực hiện.

– Trường hợp bị khởi tố hoặc bị truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử lý về mặt hành chính nếu có vi phạm hành hính.Trong trường hợp này thời hiệu xử lý là 03 tháng tính từ ngày có một trong các loại quyết định nói trên.

– Không áp dụng thời hiệu nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm thực hiện vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hay cản trở việc xử phạt.

* Các hình thức xử phạt:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Các hình thức xử lý khác: Đ187, Đ192 – BLLĐ

2. Giải quyết tranh chấp lao động:

* Tranh chấp lao động:

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề. (K1 Đ157)

Tranh chấp lao động được chia thành 02 loại:

– Tranh chấp lao động cá nhân

– Tranh chấp lao động tập thể.

* Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

– Hội đồng hòa giải cơ sở hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có hội đồng hòa giải.

– Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

– Chủ tịch UBND cấp huyện

– Tòa án nhân dân

+ Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân Tối cao

+ Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Các thẩm phán chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện.

* Thẩm quyền của tòa án theo vụ việc.

Tòa án nhân dân có quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đã hòa giải nhưng không thành, hoặc hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở:

– Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấp đứt hợp đồng lao động

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động

– Tranh chấp về BHXH giữa người lao động đã nghỉ việc với người sử dụng lao động hoặc cơ quan Bảo hiểm XH và giữa người sử dụng lao động với cơ quan BHXH.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục csơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể đã được hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động.

* Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:

– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, các tranh chấp lao động tập thể và một số tranh chấp lao dộng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng nếu thấy cần thiết Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết.

–  Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định lao động theo quy định của pháp luật.

* Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án lao động là tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở chính (pháp nhân).Các đương sự có quyền thỏa thuận việc yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động.

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.