Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Luật hiến pháp là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên luật và những người muốn tìm hiểu sâu về lĩnh vực này. Tài liệu cung cấp hệ thống câu hỏi đa dạng, bám sát nội dung môn học, giúp người học củng cố kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp, quyền và nghĩa vụ công dân, cơ cấu tổ chức nhà nước. Với bộ câu hỏi trắc nghiệm này, bạn sẽ nắm vững kiến thức, tự tin chinh phục các kỳ thi, và nâng cao khả năng phân tích, đánh giá pháp luật.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Luật hiến pháp
Câu 1: Theo luật hiến pháp việt nam, quốc tịch Việt nam được xác định theo các căn cứ nào?
A. Do sinh ra, được nhập quốc tịch Việt nam, được trở lại quốc tịch Việt nam,được tìm thấy tại Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
B. Được nhập quốc tịch Việt nam, được trở lại quốc tịch Việt nam, được tìm thấy tại Việt nam,theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
*C. Do sinh ra, được nhập quốc tịch Việt nam, được trở lại quốc tịch việt nam, được tìm thấy tại việt nam, làm con nuôi công dân Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
D. Được nhập quốc tịch Việt nam, được trở lại quốc tịch Việt nam, làm con nuôi công dân Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
Câu 2: Theo luật hiến pháp Việt nam quốc tịch được hiểu là gì?
*A. Quốc tịch là chế định pháp luật phản ánh mối quan hệ pháp lý quy thuộc bền vững ,ổn định lâu dài giữa cá nhân và nhà nước .
B. Quốc tịch là tình trạng pháp lý được tạo lập bởi sự quy thuộc của một con người vào một nhà nước nhất định theo những điều kiện nhất định.
C. Quốc tịch của một người được hiểu là tình trạng pháp lý bền vững ,ổn định lâu dài giữa người đó với một nhà nước nhất định.
D. Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý ổn định giữa con người với nhà nước được khẳng định trong hiến pháp và các luật liên quan.
Câu 3: Theo luật hiến pháp Việt nam, bộ luật quốc tế về quyền con người được cấu trúc như thế nào?
A. Được cấu thành từ các công ước quốc tế đề cập đến các quyền cụ thể và cơ chế thực hiện các công ước đó.
B. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền, công ước về các quyền dân sự và chính trị và công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa .
*C. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền , các công ước quốc tế đề cập đến các quyền cụ thể và cơ chế thực hiện các công ước đó.
D. Được cấu thành từ công ước về các quyền dân sự và chính trị, công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa và công ước về quyền trẻ em.
Câu 4: Theo luật hiến pháp Việt nam, hệ thống quốc tế về quyền con người được cấu thành từ những bộ phận nào?
A. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và các điều ước quốc tế về quyền con người.
*B. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và bộ luật quốc tế về quyền con người.
C. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.
D. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và các điều ước quốc tế về quyền con người.
Câu 5: Theo khoa học luật hiến pháp Việt nam, quyền con người đã trải qua các thế hệ phát triển nào?
*A. Thế hệ gắn với cách mạng tư sản, thế hệ gắn với cách mạng tháng mười nga, thế hệ gắn với phong trào giải phóng dân tộc sau đại chiến lần 2, thế hệ hiện nay.
B. Thế hệ gắn với cách mạng tháng mười nga, thế hệ gắn với phong trào giải phóng dân tộc sau đại chiến thế giới lần 2, thế hệ hiện nay.
C. Thế hệ gắn với cách mạng tháng mười nga, thế hệ hiện nay,gắn với nhiều biến động trong quan hệ quốc tế.
D. Thế hệ gắn với cách mạng tư sản , thế hệ gắn với cách mạng tháng mười nga, thế hệ hiện nay gắn với nhiều biến động trong quan hệ quốc tế.
Câu 6: Theo luật hiến pháp Việt nam, quyền con người được chia thành bao nhiêu nhóm theo tiêu chí nội dung quyền?
A. Bốn nhóm: Quyền dân sự chính trị,quyền kinh tế xã hội văn hóa, quyền trẻ em,quyền của lao động di cư.
B. Ba nhóm: Quyền trẻ em,quyền của lao động di cư,quyền của người khuyết tật.
*C. Hai nhóm: Quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế xã hội văn hóa.
D. Năm nhóm: Quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế xã hội văn hóa, quyền trẻ em, quyền của lao động di cư, quyền của người khuyết tật.
Câu 7: Theo luật hiến pháp Việt nam dựa vào các căn cứ nào để xác định một người mất quốc tịch Việt nam?
*A. Được thôi quốc tịch Việt nam, bị tước quốc tịch Việt nam, theo quy định tại khoản 2 điều 18 và điều 35 của luật QTVN 2008/2014, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
B. Được thôi quốc tịch Việt nam, bị tước quốc tịch Việt nam, mất quốc tịch Việt nam do việc bố mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con theo quy định về quốc tịch trong pháp luật Việt nam.
C. Được thôi quốc tịch Việt nam,mất quốc tịch Việt nam do việc bố mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con theo quy định về quốc tịch trong pháp luật Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
D. Bị tước quốc tịch Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên, mất quốc tịch Việt nam do việc bố mẹ lựa chọn lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con theo quy định về quốc tịch trong pháp luật Việt nam.
Câu 8: Theo luật hiến pháp Việt nam về bình diện pháp lý, quyền con người được hiểu là gì?
A. Là một chế định pháp luật bao gồm những đặc quyền như: Nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích, năng lực… vốn có của con người được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ.
B. Là một chế định pháp luật về những đặc trưng tự nhiên vốn có và chỉ con người mới có mà được bảo vệ theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
*C. Là một chế định pháp luật dựa trên hai nhóm đặc trưng của con người: Những đặc trưng tự nhiên vốn có và chỉ con người mới có và những đặc trưng xã hội của con người với tính cách là con người xã hội.
D. Là một chế định pháp luật về những đặc trưng xã hội của con người với tính cách là con người xã hội mà được bảo vệ theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Câu 9: Theo luật hiến pháp Việt nam, về bình diện đạo đức, quyền con người được hiểu là gì?
A. Là đặc tính vốn có của con người, không phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và điều kiện tồn tại vật chất của xã hội.
*B. Là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người và chỉ con người mới có.
C. Là đặc tính của con người được hình thành phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và điều kiện tồn tại vật chất của xã hội.
D. Là một giá trị xã hội cơ bản của con người được hình thành phụ thuộc vào điều kiện tồn tại vật chất của xã hội.
Câu 10: Hiến pháp nước ta năm 2013 quy định như thế nào về phương hướng phát triển kinh tế của đất nước?
A. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
B. Xây dựng nền kinh tế mở cửa, hội nhập với cộng đồng quốc tế, gắn kết với truyền thống dân tộc, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
*C. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập quốc tế, gắn kết với phát triển mọi mặt xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, phát huy nội lực, gắn kết với truyền thống dân tộc, bảo vệ môi trường thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu 11: Theo luật hiến pháp việt nam, quốc tịch việt nam được xác định theo các căn cứ nào?
A. Do sinh ra , được nhập quốc tịch việt nam, được trở lại quốc tịch việt nam,được tìm thấy tại việt nam, theo điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên.
B. Được nhập quốc tịch việt nam, được trở lại quốc tịch việt nam, được tìm thấy tại việt nam,theo điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên.
C. Do sinh ra , được nhập quốc tịch việt nam, được trở lại quốc tịch việt nam, được tìm thấy tại việt nam, làm con nuôi công dân việt nam, theo điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên.
D. Được nhập quốc tịch việt nam, được trở lại quốc tịch việt nam, làm con nuôi công dân việt nam, theo điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên.
Câu 12: Theo luật hiến pháp việt nam, quốc tịch việt nam được xác định theo các nguyên tắc nào?
A. Được xác định theo nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi cư trú .
B. Được xác định theo nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh.
C. Được xác định theo nguyên tắc nơi sinh và nguyên tắc nơi cư trú .
D. Được xác định theo nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc đăng ký quốc tịch.
Câu 13: Theo luật hiến pháp việt nam quốc tịch được hiểu là gì?
A. Quốc tịch là chế định pháp luật phản ánh mối quan hệ pháp lý quy thuộc bền vững ,ổn định lâu dài giữa cá nhân và nhà nước .
B. Quốc tịch là tình trạng pháp lý được tạo lập bởi sự quy thuộc của một con người vào một nhà nước nhất định theo những điều kiện nhất định.
C. Quốc tịch của một người được hiểu là tình trạng pháp lý bền vững ,ổn định lâu dài giữa người đó với một nhà nước nhất định.
D. Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý ổn định giữa con người với nhà nước được khẳng định trong hiến pháp và các luật liên quan.
Câu 14: Theo luật hiến pháp việt nam, bộ luật quốc tế về quyền con người được cấu trúc như thế nào?
A. Được cấu thành từ các công ước quốc tế đề cập đến các quyền cụ thể và cơ chế thực hiện các công ước đó.
B. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền, công ước về các quyền dân sự và chính trị và công ước về các quyềnkinh tế xã hội và văn hóa .
C. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền , các công ước quốc tế đề cập đến các quyền cụ thể và cơ chế thực hiện các công ước đó.
D. Được cấu thành từ công ước về các quyền dân sự và chính trị, công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa và công ước về quyền trẻ em.
Câu 15: Theo luật hiến pháp việt nam, hệ thống quốc tế về quyền con người được cấu thành từ những bộ phận nào?
A. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và các điều ước quốc tế về quyền con người.
B. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và bộ luật quốc tế về quyền con người.
C. Được cấu thành từ hiến chương liên hợp quốc và tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.
D. Được cấu thành từ tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và các điều ước quốc tế về quyền con người.
Đăng ký trọn bộ đề cương ôn tập môn Luật hiến pháp trong link: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: