fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2

Bạn đang chuẩn bị cho môn Luật Dân sự 2 và cần làm quen với các dạng câu hỏi nhận định đúng sai? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2, kèm theo giải thích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm, quy định pháp luật và tình huống pháp lý phức tạp. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn nắm vững kiến thức, tự tin vượt qua các kỳ thi và ứng dụng vào thực tiễn. Đừng bỏ lỡ cơ hội củng cố kiến thức với những câu hỏi trọng tâm này!

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2

1. Sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì được gọi là hợp đồng.

 Nhận định sai. Vì: Theo Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, ngoài sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì chủ thể giao dịch cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, tự nguyện; ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

2. Hợp đồng đền bù là hợp đồng mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù thiệt hại.

Nhận định sai. Vì: hợp đồng đền bù là hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã nhận được một lợi ích thì phải chuyển cho bên kia một lợi ích tương ứng. Bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có chủ thể có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại.

3. Ủy quyền là sự chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền.

 Nhận định sai. Vì: Ủy quyền là chỉ thay mặt thực hiện; bên ủy quyền vẫn chịu trách nhiệm với hành vi của bên được ủy quyền Điều 562 (BLDS 2015): Hợp đồng ủy quyền; còn chuyển giao quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu theo Điều 365 (BLDS 2015): Chuyển giao quyền yêu cầu.

4. Chỉ khi hợp đồng được các bên giao kết thì các bên mới tiến hành đặt cọc.

 Nhận định sai. Vì: Đặt cọc không chỉ để đảm bảo thực hiện hợp đồng mà còn để đảm bảo giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 328 (BLDS 2015): Đặt cọc, cho nên ngay cả khi hợp đồng chưa giao kết thì các bên vẫn có tiến hành đặt cọc.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2

5. Nếu bên thế nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền có thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự.

 Nhận định sai. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Chuyển giao nghĩa vụ. Theo đó, bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ đã được sự đồng ý của bên có quyền và khi đó bên được chuyển giao nghĩa vụ trở thành người thế nghĩa vụ. Nếu bên thế nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền không thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa vụ tiếp tục thực hiện vì khi đó bên chuyển giao nghĩa vụ đã chấm dứt nghĩa vụ của mình từ khi chuyển giao cho bên thế nghĩa vụ.

6. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là việc thay đổi địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

 Nhận định sai. Vì: Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ chỉ làm thay đổi địa vị pháp lý của một bên chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, chứ không phải làm thay đổi vị trí của tất cả các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự đó.

7. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền khi giao dịch dân sự có hiệu lực.

 Nhận định sai. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Chuyển giao nghĩa vụ Khi chuyển giao nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền, nhưng nghĩa vụ đó vẫn phải tiếp tục thực hiện bởi người thế nghĩa vụ, vì khi chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ. Và giao dịch dân sự đã có hiệu lực rồi thì người có nghĩa vụ mới chuyển giao cho người thế nghĩa vụ, chứ không phải khi chuyển giao nghĩa vụ xong mới có hiệu lực.

8. Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự.

Nhận định đúng.. Vì: Theo Điều 385 (BLDS 2015): Khái niệm hợp đồng và Điều 116 (BLDS 2015): Giao dịch dân sự. Thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng giống như giao dịch dân sự.

9. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự. 

 Nhận định sai. Vì: Theo Điều 116 (BLDS 2015): Giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự không chỉ là hợp đồng mà còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

10. Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của Hợp đồng dân sự. 

 Nhận định sai. Vì: Không phải cá nhân nào cũng có thể là chủ thể củ hợp đồng dân sự. Để là chủ thể của giao dịch dân sự thì cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, cá nhân tham gia phải hoàn toàn tự nguyện theo điểm a, b khoản 1, Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

11. Hợp đồng dân sự có hiệu lực có thể không làm phát sinh hậu quả pháp lý 

 Nhận định sai. Vì: Chỉ khi các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ mới phát sinh hậu quả pháp lý; hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

12. Mọi tài sản đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản. 

 Nhận định sai. Vì: Không phải tài sản nào cũng là đối tượng của hợp đồng   mua bán tài sản theo Điều 430 (BLDS 2015): Đối tượng của hợp đồng mua bán và Điều 105 (BLDS 2015): Tài sản. Theo đó chỉ những tài sản được quy định trong luật (trừ các loại tài sản mà pháp luật cấm như ma túy,…) và tài sản đó phải thuộc chủ sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.

13. Hợp đồng tặng cho tài sản phải có hình thức là văn bản trở lên. 

 Nhận định sai. Vì: Hợp đồng tặng cho tài sản không chỉ có hình thức là văn bản mà còn có thể là lời nói và nếu là văn bản phải có công chứng chứng thực đăng kí nếu pháp luật có quy định theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản.

14. Hợp đồng trao đổi tài sản áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau. 

 Nhận định sai. Vì: Hợp đồng trao đổi tài sản không chỉ áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau mà còn áp dụng cho các loại tài sản có giá trị chênh lệch nhau theo Điều 455 (BLDS 2015): Hợp đồng trao đổi tài sản và Điều 546 (BLDS 2015): Thanh toán giá trị chênh lệch.

15. Hợp đồng vay về nguyên tắc không có lãi.

Nhận định đúng.. Vì: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định theo Điều 463 (BLDS 2015): Hợp đồng vay tài sản.

16. Hợp đồng song vụ là hợp đồng có đền bù.

Nhận định đúng.. Vì: Hợp đồng song vụ là các bên chủ thể vừa có quyền vừa có nghĩa vụ tương ứng nhau và mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia sẽ được nhận từ bên kia một lợi ích tương ứng. (hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê,…).

17. Hợp đồng phụ chính là phụ lục hợp đồng. 

Nhận định sai. Vì: Theo Khoản 4, Điều 402 (BLDS 2015): Các loại hợp đồng chủ yếu và Điều 403 (BLDS 2015): Phụ lục hợp đồng. Theo đó, ta thấy hợp đồng phụ không phải là phụ lục hợp đồng. Hợp đồng phụ có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay tiền có bảo lãnh,…), bản thân nó là một hợp đồng; còn phụ lục hợp đồng là điều khoản kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, nó không phải là một hợp đồng chính thức mà chỉ có hiệu lực như 1 hợp đồng mà thôi.  

18. Hợp đồng tặng cho chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản. 

 Nhận định sai. Vì: hợp đồng tặng cho không chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản mà còn chuyển giao quyền định đoạt tài sản theo Điều 457 (BLDS 2015): Hợp đồng tặng cho tài sản

19. Công việc là đối tượng hợp đồng dịch vụ phải do các bên thỏa thuận. 

 Nhận định sai. Vì: Công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ không chỉ do các bên thỏa thuận mà còn phải là công việc thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội theo Điều 513 (BLDS 2015): Hợp đồng dịch vụ và Điều 514 (BLDS 2015): Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

20. Tài sản tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản.

Nhận định đúng. Vì: Theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản. Theo đó, cả động sản và bất động sản đều có thể là tài sản tặng cho.

Khám phá ngay khóa học tìm hiểu Luật Dân sự 2 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA! Nắm vững kiến thức chuyên sâu về Luật Dân sự với sự hướng dẫn từ các giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ tự tin giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Đăng ký ngay để mở rộng hiểu biết, nâng cao kỹ năng và đạt kết quả cao trong học tập. Hãy bắt đầu hành trình học tập hiệu quả ngay hôm nay!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thế nào là hợp đồng dân sự vô hiệu?

Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có giá trị pháp lý ngay từ khi giao kết, không phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia hợp đồng. Các nguyên nhân dẫn đến hợp đồng dân sự vô hiệu bao gồm: vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, do người không có năng lực hành vi dân sự xác lập, do lừa dối, nhầm lẫn, cưỡng ép, và vi phạm về hình thức.

Khi nào thì một người mất năng lực hành vi dân sự?

Một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi không thể nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình do bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức. Người này phải được tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Các câu hỏi trên giúp bạn nắm bắt kiến thức cơ bản và quan trọng trong Luật Dân sự 2, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi và thực hành pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết