fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật

Trong quá trình học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, việc làm quen và rèn luyện thông qua các câu hỏi nhận định đúng sai đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố kiến thức và phát triển tư duy phản biện của sinh viên. Bộ Câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật không chỉ giúp người học kiểm tra mức độ hiểu biết của mình về các khái niệm, nguyên lý cơ bản của nhà nước và pháp luật mà còn nâng cao khả năng phân tích và đánh giá các tình huống pháp lý thực tiễn. Những câu hỏi này thường tập trung vào các vấn đề then chốt như bản chất của nhà nước, chức năng của pháp luật, vai trò của các quy phạm pháp luật, và những nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi pháp luật. Với đáp án chi tiết kèm theo, tài liệu này sẽ là công cụ đắc lực giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và các bài kiểm tra quan trọng trong môn học.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật.

=> Nhận định này Sai.

Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử đựoc coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.

2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.

=>  Nhận định này Đúng.

Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.

3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.

=> Nhận định này Sai.

Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.

4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

=> Nhận định này Sai.

Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật
Câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật

5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.

=> Nhận định này Đúng.

Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp

6. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên ch ế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.

=> Nhận định này Sai.

Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.

7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.

=> Nhận định này Đúng.

Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy: Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng.

8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.

=> Nhận định này Sai.
Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.

9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.

=> Nhận định này Sai. 

Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.

10. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.

=> Nhận định này Sai. 
Kiểu Nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

11. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

=> Nhận định này Sai.

Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

12. Chức năng hành pháp của Nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.

=> Nhận định này Sai.

Chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :

  • Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ quan lập pháp ban hành
  • Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước.

13. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.

=> Nhận định này Sai.

Chức năng tư pháp là chức năng của Nhà nước có trách nhiệm duy trì , bảo vệ công lý và trật tự pháp luật.

14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

=> Nhận định này Đúng.

Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà nước, giai cấp th ống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.

15. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội.

=> Nhận định này Sai.

Chức năng xã hội của Nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.

16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.

=> Nhận định này Sai.

Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.

17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.

=> Nhận định này Đúng.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước.

18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.

=> Nhận định này Sai.

Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :

  • Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính
    để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy Nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
  • Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
  • Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”).
  • Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
  • Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
  • Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
  • Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.

19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực Nhà nước và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.

=> Nhận định này Sai.

Quyền lực Nhà nước được hiểu là sự ph ản ánh cách th ức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoài hình thức Nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.

20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ hay không.

=> Nhận định này Sai.

Nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của Nhà nước, mà còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của Nhà nước đó.

21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lực của Nhà nước.

=> Nhận định này Đúng.

Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.

22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhà nước.

=> Nhận định này Sai.

Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của Nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà nước đó.

23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất.

=> Nhận định này Đúng. 

Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực Nhà nước.

=> Nhận định này Đúng.

Hoạt động của cơ quan Nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bởi Nhà nước.

25. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

=> Nhận định này Đúng.

Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW đến địa phương được tổ ch ức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.

26. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.

=> Nhận định này Sai.

Cơ quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.

27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Nhận định này Sai.

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.

28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

=> Nhận định này Đúng.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Nhận định này Đúng.

Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.

=> Nhận định này Sai. 

Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

Mời bạn xem thêm:

Đăng ký ngay khóa học tìm hiểu môn học Lý luận nhà nước và pháp luật online của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA để nắm vững kiến thức, tự tin vượt qua các kỳ thi! Hãy bắt đầu hành trình chinh phục môn học ngay hôm nay và mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp pháp lý của bạn.

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Câu hỏi thường gặp:

Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội?

Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội.

Thủ tướng chính phủ có phải do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm?

Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.

Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng xét xử?

Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết