fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online

Khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online của Học viện đào tạo pháp chế ICA là cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn nắm vững kiến thức về pháp luật trong khu vực ASEAN. Khóa học được thiết kế dành cho sinh viên luật, cử nhân luật và những cá nhân đam mê tìm hiểu về pháp luật quốc tế, đặc biệt là các quy định và thỏa thuận trong khối ASEAN. Với nội dung được biên soạn ngắn gọn, súc tích, khóa học không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà còn giúp học viên tự tin áp dụng vào thực tiễn.

Tìm hiểu khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online

Đối tượng tham gia khóa học

Đối tượng tham gia khóa học Tìm hiểu môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN online của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA là sinh viên luật, cử nhân luật, và các cá nhân có mong muốn học luật, muốn tìm hiểu và có đam mê trau dồi kiến thức pháp luật.

Mục tiêu đào tạo khoá học

Mục tiêu đào tạo của khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online tại Học viện đào tạo pháp chế ICA được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cho người học một cách ngắn gọn, xúc tích, đồng thời bồi dưỡng và tăng cường hiểu biết để đạt kết quả cao trong học tập.

  • Nêu và phân tích được quá trình hình thành; mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và hệ thống thiết chế pháp lí của ASEAN nói chung và Cộng đồng ASEAN nói riêng.
  • Nhận diện được mô hình liên kết của Cộng đồng ASEAN, trên cơ sở đó có thể so sánh được với mô hình liên kết của các tổ chức quốc tế khu vực khác, chẳng hạn như với Liên minh châu Âu.
  • Trình bày và phân tích được khái niệm, tính chất và nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN.
  • Bình luận được mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN và vận dụng được các vấn đề pháp lí cụ thể về tự do hoá thương mại hàng hoá, đầu tư, dịch vụ và lao động lành nghề trong ASEAN.
  • Nhận diện được mô hình liên kết của Cộng đồng chính trị-an ninh, đồng thời nêu và phân tích được các kiến thức pháp lí cụ thể về Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hợp tác quốc phòng, tương trợ tư pháp hình sự và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN.
  • Nhận diện và đánh giá được mô hình liên kết và vai trò của Cộng đồng văn hoá-xã hội, cũng như các hợp tác chuyên ngành của cộng đồng này.
  • Nêu được cơ chế hợp tác ngoại khối của ASEAN, phân tích được các vấn đề pháp lí cụ thể về ASEAN+1, ASEAN+3 và cấp cao Đông Á.
  • Trình bày và vận dụng được các vấn đề pháp lí của Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, trên cơ sở đó so sánh được với các cơ chế giải quyết tranh chấp tương tự (như cơ chế của WTO).
  • Đánh giá được thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam; vai trò của ASEAN trong phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo chủ quyền quốc gia, chủ trương và định hướng hội nhập ASEAN của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nội dung khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online

Pháp luật Cộng đồng ASEAN là môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản và các kiến thức pháp lí chuyên ngành về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và pháp luật Cộng đồng ASEAN. Môn học gồm 6 nhóm vấn đề chính:

1) Tổng quan về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và Pháp luật Cộng đồng ASEAN;

2) Khu vực thương mại tự do ASEAN;

3) Tự do hoá thương mại dịch vụ ASEAN;

4) Khu vực đầu tư ASEAN;

5) Pháp luật Cộng đồng ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia;

6) Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Thông qua những vấn đề này, môn học không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức lí luận cơ bản về pháp luật Cộng đồng ASEAN mà còn trang bị cho người học những kiến thức pháp lí cụ thể và quan trọng về: hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; Khu vực thương mại tự do ASEAN, Khu vực đầu tư ASEAN, tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do di chuyển lao động lành nghề, hợp tác ngoại khối; cơ chế giải quyết tranh chấp; thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam, vai trò của ASEAN trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia và chủ trương, định hướng hội nhập ASEAN của Việt Nam.

Khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online
Khoá học tìm hiểu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online

Vấn đề 1. Tổng quan về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và Pháp luật Cộng đồng ASEAN

1. Tổng quan về ASEAN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động

1.3. Cơ cấu tổ chức

1.4. Nội dung hợp tác

1.4.1. Hợp tác nội khối

1.4.1. Hợp tác ngoại khối

2. Cấu trúc nội dung của Cộng đồng ASEAN

2.1. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

2.2. Cộng đồng chính trị- an ninh ASEAN (APSC)

2.3. Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC)

3. Khái niệm, nguồn của Pháp luật Cộng đồng ASEAN

3.1. Khái niệm Pháp luật Cộng đồng ASEAN

3.2. Nguồn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Vấn đề 2. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

1. Khái quát về khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

1.1. Định nghĩa

1.2. Cơ sở pháp lý

2. Tự do hoá thương mại hàng hoá

2.1. Tự do hoá thuế quan

2.2. Các biện pháp phi thuế quan

3. Thuận lợi hoá thương mại hàng hoá

3.1. Hải quan

3.2. Tiêu chuẩn quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp

3.3. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

4. Quy tắc xuất xứ hàng hoá

4.1. Khái niệm

4.2. Các tiêu chí xuất xứ hàng hoá ASEAN

4.3. Thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN

Vấn đề 3. Tự do hoá thương mại dịch vụ ASEAN

1. Khái quát về dịch vụ, thương mại dịch vụ

1.1. Định nghĩa

1.2. Các phương thức cung ứng dịch vụ quốc tế

1.3. Cơ sở pháp lý

2. Xoá bỏ rào cản thương mại dịch vụ ASEAN

2.1. Các loại rào cản thương mại dịch vụ

2.2. Cách thức xoá bỏ rào cản thương mại dịch vụ

3. Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ ASEAN

3.1. Cơ sở pháp lý

3.2. Vai trò của công nhận lẫn nhau

3.3. Mức độ công nhận lẫn nhau

Vấn đề 4. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

1. Khái quát về khu vực đầu tư ASEAN

1.1. Định nghĩa

1.2. Cơ sở pháp lý

1.3. Thiết chế điều phối

2. Các nội dung pháp lý của Khu vực đầu tư ASEAN

2.1. Tự do hoá đầu tư

2.1.1. Mở cửa đầu tư

2.1.2. Giảm dần/xoá bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư

2.1.3. Các trường hợp ngoại lệ, bảo lưu

2.2. Bảo hộ đầu tư

2.2.1. Các nguyên tắc chung

2.2.2. Các biện pháp bảo hộ

2.3. Xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư

2.3.1. Xúc tiến đầu tư

2.3.2. Tạo thuận lợi đầu tư

Vấn đề 5. Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và tương trợ tư pháp hình sự ASEAN

1. Khái quát tội phạm xuyên quốc gia

1.1. Định nghĩa

1.2. Phân biệt tội phạm xuyên quốc gia và các tội phạm khác

1.3. Một số loại tội phạm xuyên quốc gia điển hình

2. Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong ASEAN

2.1. Cơ sở thực tiễn

2.2. Cơ sở pháp lý

2.3. Nội dung hợp tác

3. Phòng chống một số loại tội phạm xuyên quốc gia điển hình

3.1. Phòng chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

3.2. Phòng, chống tội phạm khủng bố

4. Tương trợ tư pháp hình sự ASEAN

4.1. Định nghĩa

4.2. Cơ sở pháp lý

4.3. Phạm vi tương trợ

4.4. Thủ tục tương trợ

Vấn đề 6. Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN

1. Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

1.1. Định nghĩa

1.2. Cơ sở pháp lý

1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

1.4. Phương thức giải quyết tranh chấp

1.5. Phân loại

2. Giải quyết tranh chấp theo qui định của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) 1976

2.1. Phạm vi giải quyết tranh chấp

2.2. Phương thức giải quyết tranh chấp

2.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp

2.4. Trình tự giải quyết tranh chấp

3. Giải quyết tranh chấp theo qui định của Nghị định thư 2010

3.1. Phạm vi giải quyết tranh chấp

3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp

3.2. Cơ quan giải quyết tranh chấp

3.3. Trình tự giải quyết tranh chấp

3.4. Thi hành phán quyết

4. Giải quyết tranh chấp theo theo quy định của Nghị định thư Viêng – chăn 2004

4.1. Phạm vi giải quyết tranh chấp

4.2. Phương thức giải quyết tranh chấp

4.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp

4.4. Trình tự giải quyết tranh chấp 4.5. Thi hành phán quyết

Đội ngũ giảng viên đào tạo

Đội ngũ giảng viên đào tạo Khóa học Tìm hiểu môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA bao gồm các giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, từng giảng dạy môn học này tại các trường đại học uy tín. Sự chuyên môn và kiến thức sâu rộng của họ đảm bảo mang lại chất lượng đào tạo tốt nhất cho học viên.

Hình thức học

Học viên sẽ học qua video hướng dẫn của đội ngũ giảng viên có chuyên môn đào tạo môn học tại các trường đại học uy tín.

Tài liệu môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN online sẽ bao gồm:

  • 20 video bài giảng đúc kết, cô đọng các vấn đề của môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN
  • 100 bộ slide, tài liệu trong bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN
  • Bài test sau mỗi bài giảng (bộ đề 100 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án) để nắm bắt vấn đề

Quy trình đánh giá Học viên

Quy trình Đánh giá Học viên khóa học tìm hiểu pháp luật Cộng đồng ASEAN online:

Bài Quiz: Trong suốt quá trình học, học viên sẽ được tham gia các bài quiz nhằm đánh giá sự hiểu biết ban đầu về các kiến thức cơ bản liên quan đến pháp luật Cộng đồng ASEAN. Các bài quiz này thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, giúp học viên tự đánh giá và củng cố kiến thức.

Bài Tập và Bài Thực Hành: Khóa học sẽ yêu cầu học viên hoàn thành các bài tập dưới dạng bộ câu hỏi chuyên sâu về pháp luật Cộng đồng ASEAN. Đồng thời, các bài thực hành sẽ giúp học viên áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tiễn, rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Bài Kiểm Tra: Sau khi hoàn thành các bài quiz và bài tập, học viên sẽ tham gia bài kiểm tra cuối khóa. Bài kiểm tra này là cơ hội để đánh giá toàn diện kiến thức mà học viên đã tích lũy trong suốt khóa học.

Điều Kiện Tốt Nghiệp: Để đạt yêu cầu tốt nghiệp khóa học, học viên cần hoàn thành ít nhất 80% các bài kiểm tra. Điều này đảm bảo rằng học viên không chỉ tham gia đầy đủ các hoạt động học tập mà còn nắm vững các kiến thức cốt lõi của môn học.

    Link đăng ký khóa học: https://study.phapche.edu.vn?ref=ica

    Mời bạn xem thêm:

    Bạn đang tìm kiếm một khóa học pháp chế chuyên sâu? Hãy đến với Học viện đào tạo pháp chế ICA! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn chương trình đào tạo chất lượng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Liên hệ ngay: 0564.646.646.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .
    Sơ đồ bài viết