Sơ đồ bài viết
Bạn đang tìm hiểu về môn học Tâm lý học đại cương? Đây là môn học nền tảng, cung cấp kiến thức cơ bản về cách con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Tâm lý học đại cương không chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành mà còn hữu ích với mọi đối tượng muốn hiểu sâu hơn về hành vi và tư duy. Hãy khám phá vai trò, nội dung, và lợi ích mà môn học này mang lại để áp dụng hiệu quả trong cuộc sống và công việc trong bài viết “Giới thiệu nội dung môn học Tâm lý học đại cương” sau đây nhé!
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tâm lý học đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tam-ly-hoc-dai-cuong?ref=lnpc
Giới thiệu nội dung môn học Tâm lý học đại cương
Chương I: Tâm lý học là một ngành khoa học
- Trình bày sơ lược lịch sử tâm lý học.
- Bản chất hiện tượng tâm lý con người? Nêu cách phân loại hiện tượng tâm lý.
- Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học.
- Trình bày các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học.
Chương II: Ý thức và vô thức
- Ý thức là gì? Đặc điểm của các hiện tượng được ý thức?
- Ý thức nói chung và ý thức pháp luật nói riêng được hình thành như thế nào?
- Nêu mối quan hệ giữa ý thức và vô thức.
- Vai trò có vô thức trong đời sống? Làm sao phát huy được các tiềm năng vô thức của con người?
Chương III: Chú ý
- Nêu định nghĩa chú ý và các loại chú ý.
- So sánh chú ý không chủ định với chú ý có chủ định và rút ra kết luận cần thiết về mối liên hệ của chúng.
- So sánh chú ý có chủ định với chú ý sau chủ định và rút ra kết luận cần thiết về mối liên hệ của chúng.
- Nêu và phân tích những thuộc tính cơ bản của chú ý.
Chương IV: Hoạt động
- Phân biệt các khái niệm: hoạt động, hành động, hành vi.
- Nêu các yếu tố cấu thành tố chất của hành động. Từ đó giải thích, hành động là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của hoạt động.
- Nêu các yếu tố cấu thành cấu trúc của hoạt động. Khi nào thì hành động và hoạt động có thể chuyển hóa lẫn nhau?
- Hành vi là gì? Các loại sai lệch hành vi và các cách khắc phục.
Chương V: Hoạt động nhận thức
- Cảm giác là gì? Các loại cảm giác và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt động của con người.
- Trình bày các quy luật của cảm giác và ứng dụng chúng trong đời sống của con người.
- Tri giác là gì? Các loại tri giác và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt động của con người.
- Trình bày các quy luật của tri giác và ứng dụng chúng trong đời sống của con người.
- So sánh cảm giác với tri giác
- Tư duy là gì? Phân tích các đặc điểm của tư duy, trên cơ sở đó nêu những yêu cầu cơ bản trong hoạt động học tập nhằm phát triển khả năng tư duy của người học.
- Trình bày các thao tác tư duy và ứng dụng chúng trong hoạt động của con người.
- Tưởng tượng là gì? Phân tích những đặc điểm cơ bản của tư tưởng, trên cơ sở đó nêu những yêu cầu cơ bản của hoạt động học tập nhằm phát triển khả năng tưởng tượng của người học.
- Trình bày các cách sáng tạo của tưởng tượng, ứng dụng của chúng trong đời sống và hoạt động của con người.
- So sánh tư duy với tưởng tượng. Nêu mối quan hệ của tư duy với tưởng tượng, ý nghĩa của nó trong cuộc sống và trong hoạt động của người học.
- Trí nhớ là gì? Các loại trí nhớ và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt động của con người.
- Nếu các quá trình cơ bản của trí nhớ và ứng dụng của nó trong cuộc sống và học tập.
- Nêu các cách thức để có trí nhớ tốt.
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức cảm tính với hoạt động nhận thức lý tính, ý nghĩa của nó trong cuộc sống và hoạt động học tập.
Chương VI: Xúc cảm và tình cảm
- So sánh xúc phạm với tình cảm.
- So sánh sự tình cảm và hoạt động nhận thức.
- Phân tích vai trò của tình cảm trong đời sống và hoạt động của con người
- Trình bày các quy luật của tình cảm vận dụng chúng trong đời sống và hoạt động của con người.
- Trí tuệ cảm xúc là gì? Phân tích cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, ứng dụng chúng trong đời sống và hoạt động của con người.
Chương VII: Ý chí
- Ý chí là gì? Nêu các phẩm chất cơ bản của ý chí.
- Tại sao nói ý chí là mặt năng động của ý thức?
- Hành động ý chí là gì? Cấu trúc của hành động ý chí?
Chương VIII: Nhân cách
- Nhìn cách là gì? Nêu các đặc điểm cơ bản của nhân cách.
- Trình bày các quan điểm về cấu trúc nhân cách.
- Xu hướng là gì? Phân tích các mặt biểu hiện của xu hướng.
- Tính cách là gì? Nêu các thành phần cấu trúc của tính cách.
- Khí chất là gì? Nêu các kiểu khí chất và cơ sở sinh lý của chúng.
- Hãy phân tích đặc điểm hành vi của từng kiểu khí chất. Tìm ra nhược điểm của từng kiểu khí chất và cách khắc phục chúng.
- Hãy phân tích mối quan hệ của khí chất với tính cách và năng lực.
- Phân tích các yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Mời bạn xem thêm: