Sơ đồ bài viết
Chứng chỉ tiền gửi lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1961 tại nước Mỹ. Sau này, nó được lưu hành rộng rãi hơn ở Anh và toàn thế giới. Vào thời điểm đó, chứng chỉ tiền gửi được coi là một loại trái phiếu. Người sở hữu chúng có quyền tặng hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác. Bên cạnh việc đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi cũng là một trong những cách đầu tư sinh lời đang được nhiều người lựa chọn. Hãy theo dõi nội dung bài viết “Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không?” dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nhận được giải đáp về nội dung này.
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định khái niệm về chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu là những loại giấy tờ có giá theo quy định. Hiện nay, có 03 loại chứng chỉ tiền gửi chính và phổ biến nhất, bao gồm:
– Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.
– Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.
– Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.
Chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm không?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Do đó, khi tổ chức tín dụng là ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi vẫn được đền bù tiền bảo hiểm theo quy định.
Tiền gửi không được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản?
Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Theo đó, các loại tiền gửi sau sẽ không được bảo hiểm đền bù khi ngân hàng phá sản:
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Phí bảo hiểm tiền gửi
1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế thai sản năm 2024
- Năm 2024 quy định bảo hiểm ô tô hai chiều là gì?
- Thủ tục bán sổ bảo hiểm xã hội
Câu hỏi thường gặp:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Do đó, khi tổ chức tín dụng là ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi vẫn được đền bù tiền bảo hiểm theo quy định.
Các loại tiền gửi sau sẽ không được bảo hiểm đền bù khi ngân hàng phá sản:
Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.