Sơ đồ bài viết
Trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển nền kinh tế. Những tổ chức này không chỉ là nơi lưu trữ và quản lý tiền mặt mà còn chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ các chính sách tài chính của chính phủ, từ việc huy động vốn đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng. Cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam hiện nay.
Ngân hàng nhà nước là gì?
Ngân hàng nhà nước là các tổ chức tài chính có vốn sở hữu hoặc kiểm soát bởi chính phủ, thường thực hiện các chức năng như huy động vốn, cung cấp dịch vụ tài chính và cho vay. Những ngân hàng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và tin cậy trong hệ thống tài chính, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế bằng cách cung cấp dịch vụ và nguồn vốn cho cá nhân và doanh nghiệp.
Những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam
Các ngân hàng nhà nước tồn tại dưới các mô hình khác nhau và đều thuộc sở hữu của nhà nước. Hiện nay, chúng được phân loại thành 03 nhóm cơ bản:
- Ngân hàng thương mại Quốc doanh: Đây là các ngân hàng mà toàn bộ nguồn vốn đến từ ngân sách nhà nước. Nhóm này gồm 4 ngân hàng: Agribank, GP Bank, CB Bank, Oceanbank.
- Ngân hàng chính sách: Đây là các tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ. Trong nhóm này có 2 ngân hàng: VBSP và VDB.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước: Đây là các ngân hàng được thành lập dựa trên việc góp vốn từ nhiều bên, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 50% tổng số cổ phần. Nhóm này bao gồm 3 ngân hàng: Vietcombank, VietinBank, và BIDV.
Vietcombank
Tên đầy đủ của ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Địa chỉ trụ sở: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tỉ lệ vốn điều lệ của Nhà nước: chiếm 74,8% vốn điều lệ
Vietcombank được đánh giá là một trong những cái tên hàng đầu trong các ngân hàng nhà nước hiện nay, chuyên về dịch vụ ngân hàng ngoại thương, cũng như dịch vụ tài chính đa ngành. Vietcombank chiếm thị phần lớn trong thị trường chứng khoán.
VietinBank
Tên đầy đủ của ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Địa chỉ trụ sở: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tỉ lệ vốn điều lệ của Nhà nước: chiếm 64,46% vốn điều lệ
VietinBank là một trong những ngân hàng tiên phong trong sự phát triển của đất nước với mục tiêu đem lại những giá trị tối ưu và các sản phẩm dịch vụ đạt chuẩn quốc tế cho khách hàng.
BIDV
Tên đầy đủ của ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Địa chỉ trụ sở: Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tỉ lệ vốn điều lệ của Nhà nước: chiếm 80,99% vốn điều lệ
BIDV hiện nay đang hoạt động trong 4 mảng chính, là: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đầu tư tài chính. BIDV được xem là ngân hàng thương mại nhà nước được nhiều người sử dụng nhất và đã có mặt ở khắp các tỉnh thành với mạng lưới rộng lớn.
Các ngân hàng nhà nước được phép hoạt động thì cần các điều kiện nào?
Các ngân hàng nhà nước được phép hoạt động khi thỏa mãn một loạt điều kiện quan trọng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Điều này bao gồm có đủ vốn điều lệ, vốn tối thiểu theo quy định pháp luật. Ngoài ra, chủ sở hữu, cổ đông sáng lập, người quản lý, người điều hành, và thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định. Điều lệ của ngân hàng cần phải phù hợp với quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời, ngân hàng cần có đề án và phương án kinh doanh khả thi, không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Để trở thành một ngân hàng nhà nước, ngân hàng đó cần có vốn sở hữu thuộc Nhà nước, có thể là một phần hoặc toàn phần.
Mời bạn xem thêm:
- Tìm hiểu về ngành luật tài chính ngân hàng
- Tìm hiểu về thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Quy định về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước
Câu hỏi thường gặp:
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn và chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam do Ngân hàng nhà nước công bố và làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng khác ẩn định lãi suất kinh doanh.
[1] Vietinbank – NH TMCP Công thương Việt Nam
[2] BIDV – NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
[3] Vietcombank – NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
[4] Agribank – NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam