Sơ đồ bài viết
Tại Việt Nam, khi một cuộc hôn nhân kết thúc bằng việc ly hôn, vấn đề chia tài sản chung trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bên liên quan. “Thời hạn chia tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam” là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để các bên hoàn tất việc phân chia tài sản sau khi tòa án đã ra quyết định ly hôn. Theo Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và Gia đình, thời hạn này thường được quy định cụ thể để đảm bảo việc phân chia tài sản được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và hợp lý. Hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến thời hạn chia tài sản không chỉ giúp các bên chủ động trong quá trình ly hôn mà còn ngăn ngừa những tranh chấp pháp lý có thể phát sinh sau này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi người.
Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn?
Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể các nguyên tắc phân chia như sau:
- Nguyên tắc chia đôi (Khoản 2, điều 59, luật hôn nhân gia đình) nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa (1/2) giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, người thẩm phán sẽ xét đến các yếu tố khác như: Hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên … nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50:50 % giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 40:60 hoặc 45:55 % giá trị tài sản tạo lập được. Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi đã thấy có thể chia tỷ lệ: 70/30 hoặc 80/20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật.
+ Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.
+ Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).
Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng ?
Theo quy định tại điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:
+ Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.
Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Anh A có một mảnh đất được cấp ngày 10/10/2021, Chị B có một chiếc ô tô đăng ký tên mình cấp ngày 09/09/2021. Vậy, ngôi nhà là tài sản riêng của Anh A, chiếc xe ô tô là tài sản riêng của chị B.
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.
Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Vào ngày 01/05/2022, Bố của Chị B là ông C xác lập hợp đồng rặng cho riêng tài sản cho chị B một mảnh đất. Vậy, mảnh đất này của chị B là tài sản riêng của chị B mặc dù tài sản đó có sau hôn nhân.
=> Xin lưu ý: Do quan hệ hôn nhân thường dựa trên yếu tố tình cảm (tình nghĩa gia đình nói chung), nên ở Việt nam rất ít khi minh bạch, rõ ràng vấn đề thừa kế riêng, tặng cho riêng tài sản mà thường ‘mập mờ” trong việc xác lập các văn bản thừa kế, tặng cho. Do vậy, Luật Minh Khuê xin lưu ý rằng cần đưa thêm chữ “RIÊNG” vào các văn bản tặng cho, thừa kế để tránh các tranh chấp phát sinh về sau trong quá trình giải nghĩa các hợp đồng tặng cho, thừa kế này.
Cách lập hợp đồng rặng cho riêng (áp dụng tương tự với di chúc tặng cho riêng).
Tôi là: Trần văn C, tặng cho riêng con gái tôi là Trần Thị C, căn nhà tại … theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số … lập ngày …
Đôi khi chỉ thêm một chữ “riêng” đã đủ căn cứ xác định đây là tài sản riêng của Trần Thị C.
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
+ Hoa lợi, lợi tích hình thành từ tài sản riêng của ai là tài sản riêng người đó.
Ví dụ: Chị B có 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm gửi ngân hàng (Là tài sản riêng) trước khi kết hôn với Anh A. Vậy, tiền lãi ngân hàng cũng được xem là tài sản riêng của chị B.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:
+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tóm lại, với quy định này thì về nguyên tắc các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày kết hôn đến ngày ly hôn hoặc khi một trong hai bên chết) đều coi là tài sản chung nếu không thể chứng minh đó là tài sản riêng. Và dựa theo các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn tại mục 1 để giải quyết nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận phân chia với nhau.
Thời hạn chia tài sản sau ly hôn
Về thời hiệu khởi kiện phân chia tài sản chung
Pháp luật không có hạn chế về thời hiệu chia tài sản chung.
Chúng tôi xin lưu ý với bạn rằng: chưa giải quyết về tài sản chung khác với việc đã tuyên bố không có tài sản chung. Nếu trong bản án, quyết định về ly hôn của vợ chồng bạn đã có phần quyết định là vợ chồng bạn không có tài sản chung thì Tòa án không thể thụ lý, giải quyết chia tài sản chung nếu phần quyết định không có tài sản chung chưa bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, nếu như trong quyết định ly hôn của vợ chồng bạn có phần quy định là vợ chồng anh chị có tài sản chung là một ngôi nhà và một xe ô tô thì do ai đứng tên bạn vẫn có quyền được yêu cầu chia tài sản chung đó bất kỳ lúc nào.
Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung
Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn được viết tương tự thheo Mẫu số 23 ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP cụ thể như sau.
Về hôn nhân, con chung, nợ chung
Đây là ĐƠN KHỞI KIỆN CHIA TÀI SẢN sau ly hôn nên các vấn đề này không yêu cầu Tòa án giải quyết và cần ghi rõ:
- Trường hợp đã được ly hôn bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án thì về mặt quan hệ vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Trường hợp con chung, nợ chung do trường hợp chia tài sản chung sau ly hôn không có quan hệ tranh chấp về nuôi con chung và nợ chung.
- Về yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn
Đây là nội dung quan trọng của việc khởi kiện chia tài sản chung sau khi ly hôn. Nên khi viết đơn cần cung cấp toàn bộ thông tin về nguồn gốc tài sản, thời điểm xác lập tài sản, và nội dung yêu cầu giải quyết.
Thủ tục khởi kiện chia tài sản sau khi ly hôn
Hồ sơ chuẩn bị
Khi thực hiện việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- ĐƠN KHỞI KIỆN yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn;
- Các tài liệu chứng cứ kèm theo:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác;
- Sổ hộ khẩu;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đã ly hôn;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng;
- Thẩm quyền giải quyết của tòa án
- Thẩm quyền của Tòa án giải quyết khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau ly hôn được Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (Điều 35 BLTTDS 2015).
Trường hợp nếu tài sản có bất động sản thì việc chia tài sản sau khi ly hôn không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp.
Thủ tục giải quyết chia tài sản sau ly hôn
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án;
Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án
Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Thời gian giải quyết
Giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vụ án phức tạp thì có thể kéo dài hơn);
Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoản từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục ly hôn nhanh nhất năm 2024
- Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm những gì?
- Nộp đơn ly hôn thuận tình bao lâu thì được giải quyết?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không có hạn chế về thời hiệu chia tài sản chung.
Chúng tôi xin lưu ý với bạn rằng: chưa giải quyết về tài sản chung khác với việc đã tuyên bố không có tài sản chung. Nếu trong bản án, quyết định về ly hôn của vợ chồng bạn đã có phần quyết định là vợ chồng bạn không có tài sản chung thì Tòa án không thể thụ lý, giải quyết chia tài sản chung nếu phần quyết định không có tài sản chung chưa bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, nếu như trong quyết định ly hôn của vợ chồng bạn có phần quy định là vợ chồng anh chị có tài sản chung là một ngôi nhà và một xe ô tô thì do ai đứng tên bạn vẫn có quyền được yêu cầu chia tài sản chung đó bất kỳ lúc nào.
Hồ sơ chuẩn bị
Khi thực hiện việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
ĐƠN KHỞI KIỆN yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn;
Các tài liệu chứng cứ kèm theo:
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác;
Sổ hộ khẩu;
Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đã ly hôn;
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng;
Thẩm quyền giải quyết của tòa án
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau ly hôn được Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (Điều 35 BLTTDS 2015).
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án;
Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án
Xét xử phúc thẩm (nếu có)