Sơ đồ bài viết
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH là một văn bản quan trọng trong quá trình chuyển nhượng cổ phần giữa các bên tham gia. Trong hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH, các điều khoản liên quan đến việc chuyển nhượng, giá trị vốn góp, và quyền lợi của các bên sẽ được thể hiện rõ ràng. Việc lập hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH cần tuân thủ đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
Theo quy định pháp luật hiện hành có những loại hình công ty nào?
Trên thực tế chỉ có một số ít các loại hình công ty, nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa chúng. Mỗi loại hình sẽ có những đặc thù riêng không hoàn toàn giống nhau. Vậy hiện nay có những loại hình công ty nào thì theo khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Như vậy, hiện nay có 3 loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì gồm có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH như nào?
Mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH của Luật sư X dưới đây:
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH:
Với hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên một hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cũng nên đảm bảo có đủ các phần sau:
Phần 1: Thông tin của các bên ký kết hợp đồng.
+ Bên A: bên chuyển nhượng vốn góp.
+ Bên B: bên nhận chuyển nhượng vốn góp.
Phần 2: Nội dung hợp đồng (tùy các bên thỏa thuận nhưng cần đảm bảo các nội dung).
+ Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng.
+ Giá chuyển nhượng.
+ Phương thức và thời hạn thanh toán.
+ Quyền, nghĩa vụ và cam kết đảm bảo của bên chuyển nhượng vốn góp.
+ Quyền, nghĩa vụ và cam kết đảm bảo của bên nhận chuyển nhượng vốn góp.
+ Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi không thực hiện được nghĩa vụ đảm bảo.
+ Các thỏa thuận khác của các bên nếu có: Điều khoản về việc thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng; điều khoản về thông báo… .
+ Điều khoản chung: hình thức giải quyết tranh chấp; hợp đồng có thời hạn từ ngày; số bản hợp đồng… .
Phần 3: Các bên ký và ghi rõ họ tên, xác nhận của công chứng viên (nếu có). Đối với hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp lưu ý cần phải có cả xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.
Tải xuống hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH
Cần lưu ý những gì khi góp vốn thành lập công ty TNHH?
Thứ nhất, về tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
(Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020)
Theo đó thì cá nhân, tổ chức chỉ được dùng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, … để góp vốn thành lập công ty khi các tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc có quyền sử dụng hợp pháp.
Thứ hai, về thời hạn góp vốn
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
(khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020)
Theo đó, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Góp vốn thành lập công ty
2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
(khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020)
Như vậy, chủ sở hữu công ty trách nhiệp hữu hạn một thành viên phải góp vốn thành lập công ty đủ và đúng tài sản như đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty cổ phần
Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
(khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
Theo đó thì các cổ đồng của công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong vòng 90 ngày kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty hợp danh
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
(khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020)
Theo đó thì thanh viên hợp danh và thanh viên góp vốn phải góp vốn thành lập công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết.
Theo quy định này thì không có giới hạn về thời gian góp vốn thành lập công ty hợp danh. Việc góp vốn thành lập công ty hợp danh sẽ thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận của các thanh viên sao cho thời gian góp vốn được hợp lý để công ty có thể đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2024
- Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 2024
- Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ năm 2024
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
…
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
…
Theo đó, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên góp vốn thành lập công ty thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
…
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Theo đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1913/QĐ-TLĐ năm 2016 thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên công đoàn có những trách nhiệm, nghĩa vụ như sau:
* Nghĩa vụ
– Cấp đủ vốn điều lệ cho công ty TNHH một thành viên công đoàn trực thuộc.
– Thực hiện các quy định tại Điều lệ công ty có liên quan đến trách nhiệm chủ sở hữu.
– Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo quyền hạn và nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền của công ty.
* Trách nhiệm
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên công đoàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên công đoàn trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Chịu trách nhiệm về các quyết định thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.